K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2018

Đây là cuốn sách đoạt giải văn học “Robo no ishi” năm 2000, giải thưởng văn học danh giá của Nhật Bản (cuốn sách Totto-chan, cô bé bên cửa sổcũng nhận giải thưởng này năm 1983).

Tôi "bị" bố bắt cóc kể lại một chuyến nghỉ hè "lạ lùng" - bởi nhân vật chính đi cùng tên bắt cóc. Đây cũng là một chuyến bắt cóc đặc biệt, vì kẻ bắt cóc là bố - "một người lớn không tốt" và người bị bắt cóc là con gái "còn không biết là mình yêu hay ghét bố nữa".

Haru là cô bé 11 tuổi sống cùng mẹ sau khi bố mẹ cô ly thân bốn năm trước. Vào một ngày hè, cô thèm ăn kem và ra cửa hàng để mua thì bất ngờ gặp bố đã mở sẵn cửa xe cùng lời mời: "Xin mời tiểu thư".

Hai bố con bước vào vụ "bắt cóc" hay chính xác hơn là chuyến du lịch từ đó. Trong chuyến đi ấy, "tiểu thư" Haru đôi lần mệt mỏi đã tới đồn cảnh sát để vu rằng cô bị bắt cóc. Bằng tình cảm, sự kiên nhẫn, người bố đã đưa cô bé quen sống trong tiện nghi của thành phố hiện đại vào những trải nghiệm nơi nông thôn, miền núi hay vùng biển.

Đôi lúc, hai cha con đi như kẻ bụi đời. Đó là đi lững thững trong đêm để cảm nhận, tận hưởng khoảnh khắc của biển, bữa tiệc BBQ trong công viên hay đơn giản đạp xe qua những cánh đồng để hít thở không khí trong lành của làng quê. Thậm chí, họ còn đi tìm lều ngủ để có những trải nghiệm...Chuyến đi như để 2 cha con tìm lại ký ức, nếm trải những điều thú vị trong cuộc sống, nhớ lại những kỷ niệm xưa cũ là món ăn gia đình từng ăn, ngôi nhà của họ ngày xưa và gặp lại những người bạn mới, bạn cũ.

Cứ như thế, cô con gái cảm nhận được tình yêu thương của cha dành cho mình. Từ lúc cô cảm thấy mất tự nhiên khi được bố nắm tay dắt đi cho đến khi cô cảm thấy ngại ngùng về sự vụng về của bố và ước rằng không ai biết người đàn ông đó chính là người sinh ra cô.

Và cuối cùng, cô cảm nhận được bố đã dành tất cả cho con, dù không biết nấu ăn nhưng bố vẫn cố gắng vào bếp, nấu những món ăn bằng cả trái tim với mong muốn con được no bụng.

Điều đặc biệt, chuyến đi không hề có những lời dạy bảo giáo điều của người cha với con gái. Bạn đọc chỉ cảm nhận được sự ương bướng, ngang ngạnh, cố chấp của cô con gái và sự lúng túng, vụng về, thiếu tự nhiên của người cha lâu ngày không gặp con. Tuy nhiên, họ vẫn cùng nhau thưởng thức cuộc sống tươi đẹp và dành cho nhau tình cảm chân thành nhất xuất phát từ trái tim.

Sau chuyến đi, Haru nhận được nhiều bài học về cách làm người thấm thía. Cô cảm nhận được tình yêu thương gia đình, sự ân cần, chăm sóc, hết lòng vì con của người bố mà vì lý do nào đó cô không được sống cùng. Có thể nói, đây là một chuyến đi nối liền trái tim của cô bé với người bố.

Tôi "bị" bố bắt cóc là cuốn sách sẽ giúp bạn đọc có được những trải nghiệm, suy nghĩ mới về cuộc sống, về tình thân gia đình. Cuốn sách cũng cần thiết cho những người lớn đang chật vật với khó khăn của việc làm bố, làm mẹ. Cuốn sách thực sự đáng được các bậc phụ huynh thưởng thức, tham khảo như nhiều đầu sách hướng dẫn nuôi dạy con khác.

Nguồn: https://news.zing.vn/toi-bi-bo-bat-coc-cau-chuyen-xuc-dong-ve-tinh-cha-con-post711376.html

21 tháng 11 2018

?

23 tháng 11 2018

Tham khảo này bạn :>>

16 tháng 5 2018

 Bài văn như sau: 

tui ko nhớ quyển sách đó thế nào vì trả thư viện rồi  vì cuối năm học rùi, ok, k nhé !!!! ^_^

16 tháng 5 2018

add mk hỏi cái 

23 tháng 11 2016

Bác Hồ đã ra đi mãi mãi trong niểm tiếc thương của toàn thể nhân dân Việt Nam. Thế các bạn có biết nguồn cội của thiên tài này ha không? Sau đây mình sẽ kể cho các bạn nghe về nguồn cội cuả người thiên tài trí thức này nhé.

Bác Hồ húy là Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành sau đổi là Nguyễn Aí Quốc. Bác sinh ra ở làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Theo sách Thôn bạ Kim Liên thì họ Nguyễn Sinh là một cự tộc trong làng. Khoảng đầu thế kỉ XVII, ông chỉ tổ của tộc hệ này là Nguyễn Bá Phổ đã đến đây cư ngụ. Đến thế kỉ XVIII thì Kim Liên đã là một ngôi làng đông dân, có đời sống phong phú. Và trong cái cảnh trù mật, đông vui ấy của làng Sen, từ đó vốn đã có phần đóng góp của dòng họ Nguyễn Bá. Đến hệ thứ tư thì tộc trưởng Nguyễn Bá Dân xin thay chữ lót của họ mình thành Nguyễn Sinh. Con cháu họ Nguyễn Sinh ngày một đông đúc và giữ nề nếp chăm chỉ trong lao động. Về học tập, trong số người theo nghiệp Nho của dòng tộc có Nguyễn Sinh Vật dự kì thi Hương, năm 1651 dưới triều Lê Thần Tông. Cũng triều đó, Nguyễn Sinh Trí (17 tuổi) dự thi năm 1673. Đến hệ thứ 8, trong hệ có Nguyễn Sinh Hải là quan võ, lập công to nên được vua Lê Cảnh Hưng phong sắc.

Từ hệ thứ 9 về sau, dòng họ Nguyễn Sinh đã chia thành nhiều nhánh vì một số gia đình do cuộc sống khó khăn nên phải chuyển đi làm ăn xa, gần nhất là chuyển xuống Mậu Tài (tức làng Chài). Còn chi họ của Bác vẫn ở làng Sen.

Ông nội của Bác là Nguyễn Sinh Vượng tức Nguyễn Sinh Nhậm. đó là người cao lớn, khỏe mạnh và có học, rất thành thạo trong việc cà cấy, sản xuất, tính vui vẻ, nhân hậu luôn giúp đỡ mọi người. Vì lớn lên trong gia đình khá giả lại có nhiều ưu điểm nên được các bạn gái cùng lứa có cảm tình nên người thanh niên này lập gia đình sớm. Không lâu, vợ chồng họ sinh được người con trai tên là Nguyễn Sinh Trợ đến tuổi thiếu niên thì mẹ mất. Về phần Nguyễn Sinh Nhậm, từ khi mãn tang vợ, ông chưa nghĩ tới chuyện tục huyền mà vẫn ráng chịu cảnh gà trống nuôi con, vì ông vẫn rất xót thương người bạn đời đã quá cố. Vả lại, ông cũng muốn chờ con trai khôn lớn thêm. Cha con suốt ngày làm lụng nuôi nhau. Đến khi Nguyễn Sinh Trợ đã lớn, ông Nhậm dựng vợ cho con trai, phần nào làm người đã khuất yên lòng. Sau đó, ông mới lo đến việc tìm người nâng khăn sửa túi cho mình. Câu chuyện này đã để lại trong mỗi em học sinh về nguồn cội của một thiên tài, vị lãnh tụ vĩ đại – Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tham khảo nhé ! Chúc bn hok tốt !haha

23 tháng 11 2016

ko copy mạng thì để cả kiếp chả đứa nào tl, ai rảnh hơi mà ngồi ghi đâu

26 tháng 10 2016

Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở.

Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.

Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.

Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.

Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.

Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.

Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.

Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!

26 tháng 10 2016

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.

29 tháng 10 2018

Dễ ợt! Chỉ có điều tôi chưa từng đọc cuốn sách đó. leuleu

26 tháng 12 2018

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.

Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.

Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...

“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào.

Một sớm mai trong bài giảng của thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi”.

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với ba, con lại nghe ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! Mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

 “Công cha như núi Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành. Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc. Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán.

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người.

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con.

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng.

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.

26 tháng 11 2016

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời

26 tháng 11 2016

Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở.

Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.

Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.

Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.

Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.

Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.

Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.

Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!