K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2017

a) Đặc điểm của dân số nước ta

- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

+ Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (đứng thứ 14 trên thể giới).

+ Nước ta có 54 thành phần dân tộc.

+ Nước ta còn có khoảng 3,2 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài.

- Dân số còn tăng nhanh: Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng của dân số có xu hướng giảm, nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 giảm (dẫn chứng).

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 đến 59 tăng (dẫn chứng).

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng (dẫn chứng).

b) Giải thích: Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn

1 tháng 3 2016

+ Đặc điểm dân số:

- Dân số nước ta (năm 2002 là 79,7 triệu, năm 2014 khoảng 90 triệu người),

- Dân số đông và gia tăng nhanh, từ năm 1954 đến 1960 tăng 3%,

- Tỷ suất sinh tương đối thấp. Hiện nay tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1,43%, thành thị 1,12%, nông thôn: 1,52%.

+ Hậu quả tăng dân số nhanh:

- Về kinh tế: Thiếu lương thực thực phẩm, nhà ở, trường học, nghèo đói....

- Về xã hội: Khó khăn ổn định trật tự, tệ nạn xã hội phát triển, ùn tắc giao thông.

- Về môi trường: đất - nước - không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, động vật - thực vật suy giảm.

1 tháng 3 2016

  Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh. 

a) Sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội 

- ở nông thôn không phá được cái xiềng 3 sào, 
- ở đô thị thì thất nghiệp tăng, 
- Ngân sách phải chi tiêu nhiều cho những vấn đề xã hội v.v... 

b) Sức ép đối với tài nguyên môi trường 

- Dự trữ của các nguồn tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt. 
- Phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp dẫn đến mất cân bằng sinh thái. 
- Dân thành thị tăng nhanh, nơi ở chật hẹp, chất lượng môi sinh giảm sút. 

c) Sức ép đối với chất lượng cuộc sống 

- Hiện tại kinh tế nước ta căn bản vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bình quân thu nhâp đầu người vào loại thấp nhất thế giới, dân số tăng nhanh không thể thực hiện cân bằng "cung - cầu". 
- Cái nghèo về đời sống vất chất sẽ dẫn đến cái nghèo về đời sống tính thần. 

1 tháng 11 2023

- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

+ Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (đứng thứ 14 trên thể giới).

+ Nước ta có 54 thành phần dân tộc.

+ Nước ta còn có khoảng 3,2 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài.

- Dân số còn tăng nhanh: Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng của dân số có xu hướng giảm, nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
23 tháng 10 2023

Câu 1. Em tham khảo tài liệu sách giáo khoa Địa lí 9, bài 11, trang 40-41 hoặc khoá học Địa lí 9 trên web OLM nhé.

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của cơ cấu dân số nước ta:

- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, có xu hướng biến đổi sang già hoá nhanh.

- Tỉ số giới tính có sự biến đổi nhanh chóng. Hiện nay, giới nam nhiều hơn giới nữ.

Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển do điều kiện thuận lợi về tự nhiên, giàu tài nguyên, kinh tế phát triển.

- Dân cư thưa thớt ở trung du và miền núi.

Câu 4. Câu này phải có bảng số liệu mới vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ được nhé.

Câu 5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện qua:

- Theo ngành kinh tế.

- Theo thành phần kinh tế.

- Theo lãnh thổ.

28 tháng 10 2023

\(a,\)

- Dân số nước ta không ngừng tăng nên theo các năm dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên có giảm dần.

- Năm \(1999\) tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất \(1,43\%\) thì cũng là năm dân số nước ta ít nhất với \(76,3\) triệu người.

- Hai năm $2009$ và $2014$ dân số nước ta tăng đều lần lượt là \(86\) và \(90,7\) triệu người. Còn tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm dần, năm $2009$ là \(1,08\%\) và $2014$ là \(1,03\%\).

- Năm $2020$ dân số đạt con số cao nhất \(97,6\) triệu người còn tỉ lệ gia tăng tự nhiên là thấp nhất với \(1,02\%.\)

\(b,\) Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: 

- Tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế vàviệc sử dụng nguồn lao động lãng phí, kém hiệu quả.

- Gây sức ép nên các vấn đề an sinh xã hội như việc làm, y tế, nhà ở. Dễ dẫn đến thất nghiệp và tệ nạn, bất ổn xã hội.

- Làm ô nhiễm, suy kiệt tài nguyên môi trường.

loading...

16 tháng 11 2021

Hiện nay tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng là do

A. tỉ lệ tử có xu hướng giảm.

B. số người nhập cư vào nước ta ngày càng tăng.

C. số dân đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

D. chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước có hiệu quả.

18 tháng 2 2018

- Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường tài nguyên.

      + Sự gia tăng dân số quá nhanh là ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được.

      + Sự gia tăng dân số và gia tăng sức mua đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất đáp ững nhu cầu của nhân dân, làm cho nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức (đất, rừng, nước...).

      + Khi dân số tăng nhanh , các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng. Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng lên.

- Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.

      + Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

      + Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

      + Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

5 tháng 12 2016

- Đặc điểm phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng:

+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên

+ Phân bố dân cư cũng có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: Khoảng 74% dân số ở nông thôn, 26% dân số ở thành thị ( năm 2003).

- ĐBSH là nơi tập trung dân cư đông nhất cả nước vì :

+Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ và có hệ thống sông Hồng bồi đắp phù sa, nguồn nước phong phú là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp & cư trú. .

+Lịch sử khai phá lâu đời, Hà Nội và Hải Phòng là hai trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất cả nước.

+Vị trí địa lí thuận lợi, có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh quốc phòng.

+Nghề trồng lúa nước với trình độ thâm canh cao đòi hỏi nhiều lao động

* Sự phân bố dân cư ở nc' ta không đồng đều và chưa hợp lí
- Phân bố khôg đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
VD: năm 2003 : ĐBSH là 1192ng/km2
Tây Nguyên la 84ng/km2
- Khôg đồng đều giữa thành thị và nông thôn
VD: năm 2007 : Thành thị chiếm khoảng 27%
Nông thôn chiếm khoảng 73%
- Khôg đồng đều giữa các vùng ngay trong đồng bằng or miền núi