Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng, với rất nhiều những tác phẩm hay, và một trong những tác phẩm thể hiện được sâu sắc nhất hình tượng cũng như số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa đó là bài Tự Tình.
Bài thơ Tự Tình được tác giả sáng tác ra để nói về tâm hồn, cũng như tình cảm của những người phụ nữ xưa, họ phải chịu rất nhiều những đau thương, khổ cực, cuộc đời của họ phải chịu rất nhiều những đắng cay, tủi hổ, không biết tâm sự cùng với ai, chỉ một mình lấp bóng trong đêm khuya, với bao nhiêu cảm xúc, tâm trạng của những người phụ nữa trước cuộc đời, với bao nhiêu cảm xúc đó, Hồ Xuân Hương đã sáng tác lên những vần thơ hay, nói lên số phận cũng như tiếng lòng của những người phụ nữ xưa:
Canh khuya văng vẳng trống canh đồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Cảnh khuya là lúc trơ vơ, cô đơn, và con người thường sống đúng với cảm xúc của mình nhất, đây là lúc bao nhiêu nỗi lòng thương được bộc lộ cũng như diễn tả ra một cách sâu sắc cũng như sinh động nhất, tình cảm đó thể hiện trước hết ở tâm hồn trong sáng, cô đơn trước khung cảnh rộng lớn. Bài thơ với bao nhiêu cảm xúc của tác giả, với vần thơ chứa đựng biết bao nhiêu nỗi cô đơn thầm kín, đang dần vây quanh với thân phận nhỏ bé của những người phụ nữ, một mình phải đối diện với biết bao nhiêu nỗi đau, nỗi cô đơn.
Có lẽ tình cảm của tác giả dành cho bài thơ này đó là sự đồng cảm sâu sắc, nỗi lòng của tác giả cũng đang nói hộ cho chính mình, số phận của người phụ nữ xưa, những người phải chịu nhiều cực khổ, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như những người khác. Hồng nhan bạc mệnh, đây có lẽ là đề tài mà nhiều nhà văn lựa chọn để diễn tả trong tác phẩm của mình, nỗi lòng của những người phụ nữ xưa đã được đi sâu vào nền văn học, với biết bao nhiêu nỗi lòng của sự cô đơn, nỗi cô đơn đó, đang vây kín lấy tâm hồn, cũng như thể xác của họ.
Cảnh khuya người thiếu phụ một mình trơ trọi với núi non, không biết làm bạn với ai, chỉ biết một mình trơ trụi với bóng hồng nhan, đối diện với khung cảnh của núi non hùng vĩ, cảnh vật đó đã đang tác động sâu sắc đến cảm cảm xúc của người đọc, tác giả, không chỉ thể hiện nỗi lòng của chính mình, mà qua đó còn nói về số phận của những người phụ nữ xưa nói riêng, nhưng tình cảm đó đều được đi sâu vào thơ văn.
Đúng là nhà văn là những người chiến sĩ của mọi thời đại, chính vì thế, bao nhiêu tình cảm chân thành, da diết, đều được họ thể hiện sâu sắc qua biết bao nhiêu cung bậc, cũng như cảm xúc của người đọc, thấm sâu trong chính tác phẩm của mình. Tình cảm đó đã đi sâu và mang đậm biết bao nhiêu giá trị của những người phụ nữ xưa, chỉ biết mượn rượu để quên sầu, nhưng khi tỉnh lại họ chợt nhận ra tất cả vẫn đang ám ảnh lấy tâm hồn của họ:
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Tất cả nỗi buồn đó đều được thể hiện rất chi tiết và cụ thể trong tác phẩm, có thể thấy, nỗi lòng của những người phụ nữ đó là rất lớn, đêm khuya trợ trọi với biết bao nhiêu nỗi cô đơn, sự gian nan và biết bao nhiêu nỗi lòng dành cho người mình yêu, nhưng khổ nỗi mảnh tình san sẻ cũng không có ai để thấu.
Nhưng không hẳn vì thế mà họ quên đi chính mình, họ vẫn thể hiện sức sống tiềm tàng qua sức mạnh cũng như tình yêu thương của mình, họ vượt qua mọi khó khăn, vượt qua những cái khắc nghiệt của cuộc sống, xuyên ngang mặt đất, ở đây có thể hiểu rằng, họ đã trải qua bao nhiêu rào cản của xã hội phong kiến để có được hạnh phúc cho chính mình, không sợ những rào cản đó làm cản trở đi tình yêu cũng như xúc cảm trong chính bản thân họ.
Rêu từng đám ở đây nói về sự chắc chắn, kết nối, rêu không phải là thứ gì đó dễ đi, nó bám lâu đời, và cũng biểu hiện để nói về tình cảm của những người phụ nữ cũng phải chờ mong, đợi chờ và rồi, từng đám rêu đó đã chứng minh thấy tình cảm của họ đã hóa lên thành những đám rêu, bám từ ngày này qua ngày khác, không khó tháo ra.
Bao vất vả, cũng vượt qua, đâm toạc chân mây, rêu vẫn cứ mọc, vượt qua bao nhiêu nỗi cô đơn, tình cảm đó vẫn muốn san sẻ đi chút ít, sâu sắc và chân thành. Sự chờ đợi đó cứ lặp đi lặp lại, cứ chảy trôi hết ngày này qua ngày khác, xuân đi xuân lại lại”, ở đây cũng diễn tả sự quay trở lại của quỹ đạo thời gian, tất cả vượt qua rất nhiều những gian nan và vẫn muốn thể hiện tình cảm của chính mình.
Bài thơ đã thể hiện được sâu sắc nỗi lòng của những người phụ nữ xưa, họ phải sống một cuộc sống cô đơn, vất vả, một mình trơ trụi trước khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, nhưng lòng người thì thật nhỏ hẹp.
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.
Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.
Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.
Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng cùa người vợ chờ chồng.
Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!
I: MỞ BÀI
Cách 1: Giới thiệu tác giả – dẫn dắt vào tác phẩm
(VD: Có thể nói Hồ Xuân Hương là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ trung đại Việt Nam. Bà không chỉ chiếm giữ vị trí bà chúa thơ Nôm mà còn là một đỉnh cao của của trào lưu nhân đạo thời kì này. Hầu hết sáng tác của bà tập trung tái hiện số phận nhiều cay đắng đâu khổ của người phụ nữ trong XHPK. Bà đã cất lên tiếng nói đồng cảm trân trọng họ với tư cách một người trong cuộc. Tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo ấy là bài thơ Tự tình II.)
Cách 2 : Giới thiệu đề tài người phụ nữ _ liệt kê những tác giả tác phẩm tiêu biểu ( vd như Nguyễn Dữ, Nguyễn Du..) _ nhấn mạnh đóng góp riêng của Hồ Xuân Hương với chùm thơ Tự tình _ trong đó bài Tự tình II để lại nhiều sâu sắc….
Tham khảo: Soạn bài Tự tình // Đọc hiểu bài thơ Tự Tình
II: THÂN BÀI
Giải thích nhan đề Tự tình:
1, Câu 1 : Câu thơ mở ra với khoảng thời gian không gian đặc biệt;
– Đêm khuya: lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối
– Trên nền không gian ấy nổi bật âm thanh tiếng trống điểm canh
+ “văng vẳng” từ láy tượng thanh _ những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến _ càng gợi cái im vắng của không gian ( lấy động tả tĩnh)
+ “dồn” đối lập tương phản _ âm thanh dồn dập gấp gáp như hối thúc, dội vào lòng người.
2, Câu 2
– Cấu trúc đảo ngữ đc nhà thơ sử dụng để nhấn mạnh:
+ cảm giác lẻ loi trơ chọi
+ nỗi bẽ bàng trơ chẽn
– ” Cái hồng nhan” cụm từ ngữ mang sắc thái trai ngược
+”cái” suồng sã
+”hồng nhan” trang trọng
– ” Với nước non” gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi..
3, Hai câu 3, 4
Người phụ nữ lẻ loi cô độc ấy muốn kiếm tìm cho tâm hồn mình một điểm tựa nhưng ko thể
– Chén rượu: nỗi cô đơn buồn tủi chồng chất – phải tìm đến chén rượu – mong có sự khuây khoả…nhưng kết cục ” say lại tỉnh” – lúc tỉnh ra thì nỗi cô đơn buồn tủi lại càng trĩu nặng
– Hướng đến vầng trăng mong tìm thấy một người bạn tri ân giữa đất trời nhưng:
+ mảnh trăng khuyết mỏng manh
+ lại còn bóng xế – đang tà đang lặn – càng thêm mờ nhạt xa vời
==>Con người chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng _ bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.
4, Hai câu 5, 6
Nhưng người phụ nữ đó không hề đắm chìm trong tuyệt vọng mà cất lên tiếng nói bi phẫn – tràn đầy tinh thần phản kháng
– Tác giả đã sử dụng các yếu tố tương phản để gợi lên thân phận người phụ nữ xưa
+ “rêu từng đám; đá mấy hòn” – ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất
+ Ẩn dụ cho thân phận lẻ loi cô đơn của chủ thể trữ tình
– Nhưng người phụ nữ này đã ko chịu khuất phục – trái lại dũng cảm đấu tranh – tinh thần phản kháng mạnh mẽ quyết liệt
+ tinh thần ấy đc diễn tả bằng cấu trúc đảo ngữ với những động từ mang sắc thái mạnh “xiên ngang; đâm toạc”…
+ khát vọng “nổi loạn” : phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình…
5, Hai câu cuối
Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao đc hạnh phúc
– Câu 1:
+ “ngán” – tâm sự chán trường, bất mãn
+ xuân đi: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua – thời gian không chờ đợi
+xuân lại lại: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận _ sự trớ trêu: cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nhiệt của tạo hoá.
=>Bộc lộ ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân – có ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống.
– Câu 2: Đời người hữu hạn, tuổi xuân ngắn ngủi mà cơ hội có hạnh phúc lại quá mong manh
+ ” mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi – lại còn phải san sẻ – cuối cùng chỉ còn là ” tí con con” – chút nhỏ nhoi không đáng kể
+ câu thơ in đậm dấu ấn tâm trạng nhà thơ – Hồ Xuân Hương là người phụ nữ xinh đẹp tài hoa – nhưng lỡ làng duyên phận – từng chịu cảnh làm lẽ – thấm thía hơn ai hết nỗi cay đắng bẽ bàng hờn tủi của cảnh ngộ mảnh tình san sẻ…
==> Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu – một tình yêu nồng thắm một hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy.
III: KẾT BÀI
– Bày tỏ một cách chân thành sâu sắc những tâm tư tình cảm,, tác giả đã cất lên tiếng nói đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ…đống thời nhà thơ thể hiện tinh thân phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết -> tràn đầy giá trị nhân đạo.
– Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm của HXH
+ngôn từ hình ảnh bình dị dân dã mà giàu sức gợi
+ thể thơ Đường luật đc Việt hoá ……
Hai khổ thơ cuối là những lời thổ lộ chân thành của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu:
- Một tâm hồn khao khát yêu thương mãnh liệt, sôi nổi, rộn ràng, nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu và muốn chinh phục mọi giới hạn đặt ra để có tình yêu đích thực.
- Luôn trân trọng và thủy chung với tình yêu của mình.
- Rất chủ động, táo bạo và quyết liệt trong tình yêu nhưng cũng vô cùng nữ tính, dịu dàng.
Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, kết cấu
+ Nhịp điệu được tạo từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp
+ Ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3
+ Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài danh bậc nhất trong dòng văn học trung đại Việt Nam, được xưng tụng là “Bà chúa thơ Nôm” (Xuân Diệu). Thơ Hồ Xuân Hương tự do, phóng khoáng cả trong hình thức nhệ thuật lẫn nội dung tư tưởng. Ý thơ táo bạo, đôi lúc nổi loạn, gây sự bỡ ngỡ, gây hứng thú người đọc tìm đến nghĩa hàm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương.
Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi theo cách hiểu của một vài học giả.
Bài thơ Tự tình thể hiện rõ nét phong cách thơ Hồ Xuân Hương, trào lộng mà đằm thắm sâu cay, đôi câu chạm đến nỗi niềm riêng tư sâu thẳm của kiếp đời người phụ nữ trong cuộc đời đầy biến động này.
Thông thường mọi người sẽ nghĩ trữ tình và trào phúng là hai thái cực khác nhau, thầm chí đối lập nhau. Trong sáng tác, cũng từ đó mà hình thành các thuật ngữ phong cách trữ tình hay trào phúng, giọng thơ trữ tình hay trào phúng…
Bên cạnh những bài thơ châm biếm, Hồ Xuân Hương cũng có những sáng tác đậm chất trữ tình, trong đó đáng nói nhất là ba bài thơ Tự tình. Liệu những bài tự tình này có bị lạc điệu so với dóng thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương qua những bài thơ này, người đọc đánh giá như thế nào về chiều sâu tưởng tượng trong thơ của bà.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ biết sáng tạo “Chất liệu” ngôn ngữ của dân tộc để làm nên tác phẩm của mình, xây dựng hình tượng nghệ thuật của riêng mình và tạo cho mình một giọng điệu riêng, một phong cách riêng, không nhầm lẫn vào đâu được.
Trước hết có thể khẳng định rằng, nhìn tổng thể ta sẽ thấy các bài thơ tự tình không hề lạc so với dòng thơ chung của Hồ Xuân Hương. Với một nhà thơ trào phúng lớn thì mọi vấn đề bao giờ cũng phản ánh trên nền tảng trữ tình. Điều này một mặt gắn chặt với bản chất của thơ, mặt khác nó cho thấy chiều sâu trong tư duy nghệ thuật của tác giả.
Chùm thơ Tự tình không hề lạc điệu so với tư tưởng chủ đạo trong thơ bà. Hơn nữa, nếu đọc kĩ các bài thơ, người ta đều thấy dấu vết của tín ngưỡng phồn thực, nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Hồ Xuân Hương. Trong ba bài thơ trên thì Tự tình (bài 2) nois rõ hơn cả tâm sự của nữ sĩ trong đêm tối quạnh quẽ, một mình đối diện với chính mình với nỗi cô đơn cùng cực:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đáọa
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Tự tình – bài 2, SGK Ngữ văn 11, tập một)
Ấn tượng đầu tiên của bài thơ là hình tượng người phụ nữ (hồng nhan) được đặt trong thời gian “đêm khuya” và không gian vũ trụ (nước non). Nếu như bài thơ là sự cảm nhận sâu sắc thân phận của người phụ nữ thì đây cũng là một sự cảm nhận rất táo bạo. Bởi xưa nay hầu như chỉ có nam nhi (tức kẻ mạnh) đặt mặt trong không gian vũ trụ như Phạm Ngũ Lão cắp ngang ngọn giáo canh giữ non sông.
Hồ Xuân Hương tạo không gian đêm tối, vắng lặng và trong đó, người phụ nữ không ngủ mà ngồi lắng nghe tiếng trống cầm canh với tâm trạng cô đơn. Sự cô đơn dồn tụ trong từ “trơ” – trơ trọi, một mình. “Hồng nhan” là cách gọi đặc trưng của người phụ nữ, tức nói đến cái đẹp. Người phụ nữ, tức nói đến cái đẹp. Người phụ nữ vốn mang nhiều đặc tính tự nhiên lại được đặt vào không gian vũ trụ như một sự so sánh để nâng người phụ nữ lên rất cao. Rõ ràng cái cô đơn ở đây cũng ẩn chứa bản lĩnh này dẫn đến điều thú vị thứ hai của bài thơ:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Không chỉ đặt người phụ nữ trong không gian vũ trụ, Hồ Xuân Hương còn tìm thấy sự đồng điệu của con người với thiên nhiên, vũ trụ. Cả con người và thiên nhiên, vũ trụ ấy đang chuyển động theo tuần hoàn. Như một cách để quên đi cái trơ trọi, cô đơn, người phụ nữ mượn chén rượu để khỏa lấp nỗi buồn.
