K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019

Biểu hiện : tài nguyên rừng suy giảm,thiên tai,.....

Nguyên nhân : do chiến tranh tàn phá, khai thác bừa bãi, quản lý lỏng lẻo ,biến đổi khí hậu ,công tác phòng và chữa cháy chưa đảm bảo

2 tháng 5 2019

Những biểu hiện: số lượng cây rừng đã bị khai thác một cách bữa bãi , dần cạn kiệt

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta:

- Do hậu quả chiến tranh.

- Nạn lâm tặc, khai thác rừng bừa bãi.

- Cháy rừng.

- Mở rộng diện tích đất canh tác, nạn du canh du cư của đồng bào dân tộc ít người.

- Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình cơ bản, phát triển thủy điện..



3 tháng 3 2019

Chiến tranh hủy diệt.

Cháy rừng.

Chặt phá, khai thác quá sức tái sinh của rừng.

8 tháng 1 2017

Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng

Ngày nay rừng nguyên sinh ở Việt Nam còn rất ít, phổ biến là các kiểu rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảng cỏ khô cằn.

Có tới mười triệu ha đất trống đồi trọc do bị mất rừng.

Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp, hiện nay chỉ đạt 35 – 38% diện tích đất tự nhiên.

Chất lượng rừng giảm sút. Nhiều loài cây to, gỗ tốt như: đinh, lim, sến, táu, lát hoa, sao, trắc, mun, gụ, giáng hương,…đã cạn kiệt.

21 tháng 6 2017

Đáp án: D. Cả 3 ý trên.

Giải thích: (trang 134 SGK Địa lí 8).

5 tháng 6 2017

- Chiến tranh hủy diệt.
- Cháy rừng.
- Chặt phá, khai thác quá sức tái sinh của rừng.

5 tháng 6 2017

- Chiến tranh hủy duyệt.

- Cháy rừng.

- Chặt phá khai thác quá sức tái sinh của rừng.

- Biến đổi khí hậu

23 tháng 8 2018

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta như chiến tranh, cháy rừng,… nhưng nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho tài nguyên rừng của nước ta bị suy thoái nghiêm trọng là do vấn đề khai thác rừng bừa bãi, quá mức cho phép không có kế hoạch hay hồi phục lại rừng.

Đáp án cần chọn là: A

29 tháng 3 2019

Nhận xét

Từ năm 1943 đến năm 2011, diện tích rừng nước ta giảm (dẫn chứng).

Hướng thay đổi khác nhau giữa các giai đoạn:

+ Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng Việt Nam giảm, từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha, giảm 7,1 triệu ha do chiến tranh tàn phá và do khai thác bừa bãi.

+ Từ năm 1983 đến năm 2011, diện tích rừng Việt Nam ngày càng tăng, từ 7,2 triệu ha (năm 1983) lên 13,5 triệu ha (năm 2011), tăng 6,3 triệu ha do đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mưới rừng.

Hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng

Làm cho hệ sinh thái rừng bị phá hoại, thiên tai ngày càng khắc nghiệt (lũ lụt, hạn hán,…).

Làm suy giảm các nguồn lợi kinh tế (tài nguyên sinh vật, đất đai, các cảnh quan thiên nhiên có giá trị du lịch,…).

Biện pháp bảo vệ rừng: khai thác, sử dụng đất hợp lí đi đôi với bảo vệ và phát triển vốn rừng,…