K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 6 2018

Xã hội của chúng ta đang có nhiều thay đổi, xã hội đang ngày càng tốt đẹp hơn, những nhà hảo tâm, những người tốt đang dần dần giúp cho những người nghèo dần dần cải thiện được cuộc sống hơn, và một trong những công việc giúp đỡ ấy là việc đi phát cháo từ thiện. Tôi cũng là người đang tham gia công việc ấy, tôi rất vui và hạnh phúc khi được đưa những bát cháo ngon đến tay những người nghèo.

Xe chúng tôi đang bon bon trên đường để đi đến những vùng núi, miền quê còn đang gặp khó khăn, tôi ngồi trên xe mà cứ hồi hộp, náo nức vì đây là lần đầu tôi được làm một cong việc có thể giúp đỡ những người nghèo khó, giúp họ cải thiện cuộc sống hơn. Cuối cùng cũng đã đến nơi, khi bước xuống xe, tôi bàng hoàng khi thấy những người dân nghèo khổ đang phải cố gắng mưu sinh, họ thật tội nghiệp, tôi đã khóc, tại sao ông trời lại đối xử với họ như vậy? Khi đưa những suất cháo từ thiện cho họ, tôi chỉ mong họ có thể trang trải cuộc sống, có động lực để tiếp tục sống và làm việc, không nên bi quan vì cả xã hội này sẽ luôn ở bên họ, sát cánh cùng họ để vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ để vững vàng bước tiếp trên con đường thành công và hạnh phúc, dù có khó khăn gì đi chăng nữa thì cả xã hội này sẽ luôn luôn ở bên họ, chắp thêm đôi cánh nghị lực để vươn tới những chân trời mới, chân trời của sự hạnh phúc, của sự thành công và họ sẽ vươn tới những chân trời cao hơn, xa hơn để có thể vững vàng bước tiếp dù có khó khăn, nghiệt ngã đến đâu. Tôi sẽ cố gắng làm mọi việc có thể để giúp cho những người nghèo có một cuộc sống mới, bước sang một trang mới, một cuộc đời mới. Sau khi đã xong, chúng tôi bước lên xe để đi về. Tôi ngoái lại đằng sau, tôi nhìn thấy ánh mắt của họ ánh lên niềm vui. Trên cành cây, chim vẫn hót, những giọt sương mai còn đọng lại trên lá cây, mặt trời lại càng tỏa nắng. Một ngày mới với bao nhiêu niềm vui và hạnh phúc bắt đầu.

Sau khi đi về, tôi đã nhận ra rằng, trên thế giới có bao nhiêu người nghèo khổ, nếu như chúng ta thấy mình khổ, thì có những người con khổ hơn, hãy trân trọng những gì mình có, hãy giúp đỡ những người còn đang gặp khó khăn để họ có thể vững vàng bước tiếp bởi vì khi chúng ta cho đi, chúng ta không phải đã đánh mất tất cả những gì mình có, mà chúng ta sẽ nhận lị nhiều hơn những gì mình đã cho đi. Không nên keo kệt, chỉ giữ của cho riêng mình, hãy giúp những người còn gặp khó khăn bằng cả trái tim của mình chứ không phải vì được xã hội tôn vinh. "Cho đi là nhận lại"

14 tháng 7 2017

Lời thơ không chỉ dừng lại là lời của cá nhân mà còn là tiếng lòng cảm xúc cả dân tộc Việt Nam

    + Tác giả khẳng định nỗi nhớ Bác thường trực trong trái tim triệu người con Việt Nam, nỗi nhớ ấy nghìn thu, muôn thuở như cuộc đời Bác, sự nghiệp của Bác nhưng lời thơ không bị lụy

- Tác giả khẳng định sự bất diệt, sức sống vĩnh hằng của Người trong trái tim nhân dân Việt Nam

    + Nỗi nhớ Bác không hề bi lụy, trái lại đó lại trở thành động lực thúc đẩy dân tộc tiếp tục con đường mà Người đã chọn

- Lời thơ chính là lòng thành kính, niềm biết ơn vô hạn đối với Người

    + Sức mạnh tinh thần Bác tạo ra, nhân cách của Bác là tấm gương sáng để mọi người soi chiếu bản thân trở nên trong sáng hơn

- Kết bài chính là lời hứa, lời ước nguyện của dân tộc trước Bác

→ Tình cảm con dân Việt Nam dành co Bác luôn đong đầy, thiết tha ân tình mà hàng triệu trái tim Việt Nam cùng dâng lên Người.

Năm 2020 phải nói là một năm rất khó khăn với mỗi quốc gia,các ngành công nghiệp lao dốc trầm trọng,nhiều nơi người dân còn thiếu cái ăn,cái mặc.Số người chết thì nhiều vô kể,chủ yếu là những người già đã có bệnh nền từ trước.Năm 2020 nói thật là năm khủng hoảng kinh tế của rất nhiều quốc gia,những y bác sĩ có người phải xa gia đình để đến với nơi tuyến đầu trống dịch,cũng có những người bác sĩ đi xa mà cũng chẳng bao giờ trở về bên người thân bạn bè nữa,để cho những người ở lại đợi mãi mà vẫn không thấy hồi âm.Những vẫn cởn những nơi nào đó vẫn chứa chan đầy ắp tình thương,các điểm phát thức ăn cho những người chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch,ôi ! Tình nghĩa nhân dân ta mới bền chặt biết bao.Đôi khi cũng chỉ là những gói mì tôm nhỏ nhưng cũng đủ cho ta cảm thấy ấm lòng.Vậy là năm 2020 đã đi qua,tiếp đến là năm 2021,năm 2021 sẽ mở ra cho nhân loại một kỉ nguyên mới,một kỉ nguyên sẽ không còn cảnh đói khổ,loạn lạc sảy ra,các bn học sinh lại sẽ được đến trường nơi tiếng giảng bài ấm áp lại một lần ữa vang lên.

      chúc bn học tốt !!! yeu

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trên cái nền hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng và duyên dáng thơ mộng, mĩ lệ của Tây Bắc, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng tập thể những người lính Tây tiến với một vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm."

Như ở trên đã thấy, cách tả cảnh của Quang Dũng đã lạ mà đến đây, cách tả người càng lạ hơn. Thơ ca thời kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài thơ "Đồng chí" đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

Còn ở đây, nhắc đến hình ảnh "Đoàn binh không mọc tóc", tác giả đã gợi lại hình ảnh anh "vệ trọc" một thời. Nhưng câu thơ còn có ý tả thực về một hiện thực trần trụi và khắc nghiệt: những con suối độc, những trận sốt rét rừng đã làm cho người lính xanh xao, rụng tóc. Hình ảnh lạ thường nhưng không hề quái đản. Người lính dù có tiều tụy nhưng vẫn ngời lên một phẩm chất đẹp đẽ, kiêu hùng: "không mọc tóc" chứ không phải là "tóc không mọc". "Không mọc tóc" có vẻ như là không thèm mọc tóc, không cần mọc tóc… thể hiện thái độ coi thường gian nguy, vượt lên hoàn cảnh của người lính Tây Tiến.

 

Ba tiếng "dữ oai hùm" đặt cuối câu giống như tiếng dằn rất mạnh, khẳng định ý chí ngút trời, tinh thần chiến đấu sôi sục của người lính. Câu thơ giống như cái hất đầu đầy kiêu hãnh, ngạo nghễ người lính Tây Tiến thách thức gian khổ, chiến thắng gian khổ, trở thành người anh hùng. Trong bài thơ có một cái tên thành thị, hoa lệ: Hà Nội, nhưng đó không phải là một cái mốc có thật trên đường Tây Tiến mà ở đây trở thành một mốc của độ cao bởi giấc mơ kia chính là một đỉnh điểm. Câu thơ diễn tả tinh tế chân thật tâm lý của những người lính ra đi từ thủ đô. Hình ảnh Hà Nội và dáng kiều thơm hiện về trong đêm mơ không làm cho họ nản lòng, thối chí mà ngược lại là nguồn động viên, cổ vũ đối với các chiến sĩ. Một thoáng kỉ niệm êm đềm trong sáng ấy đã tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan. Nó là động lực tinh thần giúp người lính băng qua những tháng ngày chiến tranh gian lao của đời mình.

Bốn câu thơ tiếp theo, tác giả nhìn thẳng vào cái bi nhưng đem đến cho nó một vẻ hào hùng lẫm liệt và sang trọng:

 

