Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau khi đọc xong bài " Cuộc chia tay của những con búp bê" em nghĩ rằng chúng em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ bị tổn thương, cần sự bao bọc và che chở của gia đình.Nhưng hiện nay cha mẹ chia tay nhau, gia đình tan vỡ, cuộc đời những cô bé cậu bé này sẽ bước vào bế tắc, ko có lối thoá. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sáng trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng. Ai cũng có quyền đc hưởng hạnh phúc của riêng mình nhưng đâu phải ai cũng đc vậy. Tình cảm gia đình như những tia sáng diệu kì của cuộc đời. Tia sáng ấy sẽ sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Và em đã là một người hạnh phúc khi được lớn lên bởi sự bao bọc, tình thương yêu mà bố mẹ giành cho em. Bố em là một người nghiêm khắc, công bằng bố ko thiên vị ai cả, bố rất thương em, còn mẹ em luôn yêu thương em hết mực, lo cho em từng li từng tí một. em sẽ cố gắng giữ gìn và trân trọng gia đình của mình và em muốn nhắn nhủ với các bạn rằng" mái ấm gia đình là một tài sản vô vùng quý giá. Nó là nơi lưu gìn giữ những tình cảm cao quý thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó đừng bao giờ vì một lí do nào đó để làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy bởi những tình cảm chân thành ấy một đi đã mất đi thì thật khó mà quay trở lại như trước kia."
Gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng " Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè " hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có bạn nhé .
còn dây mang tinh triet li
Gia đình là một ngôi nhà an toàn cho ta trú ngụ trong cuộc đời.
Gia đình cho ta những bữa cơm ấm áp,đầy tình thương yêu mà khi đi xa ai cũng nhớ.
Gia đình là nơi ta học cách yêu thương,wan tâm,chăm sóc ng khác ngoài bản thân ta ra.
Gia đình là nơi ta học đc cách sống,giao típ zới cộng đồng.
Gia đình là chỗ ta có thể giải bày tâm sự.
Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp.
Gia đình là 1phần xã hội thu nhỏ,đa hình,muôn dạng,thú vị.
truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài kể về cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em trong truyện. Khi đọc câu chuyện, tôi cảm thấy rất xúc động thương cảm trước cảnh chia tay của hai anh em khi phải chia búp bê và khi chia tay cả mái trường, thầy cô.
Hai nhân vật chính trong truyện chính và Thành và Thủy. Cha mẹ của Thành và Thủy ly hôn, hai anh em buộc phải chia tay nhau. Cả Thành và Thủy đều không muốn điều này. Trước đêm chia tay Thành và nghe đến tiếng nức nở, tức tưởi của em. Thành chỉ dám cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, mà nước mắt cứ tuôn.
Thành và Thủy rất yêu thương nhau. Thủy từng mang kim chỉ ra để vá áo cho anh. Do hồi đó, anh đi chơi đá bóng bị xoạc một miếng áo rất to, sợ mẹ mắng nên thủy để vá áo. Từng mũi kim thoắt thoắt của em mà Thành cảm nhận được. Chiều nào Thành cũng đón em cùng nắm tay và trò chuyện rất vui vẻ. Vậy mà giờ đây, hai anh em phải chia tay nhau. Đến khi phải chia những con búp bê. Thành thương em nên để lại hết đồ chơi cho em từ bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không quan tâm đến những món đồ chơi đó. Chỉ khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thì Thủy lại không muốn chia rẽ chúng. Hai con búp bê cũng giống như hai anh em Thành và Thủy. Cả hai đều không muốn phải chia ly. Khi Thành dẫn em đến trường chia tay cô gái và các bạn. Cô giáo nhìn thấy Thủy đứng ngoài lớp. Cả lớp ai cũng thương em khi biết đến hoàn cảnh của Thủy. Cô tặng Thủy quyển vở và cây bút màu có nắp vàng. Nhưng Thủy không nhận vì em không được đi học nữa. Khi nghe đến vậy ai cũng bàng hoàng, rồi thương cho Thủy. Từ trường trở về, Thành và Thủy đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.
Câu chuyện nói đến tình cảm của hai anh em Thành và Thủy để cho chúng ta thấy tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình vô cùng thiêng liêng. Sự chia tay của những con búp bê ngây thơ, vô tội cũng giống như Thành và Thủy. Nhưng rồi Thủy vẫn quyết định để lại hai con búp bê để chúng không phải xa nhau như hai anh em.Câu chuyện để lại cho chúng ta bao suy nghĩ về vai trò của người lớn, lỗi lầm của người lớn mà để những đứa trẻ phải gánh chịu.
Câu chuyện để lại cho người đọc nhiều cảm xúc lớn lao để tình cảm gia đình nhất là tình cảm anh em. Truyện nhắc nhở chúng ta cần biết nâng niu, quý trọng hạnh phúc gia đình. Nó là mái ấm của mỗi chúng ta.
Em tham khảo nhé:
1.
Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.
2.