Tâm trạng “say lại tỉnh” tạo ảm ảnh về thực tại tuần hoàn nhiều khi đáng sợ, bởi tỉnh dậy sẽ phải đối mặt với cô đơn. “Vầng trăng” là hiện thân của vũ trụ. Vầng trăng ấy “khuyết chưa tròn”, tức nó vẫn còn dang dở, và cũng“bẽ bàng” không kèm con người (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Nếu hai câu đầu có sự đổi sánh giữa con người và vũ trụ thì đến đây con người và vũ trụ đã tạo nên được sự tương ứng về hoàn cảnh và trạng thái.
Điểm nhìn bài thơ đã có sự dịch chuyển gần hơn với con người, về cách miêu tả cũng gần và cụ thể hơn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Tác giả sử dụng thủ pháp đặc tả cận cảnh của điện ảnh.Thủ pháp này đi ngược lại với tinh thần của thơ Đường bởi chính tính chất cụ thể, cận cảnh của nó. Thoạt nhìn, hai câu thơ mang ý nghĩa tả thực về thiên nhiên, nhưng xâu chuỗi các sáng tác của Hồ Xuân Hương và đặc biệt trong logic bài thơ này thì hai câu thơ còn mang tính biểu tượng mang ý nghĩa phồn thực. Như vậy, bằng một cách kín đáo và tế nhị, Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự tôn thờ sự sống và khát vọng hạnh phúc của con người.
Thơ của Hồ Xuân Hương đã thống nhất đến cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng. Hồ Xuân Hương biết sử dụng ngôn ngữ toàn dân, của dân tộc để tạo nên một giọng điệu riêng, một chất giọng riêng không hề nhầm lẫn. Chất giọng riêng ấy trước hết thể hiện ngôn ngữ, sự sáng tạo ngôn ngữ. Sự sáng tạo ngôn ngữ này chính là sự sáng tạo của Hồ Xuân Hương làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc.
Kết thúc bài thơ, tác giả giãi bày tâm trạng cụ thể về thân phận của người phụ nữ:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Sự đối lập giữa mùa xuân vĩnh cữu của thiên nhiên, vũ trụ và con người. Sự tương ứng của con người và vũ trụ đã biến mất một cách ngao ngán. Vũ trụ thì cứ tuần hoàn viên mãn, còn con người thì ngày càng nhỏ bé lẻ loi. Sự khập khiễng giữa con người và vũ trụ bao tạo nên sự đứt gãy dòng chảy của cuộc sống. “Mảnh tình” vốn đã không được nguyên vẹn vậy mà vẫn phải“san sẻ” để rồi chỉ còn “tí con con”. Sự thu gọn đến mức có thể làm cho chủ thể gần như tan biến.
Về nghệ thuật bài thơ chứa đầy đủ dấu vế thủ pháp đặc trưng thơ Hồ Xuân Hương. Trong thơ bà thường xuất hiện một số vần “hiểm” (như vần “om”, “ui”, “e”, “ong”, “ôn”) và các từ láy tượng hình (như “tẻo tèo teo”, “lom khom”, “leo teo”, “cheo queo”, “long đong”…).
Cách dùng vần và từ lắt léo như vậy, một mặt cho thấy cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương, đồng thời nhiều khi cũng gợi thân phận hẩm hiu của bà. Trong Tự tình (bài 2) này, tác giả dùng từ “trơ” tạo sự đa nghĩa. Trơ có thể là trơ trụi. Trơ cũng có nghĩa là bền gan như trong ý thơ Bà Huyện Thanh Quan (đá cũng trơ gan cùng tuế nguyệt). Nhiều tính từ, động từ chỉ mức độ mạnh (xiên, đâm, toạc) được sử dụng càng tô đậm thêm phong cách thơ Hồ Xuân Hương.