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Những từ Hán Việt cổ kính trang trọng "biên cương", "viễn xứ" đã làm cho những nấm mồ chiến sĩ được vùi lấp vội vàng nơi rừng hoang biên giới cũng trở thành những nấm mồ chí tôn nghiêm. Cái bi của câu trên được câu dưới nâng lên thành bi tráng bởi nhân cách của người đã chết "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Đời xanh tuổi trẻ biết bao nhiêu là hoa mộng nhưng họ vui vẻ hiến dâng cho tổ quốc. Họ đi vào cái chết như đi vào một giấc ngủ nhẹ nhàng và thanh thản vô cùng. Nếu người tráng sĩ ngày xưa với hình ảnh "da ngựa bọc thây" đầy vinh quang thì người lính tây tiến với hình ảnh "áo bào thay chiếu" đầy sức mạnh ngợi ca. Thực tế, những người lính gục chết trên chiến trận nhiều khi manh chiếu cũng không có, huống chi là "áo bào". Nhưng thái độ trân trọng, yêu thương cùng cảm hứng lãng mạn đã tạo ra ở Quang Dũng một cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điển trước cái chết của người lính. Trong cách nhìn ấy, cái chết của người lính Tây tiến không chìm trong cái lạnh lẽo như trong thơ của Đặng Trần Côn: "Hồn tử sĩ gió ù ù thổi" mà được bao bọc trong một âm hưởng hùng tráng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

 

Câu thơ vang dội như một khúc nhạc kì vĩ. Âm hưởng bi hùng của khúc chiêu hồn tử sĩ dội lên từ chữ "gầm". Thiên nhiên đã tấu lên khúc nhạc dữ dội, oai hùng của nó, vừa là để đưa tiễn hồn người chiến sĩ về nơi vĩnh hằng, vừa nâng cái chết lên tầm sử thi hoành tráng. Các anh ra đi và lại trở về với đất mẹ, về với những người anh hùng dân tộc đã ngã xuống, là tiếp nối truyền thống cha ông. Và phải chăng tiếng gầm của dòng sông Mã cũng chính là tiếng lòng của người còn sống? Bởi cái chết của đồng đội không làm họ chùn bước mà chỉ làm tăng thêm lòng quả cảm và chí căm thù.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phan-tich-chan-dung-nguoi-linh-tay-tien#anc1542767443729

3 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

 

Tây Tiến là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút về “anh bộ đội Cụ Hồ” trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ chiến sĩ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đoàn binh Tây Tiến thân yêu của mình. Thơ Quang Dũng nóng bỏng hào khí chiến trường.

Sau một thời gian xa đơn vị và đồng đội, ông viết bài thơ Tây Tiến này vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một địa điểm bên bờ sông Đáy hiền hoà. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây Bắc xa xôi. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi” bao kỉ niệm đẹp và cảm động một thời trận mạc đầy gian khổ, hi sinh. Đây là đoạn thơ thứ ba trong bài Tây Tiến, đã khắc họa khí phách anh hùng và tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trong máu lửa:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

(…)

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Trên những nẻo đường hành quân chiến đấu, vượt qua bao núi cao dốc thẳm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, đoàn binh Tây Tiến hiện ra giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp, vừa kiêu hùng vừa cảm dộng. Người chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng, với nước da xanh phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lương thực: “không mọc tóc". Câu thơ trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm đầu kháng chiến vốn thế. “Không mọc tóc” là hình ảnh phản ánh cái khốc liệt của chiến trường:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Cái hình hài không lấy gì làm đẹp: “quân xanh màu lá”, “không mọc tóc” tương phản với “dữ oai hùm” là một nét chạm khắc tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tình thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm cho quân giặc phải khiếp sợ. “Dữ oai hùm” là một hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí người lính mang tính kế thừa và sáng tạo của Quang Dũng. Các chiến binh “Sát Thát” đời Trần: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” (Phạm Ngũ Lão); “Tì hổ ba quân, giáo gươm sáng chói” (Trương Hán Siêu). Nghĩa quân Lam Sơn xung trận trong khí thế “bình Ngô”: “Sĩ tốt kén tay tì hổ – Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” (Bình Ngô đại cáo) — Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh quân thù, thời đại nào cũng có những chiến sĩ “tì hổ” và “dữ oai hùm” như thế đó! Với niềm tự hào, Quang Dũng đã viết nên một câu thơ rất hay: "Quân xanh màu lá dữ oai hùm”, lấy cái “thô”, cái “mộc” để tô đậm cái đẹp, cái dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn người chiến sĩ.