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Sau khi đọc xong bài " Cuộc chia tay của những con búp bê" em nghĩ rằng chúng em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ bị tổn thương, cần sự bao bọc và che chở của gia đình.Nhưng hiện nay cha mẹ chia tay nhau, gia đình tan vỡ, cuộc đời những cô bé cậu bé này sẽ bước vào bế tắc, ko có lối thoá. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sáng trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng. Ai cũng có quyền đc hưởng hạnh phúc của riêng mình nhưng đâu phải ai cũng đc vậy. Tình cảm gia đình như những tia sáng diệu kì của cuộc đời. Tia sáng ấy sẽ sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Và em đã là một người hạnh phúc khi được lớn lên bởi sự bao bọc, tình thương yêu mà bố mẹ giành cho em. Bố em là một người nghiêm khắc, công bằng bố ko thiên vị ai cả, bố rất thương em, còn mẹ em luôn yêu thương em hết mực, lo cho em từng li từng tí một. em sẽ cố gắng giữ gìn và trân trọng gia đình của mình và em muốn nhắn nhủ với các bạn rằng" mái ấm gia đình là một tài sản vô vùng quý giá. Nó là nơi lưu gìn giữ những tình cảm cao quý thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó đừng bao giờ vì một lí do nào đó để làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy bởi những tình cảm chân thành ấy một đi đã mất đi thì thật khó mà quay trở lại như trước kia."
1 like nha bạn
Gia đình là điểm tựa và bến đỗ bình yên cho mỗi người. Khi chào đời, được mở mắt nhìn ra thế giới, chẳng phải hạnh phúc lớn lao nhất của chúng ta là được nhìn thấy nụ cười chào đón của cha mẹ hay sao? Cha mẹ yêu thương và chăm bẵm, nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Cha mẹ cho ta cuộc sống, những người anh em ruột thịt, cho ta sống trong bầu không khí yêu thương gia đình. Cha mẹ cùng vui, tự hào trước những niềm vui chúng ta đạt được và an ủi, vỗ về khi ta vấp ngã. Có những sóng gió, thử thách có thể ập đến gia đình nhưng bằng tình yêu thương và sự giúp đỡ lẫn nhau, tất cả sẽ qua đi, mọi người thêm hiểu nhau và càng gắn bó keo sơn. Đó chính là tình thân, là tình cảm gia đình thiêng liêng và cao quý. Bởi vậy hãy trân trọng và nâng niu hạnh phúc mà bạn đang có, cùng nhau vun đắp để gia đình mãi mãi được bên nhau.
Bạn tham khảo:
Thế giới cảm xúc của con người là tổng hòa của những hỉ nộ ái ố, và ba thứ tình cảm chính là tình thân, tình bạn, và tình yêu. Trong số đó tình bạn, tình yêu có thể tan rồi lại hợp, hợp rồi rồi lại tan, ta có thể đau khổ một ngày, một tháng, một năm vì sự ra đi của một người bạn không xứng đáng, một người yêu bội bạc, nhưng ta sẽ đau khổ và hối hận cả đời khi lỡ mất đi người thân yêu duy nhất, mất đi thứ tình cảm trân quý nhất - tình thân. Ba văn bản Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, và Cuộc chia tay của những con búp bê là những tác phẩm sâu sắc và thấm thía về tình thân, tình cảm gia đình, ở mỗi một câu chuyện, một bối cảnh chúng ta lại nhìn nhận được một khía cạnh của tình thân, từ đó rút ra được những bài học lớn hạnh phúc gia đình.
Tác phẩm Cổng trường mở ra tựa như những trang nhật ký của một bà mẹ có đứa con ngày mai bước vào lớp một. Tình yêu thương của mẹ đong đầy trong mỗi câu văn, đó là thứ tình cảm dịu dàng, là sự chăm sóc tỉ mẩn từng tí cho đứa con trai yêu dấu. Con bước vào lớp một nhưng người lo lắng hơn cả lại là mẹ, vậy là ngày mai con đã chính thức là học sinh, con dần rời rời xa đôi vòng tay của mẹ để bước vào một môi trường mới, ở đó con sẽ phải tự lập nhiều hơn. Điều những tưởng là bình thường âý nhưng lại khiến mẹ lo lắng, không thể tập trung và mất ngủ, tại sao lại như vậy? Bởi lẽ mẹ quá yêu thương con, mẹ luôn suy nghĩ chu toàn tất cả mọi thứ, mẹ dự đoán cả những gì con sẽ trải qua khi bước vào lớp Một. Hơn ai hết, càng yêu thương con thì mẹ lại càng hiểu rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với sự phát triển của con trẻ, bởi mẹ cũng từng có một tuổi thơ như vậy, mẹ luôn hy vọng rằng tại ngôi trường thân thương ấy con sẽ góp nhặt cho mình những kỷ niệm quý giá nhất trong cuộc đời. Mẹ luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào đứa con của mình "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Có lẽ trên cuộc đời này chẳng còn ai có thể yêu thương con bằng thứ tình cảm dịu dàng và chu đáo hơn mẹ nữa, tình cảm ấy dẫu có là nước biển Đông, hay suối nguồn trong ca dao thì cũng chẳng đủ để đong đếm hết được.
