Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài thơ đã gợi ra được những hình tượng nghệ thuật độc đáo mang nhiều tầng nghĩa:
+ Rừng: sự tự do.
(Cảnh giang sơn, núi rừng huy hoàng, hùng vĩ, dữ dội gợi liên tưởng tới một thế giới tốt đẹp trong quá khứ. Đó là thế giới của tự do.
Cảnh vườn bách thú của hiện tại với cũi sắt, hoa chăm cỏ xén, cây cối nhân tạo chính là gợi về thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
+ Hình ảnh con hổ bị nhốt nơi vườn bách thú, phải “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” để rồi “Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ” gợi lên hình ảnh những con người có hùng tâm, tráng chí nhưng sa cơ lỡ vận, vừa phẫn uất, vừa kiêu hùng về thân thế của mình, bất hòa với thực tại và đứng cao hơn thực tại.)
=> Tâm trạng của chú hổ chính là tâm sự của một thế hệ thanh niên.
- Nghệ thuật tương phản, đối lập được gợi ra rất khéo léo: Càng tô vẽ cho cảnh quá khứ huy hoàng thì càng làm cho người đọc ghét cảnh tầm thường, giả dối bấy nhiêu. => Tinh thần yêu nước. Sự tương phản đối lập giữa QK – HT, giữa cảnh sơn lâm hùng vĩ và cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường, giả dối. Sự tương phản đối lập gay gắt này đã làm nổi bật sự bất hòa sâu sắc giữa thực tại và niềm khao khát tự do đến mãnh liệt của con hổ.
- Ngôn từ giàu sức tạo hình -> từng phần cảm xúc.
+ Sử dụng từ láy và điệp ngữ -> nhịp điệu.
+ Sử dụng phép nhân hóa, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ để tạo nên những hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng.
- Thể thơ 8 chữ mới lạ. Giọng thơ vừa u uất dằn vặt vừa hào hùng, tha thiết.
- Nhạc điệu của bài thơ được tạo nên bởi nhịp điệu và giọng điệu. Bài thơ có những câu thơ dài ngắn đan xen vừa tạo hình, vừa giàu sức gợi cảm.
+ Các văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ điển hình về niêm luật, đối ý, vần, tính quy phạm, các quy tắc về cách gieo vần rất chặt chẽ.
+ Cái độc đáo của thơ Đương luật là dồn nén biểu cảm, đạt tới độ cô đọng và trở thành tính khái quát, triết lí. Thơ Đường gợi chứ không tả, và thường tạo ra những khoảng trống, khoảng lặng trong kết cấu.
+ Các tác phẩm trong bài 18, 19 đều là thơ hiện đại với những cây bút đầu tiên mở đường khai phóng cho "Thơ Mới".
+ Thơ Mới là trào lưu sáng tác phá vỡ tính cổ điển, giải phóng thơ triệt để khỏi quy tắc các phép tu từ, thanh vận chặt chẽ truyền thống, thậm chí có sự xuất hiện và phát triển mạnh của thể loại thơ tự do, thơ không vần…
+ Số lượng câu không bị giới hạn như những bài thơ truyền thống, ngôn ngữ hằng ngày được đưa vào thành ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Nội dung đa diện, phức tạp, thường không bị gò ép. Thơ mới chịu ảnh hưởng của các trào lưu, khuynh hướng trong thơ ca phương Tây như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa duy mĩ, chủ nghĩa ấn tượng…
+ Thể thơ tự do
+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ
+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.
Tác phẩm “Nhớ rừng” là một tác phẩm đóng vai trò mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ Mới sau này vì : bài thơ được trình bày dưới hình thức của thể thơ 8 chữ đã diễn tả sự chán ghét thực tại tầm thường, tù túng của con người thời đại. Để thể hiện tâm trạng đó của con người, tác giả đã mượn lời ca thán của con hổ ở hoàn cảnh bị nhốt trong vườn bách thú với sự ngột ngạt, bức bối dù trước đây nó đã từng là một vị chúa tể sơn lâm oai phong, lẫm liệt.
Nt:
thể thơ :8 chữ một thể thơ mới tự do phóng khoáng
bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn
hình ảnh bài thơ giàu chất tạo hình và ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú
Khác nhau :
thể thơ chữ hiện đại thuộc phong trào thơ mới
không theo khuân khổ của bài thơ trung đại
bài thơ có sự phá cánh về nhịp điệu số chữ trong câu
bộc lộ tâm tư tình cảm của nhà thơ rõ hơn
CHÚC BẠN HỌC TỐT