Gian khổ, ác liệt, thiếu thốn, bệnh tật… muôn lần khó khăn, thử thách nhưng họ vẫn có những giấc “mơ”, giấc “mộng” rất đẹp:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Mộng và mơ gửi về hai phía chân trời: biên giới và Hà Nội, nơi còn đầy bóng giặc. “Mắt trừng” – hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác, tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt. “Mộng qua biên giới" – mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương, lập nên bao chiến công nêu cao truyền thống anh hùng của đoàn binh Tây Tiến. Lại có những giấc mơ đẹp. Chiến sĩ Tây Tiến vốn là những học sinh, sinh viên, những chàng trai Hà hành “xếp bút nghiên theo việc đao, cung”, giàu lòng yêu nước, phong độ hào hoa: “Từ thuở mang gươm đi giữ nước – Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Văn Nghệ). Sống giữa núi rừng miền Tây, gian khổ, ác liệt, cái chết bủa vây, lửa đạn mịt mù, nhưng các anh vẫn mơ về Hà Nội. Quên sao được những hàng me, hàng sấu, nhưng phố cũ trường xưa, “Những phố dài xao xác hơi may?”… Quên sao được những tà áo trắng, những thiếu nữ thương yêu, những “dáng kiều thơm" từng hò hẹn. Hình ảnh “dáng kiều thơm" trong câu thơ của Quang Dũng đem đến cho người đọc nhiều thú vị: ngôn từ vốn có trong thơ lãng mạn thời “tiền chiến” nhưng dưới ngòi bút nhà thơ – chiến sĩ nó trở nên có hồn, đặc tả chất lính hào hoa, trẻ trung, lãng mạn của người lính trẻ đoàn binh Tây Tiến trong trận mạc.

Nếu người nông dân mặc áo lính trong thơ Chính Hữu mang theo nỗi nhớ "giếng nước gốc đa”, nhớ mái nhà tranh, nhớ ruộng nương…; trong thơ Hồng Nguyên là nỗi nhớ “người vợ trẻ – Mòn chân bên cối gạo canh khuya”, … thì người chiến sĩ trong thơ Quang Dũng, nỗi nhớ gắn liền với “mộng” và “mơ”. Mộng lập chiến công, mơ “dáng kiều thơm”. Hữu Loan trong bài thơ Màu tím hoa sim cũng viết rất hay về nỗi nhớ của người lính chống Pháp:

Từ chiến khu xa

Nhớ về ái ngại

Lấy chồng thời chiến tranh

Mấy người đi trở lại

Lỡ khi mình không về

Thì thương người vợ bé bỏng chiều quê…

Viết về “ruộng’’ và “mơ” của người chiến binh Tây Tiến, Quang Dũng đã ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời của đồng đội. Đó là một nét khám phá của nhà thơ khi vẽ chân dung “anh bộ đội Cụ Hồ” xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản trong chín năm kháng chiến chống Pháp.

Bốn câu thơ tiếp theo là những nét vẽ bổ trợ, tô đậm bức chân dung người lính.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Trong gian khổ và chiến trận, bao đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường miền Tây. Họ nằm lại nơi chân đèo góc núi. Nấm mồ người chiến sĩ “rải rác biên cương”. Câu thơ để lại trong lòng ta nhiều thương cảm, biết ơn, tự hào: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Nếu tách câu thơ trên ra khỏi đoạn thơ thì nó tựa như bức tranh xám lạnh, ảm đạm và hiu hắt, đem đến nhiều xót thương. Nhưng nằm trong văn cảnh, đoạn mạch, câu thơ tiếp theo: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", đã nâng cao chí khí và tầm vóc người lính. Các anh đã ra trận vì một lí tưởng rất đẹp. “Đời xanh" là: trai trẻ, là tuổi thanh xuân của “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng…” những học sinh, sinh viên Hà Nội. Họ lên đường đầu quân vì nghĩa lớn của chí khí làm trai. Họ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Câu thơ “Chiến truờng đi chẳng tiếc đời xanh” vang lên như một lời thề thiêng liêng, cao cả. Các anh quyết đem xương máu để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Anh bộ đội cũng như nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến với quyết tâm sắt đá: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lệ”. Quang Dũng ghi lại cảnh bi tráng giữa chiến trường miền Tây thuở ấy:

