Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Về vị trí địa lí:
Cần nêu được: - ý nghĩa vị trí về thiên nhiên: đất, nước, khí hậu, khoáng sản, sinh vật.
- Ý nghĩa về kinh tế xã hội: về dân cư, thành phần dân tộc, về sự ảnh hưởng của kinh tế khu vực, vị trí trung chuyển, giao thông....
- Ý nghĩa về địa chính trị: vị trí chiến lược đối với khu vực và trên thế giới.
2. Đặc điểm địa hình:
- Mang tính chất nhiệt đới gió mùa
- Diện tích đồi núi thấp và trung bình chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
- Địa hình có sự phân hóa đa dạng: đồi núi, trung du, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
3. Đặc điểm khí hậu:
- Nhiệt đới: nhiệt độ cao, mưa nhiều, tổng nhiệt, số giờ nắng
- Gió mùa: trong năm có 2 loại gió mùa
- Có sự phân hóa đa dạng
4. Đất nước, sinh vật đó là nhân tố bề mặt đệm có ảnh hưởng đến khí hậu
Bạn hãy dựa theo tính chất của bề mặt đệm để phân tích ảnh hưởng đến chế độ khí hậu của nước ta.
5. Vai trò của biển Đông bạn có thể xem lại trong sách GK, trong Sgk nói rất kĩ.
Chúc bạn học tốt!
Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô...
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
Thuận lợi:
Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...
- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...
1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
a. Diện tích, giới hạn
- Biển Đông là một biển lớn trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến, nằm trong vùng nhiệt đới gó mùa Đông Nam Á, Diện tích 3447000km
- Biển Đông tương đối kín, thông với TBD và ÂĐD qua các eo biển hẹp
- Vùng biển Việt là một phần của biển Đông có diện tích khoảng 1000000km2
b. Đặc điểm khí hậu của biển
- Chế độ gió
+ Hướng gió Đông Bắc ( Tháng 10 đến tháng 4),hướng gió Tây Nam hoặc hướng Nam (từ tháng 5 – tháng 9)
+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền
+ Chế độ nhiệt; Mùa hạ mát hơn , mùa đông ấm hơn đất liền
+ Nhiệt độ TB năm của nước biển ở tầng mặt là 23C
+ Chế độ mưa: Thường ít hơn trên đất liền
c. Đặc điểm hải văn:
- Hướng chảy của dòng biển mùa hạ tương ứng với hướng gió mùa mùa hạ, còn hướng chảy của dòng biển mùa đông tương ứng với hướng gió mùa mùa đông.
- Nhiều chế độ triều Độ muối TB 30- 33%o
2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường bển Việt Nam
a. Tài nguyên Biển Phong phú và đa dạng, có giá trị về nhiều mặt nhưng không phải là vô tận
- Khóang sản: Muối, dầu mỏ, khí tự nhiên… khai thác khoáng sản biển
- Hải sản: Cá , tôm, cua… khai thác hải sản.
- Mặt nước biển, giao thông vận tải
- Các bãi biển… để phát triển du lịch
b. Môi trường biển
- Môi trường biển Việt Nam khá trong lành, tuy nhiên một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm
- Nguồn lợi hải sán có chiều hướng giảm sút
Thiên tai
- Bão: Mỗi năm trung bình có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.
- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.
Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu - Mã Lai và
sông Hồng cũng có trữ lượng đáng kể; ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò.
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp.
+ Vùng ven biển nước ta cồn thuận lợi cho nghề làm muôi, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ để ra biển.
- Tài nguyên hải sản:
+ Sinh vật Biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
+ Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
Tham kha
Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là bão nhiệt đới, sạt lở bờ biển..
Kể tên 1 số thiên tai: sóng thần,bão,lũ lụt,hạn hán,động đất,lốc xoáy,sạc lở
Câu 28. Tài nguyên khoáng sản của nước ta phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Vùng núi Trung Bộ B. Vùng thềm lục địa Nam Bộ
C. Vùng núi Bắc Bộ D. Vùng núi Nam Trung Bộ
Câu 29. Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S và có chiều dài là:
A. 3000km B. 3260 km C. 3200 km D. 3620 km
Câu 30. Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta chạy theo hướng:
A. Bắc – Nam B. Tây Bắc- Đông Nam C. Vòng cung D. Tây Nam- Đông Bắc
- Các đảo và quần đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa, tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển : khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, đặc sản, tạo muối, giao thông biển và du lịch biển
Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam có vùng biển nối liền tuyến giao thông vận tải đường biển quan trọng giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đặc biệt biển Đông Việt Nam là tuyến vận tải dầu và container từ các nước khác tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, những nước đang tiêu thụ khối lượng năng lượng khổng lồ.
