Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chân kính.
- Thân kính gồm:
* Ống kính:
+ Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại X 10 (gấp 10 lần), X 20 (gấp 20 lần),...
+ Đĩa quay gắn các vật kính.
+ Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại X 10, X 20,...
* Ốc điều chỉnh:
+ Ốc to.
+ Ốc nhỏ.
- Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ. Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu.
Thị kính:Để mắt vào quang sát
đĩa quay:Gắn các vật kính
Vật kính:Kính săt với vật cần quang sát
Ốc to , ốc nhỏ điều chỉnh độ quang sát
bàn kính :Nơi đặt tiêu bản để quan sát
Gương phản chiếu:tập trung ánh sáng vào vật mẫu
Co 8 bo phan cua kinh hien vi : 1. Thi kinh ; 2. Dia quay gan cac vat kinh ; 3. Vat kinh ; 4. Ban kinh; 5. Guong phan chieu anh sang ; 6. Chan kinh ; 7. Oc nho; 8. Oc to
Chào bạn Nguyễn Dung nhé
Câu 1 :Có mấy nhóm quả chín nêu đặc điểm của mỗi nhóm ?
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta chia thành 2 nhóm là quả khô và quả thịt.
Quả khô
- Đặc điểm: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng.
- Phân loại: quả khô gồm 2 loại là quả khô tự nẻ và quả khô không tự nẻ.
* Quả khô nẻ: khi chín thì vỏ quả tự nứt ra giúp phát tán hạt.
+ Lưu ý: khi thu hoạch các loại quả khô tự nẻ này thì phải thu hoạch trước khi quả chín vì khi quả chín thì vỏ quả sẽ tự nứt ra làm hạt rơi ra ngoài ta không thu hoạch được.
+ Ví dụ: quả bông, quả đỗ, quả cải, …
* Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt ra.
+ Ví dụ: quả thìa là, quả chò, …
Quả thịt
- Đặc điểm: khi chín mềm, vò dày chứa đầy thịt quả bên trong.
- Phân loại: quả thịt gồm 2 loại là quả mọng và quả hạch.
* Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng.
+ Ví dụ: quả cà chua, quả cam, quả chanh, quả dưa hấu, quả đu đủ, …
* Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt.
+ Ví dụ: quả đào, quả quả táo ta, quả mơ, quả mận, …
Câu 2 : tại sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
Câu 3 : Tại sao xương rồng có thể sống ở Sa Mạc ?
Do cây xương rồng có những đặc điểm để thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt ở xa mạc như:-Chịu được nhiệt độ cao,khô nóng. -Là tiêu biến thành gai để chống thoát hơi nước. -Thân cây mọng nước dự trữ nước trong cơ thể dưới dạng nhựa ( thân có dạng xốp hoặc rỗng để chứa nước tại những chỗ rỗng xốp đó ). -Rễ cây thường đâm sâu vào lòng đất để tìm mạch nước ngầm và cũng toả ra trên phạm vi rộng gần sát mặt đất để khi mưa xuống có thể hút hết nước trên mặt đất.
Câu 4 : nêu đặc điểm của tảo ?
- Tảo là nhóm thực vật bậc thấp,sống chủ yếu ở nước
- Cơ thể chúng đơn bào, tập đoàn hay đa bào,chưa phân hóa thành thân lá rễ và cũng chưa có mô điển hình
Câu 5 : so sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ ?
Giống nhau : Đều có rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng
Khác nhau :
+ Rêu chỉ có rễ giả nhưng dương xỉ đã có rễ thật
+ Rêu chưa có mạch dẫn nhưng dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
Vậy cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ phức tạp hơn cơ quan sinh dưỡng của rêu
Câu 6 : nêu vai trò của rêu
- Hình thành chất mùn để làm than đá.- Tạo than bùn làm chất đốt và phân bón.Động vật:
lợn,gà chó,vịt,hươu, nai,trâu,bò,ngan,ngỗng
vai trò của động vật: có giá trị thực phẩm,an ninh (như chó cảnh sát),làm cảnh(vd cá),cung cấp nguyên liệu(vd lông cừu),hộ trợ con người trong lao động,một số động vật có khả năng lây bệnh
thực vật:cây bạch đàn,cây đinh lăng,hoa hồi,cây xà cừ,...
vai trò: làm cảnh,công cụ sản xuất,thực phẩm,làm cảnh
tick mình nha
Gân lá hình mạng : lá gai, lá tía tô, lá mướp,...
Gân lá hình cung : lá địa liền, lá ngọc trầm, lá bèo lục bình,...
Gân lá song song : lá rẻ quạt, lá lúa, lá mía,...
Gân lá hình mạng : lá sen, lá lốt
Gân lá song song địa lan
Gân lá hình cung :địa liền
1/
Hiện tượng thụ phấn | Hiện tượng thụ tinh |
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy | Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử. |
2/Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
3/Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động.
Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi.
Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người.
Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là lá phổi xanh của con người
4/Nhờ quá trình quang hợp ,Thực vật lấy vào khí cacbônic và nhả ra khí ôxi. nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Nên đã góp phần giữ ổn định tỷ lệ các chất khí này trong khí quyển
5/Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người.
6/nhà bạn Lan phải thu hoạch các loại đậu đó trước khi chín vì:
Nếu hạt đỗ chín vỏ sẽ rất giòn \(\Rightarrow\) hạt rơi xuống đất \(\Rightarrow\) không thu hoạch được
học tốt nha
1)
Hiện tượng thụ phấn | Hiện tượng thụ tinh |
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy | Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử. |
2) Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
3) Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động.
Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi.
Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người.
Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI.
4)
Thực vật giúp điều hòa lượng khí cacbonic và oxi trong không khí:
- Trong quá trình hô hấp và đốt cháy nhiên liệu, đã sử dụng khí oxi và thải ra khí cacbonic ra môi trường
- Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật đã hấp thụ khí cacbonic và thải ra khí oxi, góp phần cân bằng các khí này trong không khí
5) Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người.
6)
Đỗ xanh, đen thuộc loại quả khô nẻ; khi chín khô vỏ quả sẽ tự nứt ra làm quả rơi xuống đất => khó thu hoạch, hạt có thể bị hỏng
=> Năng suất thấp
Con người chủ động thụ phấn cho hoa, nuôi một số loại côn trùng , trồng cây ở những nơi thoáng gió....làm tăng khả năng tạo quả , hạt của cây.
Để tăng khả năng thụ phấn cho hoa, con người đã có những biện pháp gì? Giải thích tác dụng của biện pháp?
- Thụ phấn bổ sung để tăng khả năng kết trái của cây.
- - Thụ phấn chéo nhằm tránh thoái hóa giống hay để lai tạo nên giống mới có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ như người trồng ngô thường thụ phấn chéo để tránh thoái hóa giống và tăng năng suất (tăng khả năng tạo hạt) bằng cách dùng bao giấy cuộn lại thành hình chiếc phễu, sau đó vít ngọn cây ngô xuống lắc cho hạt phấn rơi vào phễu . Khi đã có hạt phấn rồi thì tiến hành thụ phấn chéo cho cây bằng cách lấy hạt phấn của cây này rắc lên hoa (râu ngô) của cây kia.
- Nuôi ong trong vườn cây ăn quả để ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phấn cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.
- Tăng khả năng thụ phấn của cây khi sự thụ phấn tự nhiên kém hiệu quả. Một số nông dân khi trồng bí ngô thường thụ phấn bổ sung để tăng khả năng kết trái của cây.
- Thụ phấn chéo nhằm tránh thoái hóa giống hay để lai tạo nên giống mới có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ như người trồng ngô thường thụ phấn chéo để tránh thoái hóa giống và tăng năng suất (tăng khả năng tạo hạt) bằng cách dùng bao giấy cuộn lại thành hình chiếc phễu, sau đó vít ngọn cây ngô xuống lắc cho hạt phấn rơi vào phễu . Khi đã có hạt phấn rồi thì tiến hành thụ phấn chéo cho cây bằng cách lấy hạt phấn của cây này rắc lên hoa (râu ngô) của cây kia.