Áo bào thay chiếu anh vế đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Các tráng sĩ ngày xưa giữa chốn sa trường lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu hãnh. Các chiến sĩ Tây Tiến với chiếc chiếu đơn sơ, với tấm “áo bào” bình dị ấy: “anh về đất”. Một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản. Anh ra trận giết giặc vì quê hương. Anh ngã xuống là: “về đất”, nằm trong lòng Mẹ Tổ quốc thân yêu. Nhà thơ không dùng từ “chết”, từ “hy sinh” mà lấy cụm từ “về đất” để ca ngợi sự hi sinh cao cả mà bình dị, thầm lặng mà thanh thản, nhẹ nhàng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Người chiến binh Tây Tiến đã sống và chiến đấu cho quê hương, đã chết vì đất nước quê hương. “Anh về đất” bằng tất cả tấm lòng chung thủy của người chiến sĩ. Tiếng thác sông Mã “gầm lên” giữa núi rừng miền Tây như tiếng kèn trong bài “Chiêu hồn liệt sĩ” tống tiễn linh hồn liệt sĩ về nơi an giấc ngàn thu. Câu “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” là một câu thơ hay vì gợi tả được không khí thiêng liêng, trang trọng, đồng thời tạo nên âm điệu trầm hùng, thương tiếc. Phong cách ngôn ngữ của Quang Dũng rất đặc sắc, bên cạnh những từ ngữ bình dị đời lính như: gục, không mọc tóc, dữ, trừng, về đất, chiếu, gầm lên… lại có một số từ Hán Việt như: mộng, mơ, biên giới, dáng kiều, biên cương, viễn xứ, áo bào, khúc độc hành – nhờ đó mà cái bình dị làm nổi bật cái cao cả thiêng liêng, cái bình thường tô đậm cái anh hùng, vĩ đại. Chất bi tráng và màu sắc lãng mạn từ vần thơ tỏa rộng trong không gian và chiều dài lịch sử.

Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ Tây Tiến là đoạn thơ độc đáo nhất. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ kết hợp vận dụng sáng tạo trong miêu tả và biểu lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ “có hồn”. Người lính đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến mãi mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu vào tâm hồn dân tộc.



 

25 tháng 11 2017

Nhân vật tôi: người tham gia nhiều chặng đường gian khổ của lịch sử

    + Là người giỏi quan sát, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo

    + Có giọng điệu vui đùa, khôi hài nhưng khôn ngoan, trải đời

    + Người trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc

→ Nhân vật tôi thấp thoáng bóng dáng của tác giả, người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét mang tới điểm nhìn chân thật, khách quan

- Nhân vật Dũng

    + Sống đúng như lời mẹ dạy, lên đường nhập ngũ cứu lấy Hà Nội

    + Dũng và Tuất thể hiện được cốt cách của người Hà Nội

- Một số nhân vật khác:

    + Ông bạn trẻ đạp xe như gió làm xe người ta suýt đổ còn quay lại chửi “tiên sư cái anh già”

    + Những người mà nhân vật “tôi” hỏi thăm khi quên đường

    + Những “hạn sạn của Hà Nội” làm lu mờ đi ý nghĩa, nét đẹp của sự tế nhị, thanh lịch

11 tháng 10 2021

Em tham khảo:

          Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

24 tháng 1 2018

Người đàn bà vùng biển:

- Ngoại hình xấu xí, thô kệch

- Cuộc đời: thiếu may mắn, lam lũ, cực khổ

- Tính cách: Cam chịu, nhẫn nhục dù bị chồng bạo hành

- Giàu lòng tự trọng: khi biết hành động vũ phu bị người khách lạ và đứa con biết thì đau đớn, xấu hổ,nhục nhã

- Sống sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con → Người phụ nữ vị tha, giàu đức hi sinh

*Nhân vật người chồng

- Vốn là anh con trai hiền lành nhưng cuộc sống đã biến anh thành người vũ phu, tàn bạo, ích kỉ

→ Vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của đau khổ

*Chị em Phác

+ Người chị: yếu ớt nhưng can đảm, là điểm tựa của người mẹ, ngăn cản được hành động dại dột của đứa em

+ Phác: thương mẹ nhưng chỉ nhìn được sự độc ác, tàn nhẫn của cha, còn bé nên chưa hiểu lẽ đời

→ Hình ảnh những đứa trẻ sống trong bạo lực

*Nghệ sĩ Phùng

+ Người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm

+ Người lính vào sinh ra tử nên căm ghét áp bức, bất công, làm mọi thứ vì cái thiện, lẽ công bằng

+ Thấu hiểu, đồng cảm với mọi vui buồn, cay đắng ở đời

→ Người có tâm hồn nghệ sĩ, giàu lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu

Đành cho nhưng bạn rảnh quần đem khuya (giống mình ) Hôm rồi mình đọc được status "ức chế cuộc đời" của một người bạn. Mà đó lại là một người mình có cảm tình đặc biệt (thực ra là người yêu cũ của mình) nên mình rất lưu tâm. Mình nhắn tin hỏi bạn ấy coi có việc gì, thì được bạn tâm sự chuyện gia đình, phát sinh mâu thuẫn giữa bạn và cha của bạn.Vậy là giữa đêm, mình...
Đọc tiếp

Đành cho nhưng bạn rảnh quần đem khuya (giống mình leuleu

Hôm rồi mình đọc được status "ức chế cuộc đời" của một người bạn. Mà đó lại là một người mình có cảm tình đặc biệt (thực ra là người yêu cũ của mình) nên mình rất lưu tâm. Mình nhắn tin hỏi bạn ấy coi có việc gì, thì được bạn tâm sự chuyện gia đình, phát sinh mâu thuẫn giữa bạn và cha của bạn.

Vậy là giữa đêm, mình vẫn phải miệt mài "nói chuyện" đến mỏi cả tay qua tin nhắn. Tất cả chì vì mình sợ rằng nếu không khéo léo, rồi sẽ có lúc bạn phải ân hận giống mình. Một sự ân hận, một nỗi đau mà suốt cả cuộc đời mình sẽ không thể nào thay đổi được.

Mình không hỏi kĩ, và cũng không nghi ngờ nỗi đau mà bạn đang gánh phải. Mình cứ mặc nhiên cho rằng tất cả những gì bạn đang tâm sự với mình là hoàn toàn sự thật. Mình thậm chí còn cho rằng có thể những nỗi đau mà bạn có thể kể ra chỉ bằng 1/10 nỗi đau mà bạn thực sự đang chịu đựng. Mình thậm chí còn cho rằng có thể những hành vi sai trái mà ba của bạn đang mắc phải chỉ "xấu xa" bằng 1/10 so với thực tế mà vì bạn quá xấu hổ chẳng dám nói ra.

Nhưng bạn ơi, cho dù cha bạn có xấu xa như thế gấp một trăm, một ngàn lần đi nữa thì đó vẫn là cha của bạn. Đó là một thực tế "đau đớn" mà không ai trong bất cứ chúng ta có thể thay đổi được. Kể từ khi chúng ta được mẹ sinh ra trên cõi đời này, thì chúng ta đã gánh món nợ ân tình, ơn nghĩa sinh thành và sau này là công lao dưỡng dục của cả cha lẫn mẹ. Nếu không có công lao trời biển ấy, chúng ta có đủ hình hài, có được tồn tại được trên đời để bây giờ ngồi phán xét hay không?

Thật may là người bạn đó đủ thân tình để hiểu hết và hiểu đúng đến từng ngóc ngách những khổ đau trong cuộc đời mình. Để bạn tin rằng những nỗi đau mà bạn đang gánh chịu so với mình thì còn nhẹ nhàng nhiều lắm. Bạn cũng đủ đồng cảm để tin rằng có những thời điểm mình "hoàn toàn đúng" khi phát sinh lòng thù hận với cha. Và với những người thân thuộc, họ còn cho rằng sự thù hận như vậy là quá nhẹ so với những gì mình chịu đựng.

Mình cũng cho rằng mình luôn đúng. Mình tuyệt đối đúng. Cho tới một ngày mình cảm thấy những vết thương ngày xưa nay đã liền da. Những sai lầm, những khổ đau đã lui vào dĩ vãng. Cho tới lúc mình cảm thấy tâm thế dửng dưng, cảm xúc trơ lì và mặt mày ráo hoảnh trước những nỗi buồn trong quá khứ thì cũng là lúc trong lòng dâng lên một nỗi niềm mất mát và ân hận đến không giấy mực nào tả nổi.

Bởi vì trong những lúc bị "đàn áp" và "vùi dập" đến không thương tiếc, đã có nhiều lần mình "phản kháng". Và cứ thế, một bức tường vô hình đã được dựng lên ngăn cách cha con. Ban đầu nó thật mỏng manh, nhưng nỗi đau cứ bện chặt vào và tình cảm lại bị bào mòn đi một ít.

Tới khi mình đủ lớn, đủ va vấp và trải nghiệm để có thể hiểu (dù chỉ một phần) những suy nghĩ ẩn giấu sâu xa làm phát sinh những việc làm tiêu cực của cha ngày trước, để có thể nhẹ nhàng nhắm hai mắt lại cho một giọt nước chảy ra và quên đi mọi chuyện, sẵn sàng đào sâu chôn chặt quá khứ đau thương dạo trước thì cũng là lúc mình bàng hoàng nhận ra tình cảm cha con không thể nào quay trở lại.

Mình bắt đầu một cuộc chạy đua không mệt mỏi để phá vỡ bức tường vô hình mà ngày xưa chính mình là kẻ góp công góp sức dựng lên. Nhưng điều đó là không đơn giản. Cho dù mình đã cố hết sức và bằng mọi cách để quan tâm, lo lắng và yêu thương nhưng hai cha con vẫn không thể đối xử với nhau một cách thực sự "bình thường".

Nhìn cha ngày một già đi, bệnh tình ngày càng thêm trầm trọng mà mình lại tự trách mình vô dụng. Có nhiều đêm ngủ, nằm mơ thấy cha không còn nữa. Mình bơ vơ ôm di ảnh cha ngồi khóc bên nấm mộ, giữa đồng không mông quạnh, không một bóng người, chỉ tê tái một mùa gió chướng. Vào giây phút ấy, mọi lỗi lầm trong quá khứ của cha đối với mình nhẹ như sương khói. Oán hận đã bay đi, chỉ còn tình yêu ở lại.

Mình nói với bạn mà như tâm sự với chính bản thân mình. Rằng tất cả chúng ta, ai ai cũng chỉ có một cha một mẹ. Điều đó là bất biến, là thiêng liêng nhất và không gì có thể thay thế được.

Không gì có thể thay thế được.

Lỡ mai này cha mẹ mất đi rồi thì chúng ta sẽ mãi mãi là một "đứa trẻ" mồ côi. Cảm giác ấy mình may mắn đã được gặp trong những giấc mơ. Và mình hiểu nó kinh khủng lắm. Nó cô đơn và đau đớn lắm. Nó khiến chúng ta cảm thấy hối hận vì những tháng ngày hoang phí không ở cạnh và không được nói tiếng yêu thương với mẹ với cha.

Mình nói, và rồi gần như năn nỉ. Rằng "em hãy hứa với anh đi, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không được để lỡ miệng nói ra bất cứ một lời nào có thể cắt đứt sợi dây tình cảm cha con. Sợi dây đó bền chặt lắm nhưng cũng lại mong manh lắm. Và một khi đã đứt rồi thì không gì, không gì có thể hàn gắn lại như ngày xưa được nữa".

"Em có thể buồn chán, giận hờn, oán trách hay đau khổ. Và nếu những đau khổ mà em chịu đựng lớn đến mức có thể khiến em gục ngã thì em có thể căm thù, có thể cho rằng mình không bao giờ tha thứ, nhưng hãy cố gắng ĐỪNG BAO GIỜ NÓI RA CÂU NÓI ẤY. Đừng tự tay dựng lên bức tường ngăn cách tình cảm cha con".

Vì thời gian kì diệu lắm. Nó có thể chữa lành mọi vết thương. Rồi sẽ tới lúc mọi khổ đau tan biến và chúng ta muốn lại được chạy đến sà lòng vào cha mẹ, ôm lấy họ và cất lên tiếng nói yêu thương. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể nào vung tay, cất miệng để làm, để nói lên những điều như vậy. Thì đấy mới chính là sự đau khổ lớn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Sưu tầm.

4
6 tháng 11 2016

hay

12 tháng 9 2023

Tham khảo
 

Một tác phẩm văn học chạm được đến trái tim người đọc không phải là những trang viết có ngôn từ trau chuốt, mượt mà, dùng từ đắc địa. Kỳ thực một tác phẩm có thể khiến người đọc thấy ngấm phải là tác phẩm có những "chi tiết đắt", là điểm sáng thổi bùng lên chủ đề tác phẩm. Nam Cao đã đưa chi tiết "bát cháo hành" đầy tính nhân văn trong truyện ngắn "Chí Phèo", và Kim Lân đã rất thành công khi đưa hình ảnh "Nồi cháo cám" vào trong tác phẩm, giữa nạn đói năm 1945 đang hoành hành. Chi tiết "Nồi cháo cám" trong truyện ngắn "Vợ nhặt" có thể xem là đầy dụng ý nghệ thuật và giàu tính nhân văn.

 

"Vợ nhặt" là một truyện ngắn tái hiện lại cuộc sống cùng cực, thê thảm, nhưng không bế tắc của những con người sống giữa nạn đói năm 1945. Kim Lân đã khắc họa thành công hình ảnh bà cụ Tứ, anh cu Tràng, vợ Tràng. Và hơn hết chỉ có một chi tiết nhỏ "Nồi cháo cám" ở giữa truyện dường như đã đẩy cao trào cái đói khổ lên tận cùng và cũng đẩy tình yêu thương và lòng vị tha của người mẹ đến ngưỡng cao nhất. Người đọc khi gấp trang sách lại sẽ bị ám ảnh bởi chi tiết này, cảnh tượng nạn đói năm 1945 dường như hiển hiện ra ngay trước mặt.

 

Tác giả đã rất khéo léo để lựa chọn đưa chi tiết "nồi cháo cám" vào câu chuyện nhặt được vợ của anh cu Tràng. Thời điểm này đã nói lên tất cả nỗi cơ cực, đường cùng của những nạn nhân năm 1945 và cũng qua đó mới thấy được tình thương yêu bao la, vô bờ bến của người mẹ. Giữa cái đói nhưng tình yêu thương vẫn không bị mai một, nó vẫn luôn bùng cháy, chỉ là đôi lúc nó ngấm ngầm chảy trong người. "Nồi cháo cám" không phải xuất hiện trong một bữa ăn bình thường mà xuất hiện ngay trong buổi sáng hôm sau, buổi sáng đầu tiên của "lễ ra mắt con dâu", đáng nhẽ ra như bà cụ Tứ đã nói "kể ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy nhưng nhà mình nghèo quá, cũng chả ai chấp nhặt gì lúc này". Cái sự tình khốn khổ, nghèo đói giữa năm 1945 này thật khiến co người ta phải nghẹn ngào.

 

Bữa cơm đón dâu giữa nạn đói thực sự thê thảm, "giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành". Cái không khí đói bao trùm nhưng ai cũng biết, ai cũng nén trong lòng, không bộc lộ ra bên ngoài. Điều đáng nói hơn hết là trong bữa cơm ngày đói này, tâm trạng của bà cụ Tứ khác hẳn, bà không rủ rũ như mọi ngày, bà kể toàn chuyện vui, nói toàn chuyện hay. Đây có thể xem là sự chuyển biến tâm lý đột ngột của người đàn bà nghèo khổ. Người mẹ này tuy nghèo đói một đời nhưng rất biết cách chiều con, với lại nhà lại có thêm cô con dâu mới giữa cảnh đói kém triền miên. Có thể nói những lời bà cụ Tứ nói đều gợi mở lên một tương lai tươi sáng của con người và của đất nước.Nhưng có một chi tiết chuyển biến để nhấn mạnh hình ảnh "nồi cháo cám" khiến người đọc không kìm nổi xúc động "bà lật đật chạy xuống bếp, lễ bễ bưng ra một cái nồi bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy vừa nói". Sau đó chính là lời thoại của chính bà cụ Tứ, lời thoại chan chat, nghẹn ứ ở trong lòng như chính "nồi cháo cám" ấy:

 

"Chè khoái đấy, ngon đáo để" và "Cám đấy mày ạ, xóm mình còn có khối người không có cám mà ăn ấy chứ". Một chi tiết thật đắt giá, một chi tiết gợi lên cái đói, cái nghèo đến cùng cực. Mặc dù ăn cháo cám nhưng ba mẹ con không ai than hay chê trách, ai cũng ăn một cách ngon lành. Bởi đây là nồi cháo yêu thương, nồi cháo đong đầy tình mẹ và nồi cháo của sự yêu thương và lòng vị tha. Người đọc sẽ thấy được rằng giữa cái đói nghèo cùng cực nhưng tình mẹ vẫn luôn bất diệt, luôn vĩnh cửu không bao giờ thay đổi. Bởi rằng trong suy nghĩ của bà cụ Tứ thì "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời" nên bà vẫn luôn vạch ra trước mắt của hai đứa con một viễn cảnh tươi sáng nhất.

 

Chi tiết "nồi cháo cám" vừa có giá trị hiện thực sâu sắc vừa có giá trị nhân đạo, chạm đến trái tim người đọc. Về giá trị hiện thực "nồi cháo cám" tái hiện lại cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn đến cùng cực của nạn đói năm 1945. Giữa khung cảnh ấy hiện lên những con người nghèo khổ đến tận cùng của xã hội, tưởng rằng sẽ không còn một lối thoát nào cho tương lai. Nồi cháo cám ấy cho đến bây giờ vẫn ám ảnh tâm trí của người đọc, bởi nó có sức ám ảnh quá lớn.

 

Bên cạnh đó, "nồi cháo cám" còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng người mẹ nghèo thực sự đáng trân trọng. Dù đói khổ nhưng bà cụ Tứ luôn dành những yêu thương, những ân cần sâu sắc nhất đối với con. Ngoài giá trị nội dung thì chi tiết "nồi cháo cám" còn mang giá trị nghệ thuật, bởi đây là một chi tiết nghệ thuật, tự bản thân của hình ảnh đó đã mang giá trị trong mình, khiến cho cả câu truyện ngắn trở nên tươi đẹp và ấm áp hơn trong cảnh đói nghèo, chết chóc.

 

Gấp lại trang sách, hình ảnh "nồi cháo cám" của Kim Lân vẫn luôn quẩn quanh trong tâm trí người đọc. Nó thực sự ám ảnh, thực sự có sức lay động ghê gớm. Nạn đói năm 1945 và những con người thời kỳ đó bằng tình yêu thương và lòng nhân hậu đã có thể vượt qua tất cả.