Việt Nam ở vị trí có tiềm năng phát triển kinh tế biển như đóng tàu, vận tải đường biển, phát triển cảng và công trình thủy, khai thác thủy hải sản, khai thác tài nguyên khoáng sản biển và dầu khí, du lịch biển và hải đảo, dịch vụ đường biển và các ngành khác liên quan (tin học ứng dụng).
Biển đảo Việt Nam có thể chia thành bốn khu vực: biển Đông Bắc (một phần vịnh Bắc bộ), nằm ở phía đông bắc Việt Nam và tiếp giáp với Trung Quốc (đảo Hải Nam), biển Bắc Trung bộ (một phần biển Đông) ở phía đông Việt Nam, biển Nam Trung bộ (một phần biển Đông) ở phía đông nam và vùng biển Tây Nam (một phần vịnh Thái Lan) nằm phía tây nam của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia và Thái Lan.
Việt Nam giáp với biển ở hai phía đông và nam. Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía đông bắc tới Kiên Giang ở phía tây nam. Tính trung bình tỷ lệ diện tích theo số km bờ biển thì cứ 100km2 có 1km bờ biển (so với trung bình của thế giới là 600km2 đất liền trên 1km bờ biển). Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp ba lần diện tích đất liền: 1 triệu km2/330.000km2).
Trong khu vực biển Việt Nam có khoảng 4.000 đảo lớn nhỏ, gần và xa bờ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm xa bờ tạo thành một phòng tuyến bảo vệ kiểm soát và làm chủ vùng biển và hải đảo. Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là khu vực giao thông nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Khu vực biển Việt Nam là một phần của biển Đông, là tuyến đường vận tải dầu hỏa quan trọng tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Biển Việt Nam có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi và có tiềm năng phát triển ngành kinh tế biển phong phú và đa dạng. Những đặc điểm chính của biển đảo Việt Nam là: có khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển và tồn tại tốt, biển có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú đa dạng và quý hiếm. Việt Nam nằm trải dài ven biển, có tới 26 tỉnh thành phố ven biển chiếm tới 42% diện tích và 45% dân số cả nước, có khoảng 15,5 triệu người sống gần bờ biển và 16 vạn người sống ở đảo. Trên bờ biển của nước ta lại có nhiều mũi đá nhô ra sát biển tạo nên các “hoành sơn thiên nhiên tráng lệ”, như đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả. Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng và độc đáo do được phát triển trên các loại đất đá khác nhau trong điều kiện khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo chiều bắc-nam. Đó là địa hình karst phát triển trên đá vôi ở vịnh Hạ Long và Bái Tử Long (vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thế giới và đang được đề nghị mở rộng khu di sản sang cả vịnh Bái Tử Long), ở Hòn Đỏ (Ninh Thuận). Địa hình “karst giả” phát triển trên cát đỏ ở khu vực Suối Tiên - Mũi Né (Bình Thuận), “karst giả” phát triển trên đá granite ở khu vực mũi Kê Gà và một số nơi khác của tỉnh khác ở Trung bộ. Các vách đá hùng vĩ ở mũi Đá Vách, mũi Đại Lãnh, đèo Hải Vân, “gành đá đĩa” phát triển trên đá bazan ở Phú Yên.
Do có bờ biển dài nên Việt Nam có nhiều bãi tắm đẹp với cát mịn và sạch rải rác từ Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) đến Bãi Nai (Hà Tiên, Kiên Giang) và nhiều bãi tắm còn rất hoang sơ trên các đảo (Ngọc Vừng, Quan Lạn ở Quảng Ninh; Hòn La ở Quảng Bình, Côn Đảo, Phú Quốc, v.v...). Đường bờ biển của nước ta rất khúc khuỷu, lại được các đảo che chắn (vịnh Hạ Long và Bái Tử Long), có nhiều vũng vịnh (Vũng Áng, vịnh Đà Nẵng, An Hòa, Dung Quất, Quy Nhơn, Xuân Đài, Vũng Rô, Vân Phong, v.v...) và nhiều cửa sông lớn đổ trực tiếp vào biển Đông .