Cuộc chia tay của những con búp bê lại là câu chuyện thấm đẫm nước mắt về tình cảm anh em của hai đứa trẻ tưởng chừng không hiểu ly hôn, hay tan vỡ là gì. Đôi lần tôi tự hỏi rằng cha mẹ của Thành và Thủy có yêu thương và suy nghĩ cho hai anh em không mà nỡ lòng nào để hai đứa trẻ phải đau khổ đến vậy. Câu trả lời là có, thế nhưng có lẽ cái ích kỷ cá nhân, cùng với cách yêu thương mà người lớn cho là đúng, là tốt đã vô tình làm tổn thương con trẻ. Thành và Thủy là hai đứa trẻ ngoan ngoãn, yêu thương và gắn bó với nhau vô cùng, trong cuộc chia tay của cha mẹ chúng không hề có lỗi, thế nhưng "tai họa" và bi kịch lại đổ trực tiếp lên đầu những đứa trẻ ấy. Cuộc chia tay của cha mẹ kéo theo hàng loạt những cuộc chia tay khác, những con búp bê chia tay nhau, Thủy chia tay trường lớp bạn bè, phải từ giã sự nghiệp học hành, về quê kiếm sống, chia tay bố và đau đớn nhất là phải chia tay cả anh trai. Đối với những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, cú sốc tinh ấy là quá lớn, sẽ để lại trong tâm hồn chúng những vết sẹo không bao giờ lành. Đọc câu chuyện ta thấy thật thấm thía về tình cảm anh em, chân thành và sâu sắc của Thành và Thủy, bi kịch cha mẹ ly hôn chính là bước đệm đẩy tình cảm ấy lên cao nhất. Đồng thời qua đó, câu chuyện còn để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, về việc xử lý những vấn đề phát sinh trong hôn nhân, cho dù có chuyện gì xảy ra, xin hãy đặt cảm xúc của con trẻ lên trên để suy nghĩ. Các bậc cha mẹ đừng để sự ích kỷ của mình làm tổn thương con cái, bởi hơn ai hết trẻ em là đối tượng nhạy cảm và mong manh nhất, chúng cần được bảo vệ, được giáo dục chứ không phải là chịu đựng đau khổ, bất hạnh.
Tác phẩm Mẹ tôi lại là những lời tâm huyết mà người cha mẫu mực dành cho cậu con trai của mình, khi cậu hỗn láo với mẹ. Qua lời của người cha, hình ảnh người mẹ yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hy sinh hết tất cả hiện lên thật cảm động, chắc ngoài mẹ ra chẳng có ai yêu con như thế nữa. Sự hỗn láo, vô ơn của con với mẹ đã khiến cha đau đớn, bởi hơn ai hết cha thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi vất vả của mẹ từ lúc con sinh ra cho đến khi con lớn khôn. Bố En-ri-cô là một người đàn ông tuyệt vời, ông yêu vợ, cũng yêu con tha thiết, và vô cùng trân trọng gia đình, ông nhận thấy mình phải có trách nhiệm dạy dỗ En-ri-cô để vợ không phải phiền lòng, đồng thời cậu con trai bé bỏng lớn lên sẽ không phải hối hận vì những gì mà bản thân đã gây ra trong quá khứ, sẽ không phải đau khổ cả đời. Đó chính là tình yêu của người bố, thầm lặng, mạnh mẽ và nghiêm khắc, bố En-ri-cô dạy con một cách rất nhân văn, ông không dùng đòn roi, thay vào đó ông lựa chọn viết thư, lời lẽ trong thư vẫn đủ nghiêm khắc, và cũng rất cảm động, in sâu vào trong lòng đứa trẻ, khiến En-ri-cô nhận ra sai lầm và sửa đổi. Bức thư đã đem lại cho người đọc những bài học sâu sắc, bài học về tình mẫu tử thiêng liêng, tình cha thầm lặng, về cách dạy con tuyệt vời và nhân văn, quan trọng nhất là giáo dục cho mỗi một con người về lòng biết ơn với đấng sinh thành. Hơn tất cả tình cha mẹ vẫn là cao cả và thiêng liêng nhất trên thế gian, phận làm con cái chớ vì một chút giận hờn mà làm cha mẹ phải buồn lòng.
Cả ba tác phẩm đều là những câu chuyện, những văn bản sâu sắc nói về tình cảm gia đình ở những khía cạnh và vai trò khác nhau, có tình cảm ấm áp, dịu dàng của mẹ, có sự nghiêm khắc, nhưng bên trong là tình yêu con tha thiết vô cùng của bố, cũng có cả những bi kịch, đan xen là tình cảm anh em ruột thịt đầy cảm động. Gia đình là mái nhà chung, là phần tử cấu tạo nên xã hội, tình thân chính là mối liên kết bền chặt nhất để tạo dựng nên một gia đình hạnh phúc, người trong một nhà cần phải biết yêu thương, sẻ chia lẫn nhau, đừng ai vì lòng ích kỷ cá nhân mà làm người thân của mình phải chịu đau đớn, tổn thương.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.