Như vậy, rõ ràng bài thơ đã hòa nhập dòng tư tưởng và phong cách chung của Hồ Xuân Hương. Từ góc nhìn tính ngưỡng phồn thực, ta sẽ có cách đánh giá về Hồ Xuân Hương khác với cái nhìn mang tính chất xã hội trước đây. Cái nhìn xã hội học cho rằng thơ Hồ Xuân Hương đả kích, chống đối chế độ phong kiến mà biểu tượng là các vua chúa, hiền nhân, quân tử, nhà sư.
Thơ của Hồ Xuân Hương tươi trẻ giản dị và hồn nhiên, trong sáng, tạo ấn tượng đặc biệt độc đáo. Nhưng thơ bà, thi thoảng ta cũng cảm thấy những vần thơ chua ngoa:
“Dắt dìu nhau lên đến cửa chiền
Cũng đòi học nói không nên”
(Phường Lòi Tói)
Hay:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đến thái thú dừng cheo leo”
(Đề đến Sầm Nghi Đốn)
Những kẻ học đòi hay kẻ hèn nhát như vậy hiển nhiên là đáng tố cáo, đáng chế giễu. Nhưng những trường hợp như gặp Thiếu nữ ngủ ngày:
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thi cũng dở ở không xong.
Đứng trước cảnh Đèo Ba Dội:
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
Hoặc trước Cảnh chùa ban đêm, nhà thơ hỏi:
Hỡi người quân tử đi đâu đó
Thấy cảnh sao mà đứng lượm tay.
Chính cách sử dụng ngôn ngữ khác lạ này đã chuyển nghĩa bình thường thành nghĩa ẩn dụ có nghĩa là chuyển nghĩa thô thành nghĩa thực, nghĩa ngầm, nghĩa tâm tình. Mỗi bài thơ là một sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các động từ chỉ hoạt động, các tính từ chỉ màu sắc âm thanh, hình dáng…các trạng từ chỉ phẩm chất để biểu đạt tư tưởng tình cảm thái độ của nhà thơ. Vì lẽ đó ta thấy thơ Hồ Xuân Hương có nhiều nghĩa và nghĩa nào cũng lấp lửng.
Trong xã hội phong kiến, dù sao vua chúa cũng là những giá trị thuộc đẳng cấp cao. Lê Thánh Tông từng nói:
Che dân bao quản lòng tư túi
Giúp chúa vào quên nghĩa sớm trưa!
(Cái nón)
Những tầng lớp ấy cũng tôn sùng cái phồn thực huống chi người bình thường! Nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng đã được Hồ Quỳnh Hương vận dụng một cách khéo léo để khẳng định chủ đề tư tưởng của thơ bà. Không nên vội vàng kết luận như vậy. Nếu tín ngưỡng phồn thực đã ăn sâu trong văn hóa Việt thì tư tưởng lớn nhất của thơ Hồ Xuân Hương (qua cái nhìn phồn thực) chính là tôn thờ sự sống chứ không đơn thuần là chống nam quyền, chống phong kiến hay chống sư sãi.
Bài thơ liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh cá nhân Hồ Xuân Hương:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lụng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Nhưng với nhà thơ lớn, họ luôn vượt trên hoàn cảnh cụ thể đến hướng đến cái khái quát. Cái riêng làm nên cho cảm xúc, còn sự khái quát hòa làm nên giá trị trong thơ bà. Tự tình chính là một nét vẽ, một mảng màu làm đậm thêm giá trị thơ Hồ Xuân Hương cũng như những sáng tạo nghệ thuật chân chính.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ đầu tiên dùng ngôn ngữ của đại chúng được nâng cao một cách rộng rãi nhất trong văn học. Thơ Bà ít từ Hán Việt, vài ba điển tích mà cũng rất quen thuộc với nhân dân và không trở ngại gì cho việc hiểu ý thơ. Tất cả những điều trên khẳng định Hồ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ dân tộc, có ý thức dân tộc, có cá tính mạnh mẽ, có bản lĩnh, có tài năng.
Anh chị có đồng tình với quan điểm "con cái là trời cho, đông con nhiều cháu là hạnh phúc" của một số gia đình? Hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên?