K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2020

Trong lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những nhà chiến lược tài ba- văn võ song toàn, đặc biệt là chiến lược “mưu phạt tâm công” (đánh vào lòng người).Đó là một chiến lược cơ bản trong Bình Ngô sách mà Nguyễn Trãi đệ trình Lê Lợi ngay lúc khởi nghĩa Lam Sơn còn ở trong thời kỳ trứng nước. “Đánh vào lòng người” là sự khởi đầu cho chủ trương kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao của Nguyễn Trãi. Theo đó, khi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi “đánh vào lòng địch” với hai phương thức chủ yếu là dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ địch và ngụy quân, thực hiện hòa đàm, khi thì để hòa hoãn tạm thời với địch để bảo toàn lực lượng; khi ưu thế thuộc về nghĩa quân thì dùng lý lẽ để buộc địch chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Trong suốt 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi triệt để thực hiện tiến công ngoại giao, kết hợp với đấu tranh quân sự, chính trị. Khi quân địch bị dồn vào thế bất lợi, Lê Lợi, Nguyễn Trãi không vội dùng sức mạnh quân sự để tiến công tiêu diệt địch mà bình tĩnh thực hiện bao vây uy hiếp kết hợp với tiến công chính trị dụ hàng. Vây đánh kết hợp với dụ hàng là nét đặc sắc trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh của Nguyễn Trãi.

Mặt khác để đạt tới mục đích đập tan lực lượng quân sự to lớn của địch, đánh bại các thủ đoạn tác chiến nham hiểm của chúng, phá phép dụng binh sở trường, đánh theo lối trận địa bằng những đội hình dày đặc, Nguyễn Trãi và bộ Thống soái Lam Sơn đã chỉ huy quân đội thực hiện lối đánh sở trường của mình là “đặt quân phục, dùng kỳ binh, tránh chỗ chắc, đánh chỗ mềm, lấy ít địch nhiều, lấy ít đánh mạnh”. Với nghệ thuật và phương thức tác chiến ấy, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp tạo nên những trận đánh lớn tiêu diệt quân địch như các trận: trận “ Bồ Đằng sấm vang chớp giật”, trận “Trà Lân trúc chẻ tro bay”, trận “Lạng Sơn, Lạng Giang xác chất đầy đường”, trận “Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh vạn dặm”, trận “Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước”.

Nghệ thuật đánh tiêu diệt “làm một mà được hai”, “dùng sức một nửa mà công được gấp đôi” của nghĩa quân Lam Sơn trong trận Chi Lăng- Xương Giang mang nhiều nét đặc sắc, độc đáo, trong đó nổi bật lên cách đánh tiêu diệt từng bộ phận quân địch, giành thắng lợi từng bước, từng phần trên từng khu vực lãnh thổ của Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ hành động tác chiến của quân chủ lực, quân địa phương và dân quân làng, xã trong thế trận chiến tranh nhân dân, căng địch ra để giáng đòn quyết định sấm sét vào đúng khâu then chốt, đúng lúc, đúng nơi.

=> Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dài 20 năm kết thúc tốt đẹp là nhờ hiệu quả tổng hợp của: quân sự, chính trị, ngoại giao, bằng sức mạnh của vũ khí và tài ba, ý thức của con người yêu nước, bằng chính nghĩa, đạo lý, lòng nhân và ý chí hòa bình của dân tộc ta

24 tháng 11 2021

quân Tống

6 tháng 3 2021

Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789) là một trong những chiến công chói lọi nhất của dân tộc ta. Nó đã để lại trong kho tàng nghệ thuật quân sự truyền thống nét đặc sắc-nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh”.

 
13 tháng 3 2022

REFER

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

 

* Đặc điểm độc đáo của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý:

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

 

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

6 tháng 9 2019

Chọn C

9 tháng 12 2021

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

 

9 tháng 12 2021

Cảm ơn nhiều ạ.

Câu 16: Nghệ thuật quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII là gì?A. Đánh điểm diệt viện.                                 B. Vườn không nhà trống.C. Tiên phát chế nhân.                                    D. Đánh vào lòng người.Câu 17: Điểm khác biệt của trận Bạch Đằng năm 1288 so với các trận Bạch Đằng năm 938 và 981 là ởA. thời điểm đánh...
Đọc tiếp

Câu 16: Nghệ thuật quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII là gì?

A. Đánh điểm diệt viện.                                 B. Vườn không nhà trống.

C. Tiên phát chế nhân.                                    D. Đánh vào lòng người.

Câu 17: Điểm khác biệt của trận Bạch Đằng năm 1288 so với các trận Bạch Đằng năm 938 và 981 là ở

A. thời điểm đánh địch.                                  B. lực lượng tham gia.

C. phương thức tác chiến.                              D. ý chí chiến đấu.

Câu 25: Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là

 

A. Chiến thắng Bạch Đằng năm  938.

B. Chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.

C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Câu 27: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần chủ yếu nào để bàn kế đánh giặc?

 

A.các vương hầu quý tộc.

B. các bậc phụ lão có uy tín.

Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?

 

A. Thế giặc mạnh.                                         

B. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi.

1
25 tháng 3 2022

Câu 16: Nghệ thuật quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII là gì?

A. Đánh điểm diệt viện.                                 B. Vườn không nhà trống.

C. Tiên phát chế nhân.                                    D. Đánh vào lòng người.

Câu 17: Điểm khác biệt của trận Bạch Đằng năm 1288 so với các trận Bạch Đằng năm 938 và 981 là ở

A. thời điểm đánh địch.                                  B. lực lượng tham gia.

C. phương thức tác chiến.                              D. ý chí chiến đấu.

Câu 25: Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là

 

A. Chiến thắng Bạch Đằng năm  938.

B. Chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.

C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Câu 27: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần chủ yếu nào để bàn kế đánh giặc?

 

A.các vương hầu quý tộc.

B. các bậc phụ lão có uy tín.

Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?

 

A. Thế giặc mạnh.                                         

B. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi.