K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2016
TCQPTDTòa soạn:
38A Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: (043)8.457.044; (069)552.364
Fax: (043)7.479.956
Email:quocphongtoandan@viettel.vn
  • tcqp
  • tcqp
  • Vấn đề chung
  • tcqptd
  • Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
  • tcqptd
  • Tổng kết thực tiễn
  • tcqptd
  • Bình luận - Phê phán
  • tcqptd
  • Nghiên cứu - Tìm hiểu
  • tcqptd
  • Thông tin - Tư liệu
  • tcqptd
  • Tạp chí và Tòa soạn

Thứ Hai, 25/04/2016, 17:29 (GMT+7)

  
  • Nghiên cứu - Trao đổi
  • |
  • Tìm hiểu truyền thống quân sự
  

Nghiên cứu - Tìm hiểu Nghiên cứu - Trao đổi

QPTD -Thứ Hai, 22/07/2013, 10:49 (GMT+7)Về nghệ thuật rút lui chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh xâm lược năm 1788

Quang Trung đại phá quân Thanh, năm 1789 (tranh vẽ)

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước chống xâm lược của dân tộc, rút lui chiến lược là nghệ thuật vận dụng tư tưởng “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” của địch để giành thắng lợi. Nhưng rút lui chiến lược để cho địch “ngủ trọ một đêm”, rồi “đánh một trận sạch không kình ngạc” trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh năm 1788 là một nét đặc sắc về tư tưởng, nghệ thuật quân sự truyền thống của Việt  Nam.
 

Ngày 25-11-1788, đáp lại sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh đã phái Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân ồ ạt tiến công xâm lược nước ta. Với lực lượng hùng hậu cùng với sự hậu thuẫn bên trong nên chỉ sau 20 ngày đêm, quân xâm lược đã chiếm được kinh thành Thăng Long của nước Đại Việt. Thỏa mãn với thắng lợi ban đầu, quân Thanh vội nghỉ ăn mừng, đua nhau cướp bóc, ức hiếp nhân dân, canh phòng lỏng lẻo, chủ quan, khinh thường nghĩa quân Tây Sơn... Bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống dựa thế quân giặc đã báo oán, trả thù, gây tang tóc trong dân chúng. Chính vì thế, nhân dân Bắc Hà càng nhận rõ sự tàn ác dã man của kẻ xâm lược và bộ mặt thật của bè lũ bán nước. Trong khi đó, nghĩa quân Tây Sơn ở Bắc Hà do Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm chỉ huy đã dùng mưu, kế, vừa hoãn binh, vừa tổ chức những trận đánh nhỏ, lẻ, từ biên giới về Thăng Long; đồng thời, bí mật tổ chức rút lui chiến lược về Tam Điệp (Ninh Bình) và Biện Sơn (Thanh Hóa), nơi có địa hình hiểm yếu, để củng cố, phát triển lực lượng, chặn đứng bước tiến của quân xâm lược; làm bàn đạp cho đại quân Tây Sơn phản công tiêu diệt địch, giành lại non sông, đất nước. Đây là cuộc rút lui đầy mưu lược, vừa làm cho quân địch “kiêu căng, tự phụ”, vừa bảo toàn được lực lượng, tạo thế và lực cho đại quân Tây Sơn tổ chức trận quyết chiến chiến lược vào đầu năm 1789 “đại phá quân Thanh” giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Từ cuộc rút lui chiến lược năm 1788 có thể khái quát một số vấn đề nổi lên về nghệ thuật quân sự như sau:

1. Lường trước thế giặc, chủ động rút lui bảo toàn lực lượng. Với dã tâm xâm lược nước ta từ trước, nhà Thanh đã ngấm ngầm chuẩn bị mọi mặt: lực lượng, lương thảo; nhòm ngó biên giới; do thám tình hình, kích động nội bộ ta chia rẽ, mất đoàn kết, sẵn sàng tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta. Khi cơ hội đến, chúng đã sử dụng chiêu bài “phù Lê diệt Tây Sơn”, huy động lớn lực lượng, phương tiện, cử các tướng giỏi chỉ huy tiến công Đại Việt theo 4 hướng: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Yên Quảng (Quảng Ninh). Ngoài ra, chúng còn kích động, lôi kéo khoảng 2 vạn người, chủ yếu là quan lại ở Bắc Hà – những kẻ ăn bổng lộc của Lê Chiêu Thống, công khai câu kết với địch, ủng hộ, đầu quân cho giặc, nhằm khôi phục lại địa vị đã mất. Do có chuẩn bị từ trước, lại được sự hậu thuẫn từ bên trong, nên quân Thanh đã nhanh chóng tiếp cận và tiến công vào những vị trí hiểm yếu của ta. Trong khi đó, quân Tây Sơn ở Bắc Hà chỉ có hơn 1 vạn, nhưng phải trải rộng khắp các tỉnh từ biên giới phía Bắc về Thăng Long. Đại quân chủ lực của Quang Trung lúc này đang ở Phú Xuân (Huế), cách Thăng Long gần 1.000 km. Đánh giá, phân tích kỹ tình hình và trên cơ sở kế thừa nghệ thuật quân sự của cha ông về tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của địch, Thống lĩnh Bắc Hà đã chủ trương: vừa tổ chức ngăn chặn, tiêu hao địch, vừa thực hiện rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng. Trong tình hình nguy cấp, trước thế giặc mạnh; lại không có sự chỉ đạo kịp thời của Bộ thống soái nghĩa quân Tây Sơn, việc quyết định rút lui chiến lược của Ngô Thì Nhậm là một chủ trương chiến lược táo bạo, đúng đắn và chính xác. Sau này, khi đưa đại quân ra Bắc đánh giặc, vua Quang Trung đã khen ngợi kế sách này và chính việc rút lui chiến lược giữ vững nơi hiểm yếu đã tạo thế và lực để nghĩa quân Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh (năm 1789) thắng lợi.

2. Nghệ thuật tổ chức rút lui chiến lược linh hoạt, sáng tạo. Thực hành xâm lược nước ta với sự trợ giúp đắc lực của tập đoàn bán nước Lê Chiêu Thống nên quân Thanh hiểu tương đối rõ nội tình Đại Việt. Vì vậy, tổ chức lực lượng chặn đánh địch đã khó, thực hành rút lui bảo toàn lực lượng để địch không nghi ngờ lại càng khó hơn. Thực hiện mục tiêu đó, quân Bắc Hà đã xây dựng và triển khai kế hoạch rút lui chiến lược chu toàn, bí mật và rất sáng tạo ở chỗ: chủ động tổ chức nhiều bộ phận nhỏ, lẻ, dựa vào địa thế hiểm yếu đánh liên tục vào hai bên sườn, phía sau, nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, gây cho chúng những căng thẳng về tâm lý trong suốt dọc đường tiến quân. Nhưng, nếu chỉ có như vậy, kẻ địch sẽ nghi ngờ về lực lượng chủ lực ở Bắc Hà và kế hoạch rút lui của ta sẽ khó giữ được bí mật. Để giải quyết vấn đề này, cùng với tổ chức tác chiến nhỏ, lẻ, quân ta đã chủ động tổ chức một bộ phận khoảng 1.000 quân tinh nhuệ, bố trí ở khu vực núi Tam Tằng (bờ Bắc sông Cầu) thực hiện phòng ngự, cản phá làm chậm bước tiến công của địch, bảo đảm cho bộ phận rút lui có đủ thời gian cơ động về Tam Điệp - Biện Sơn an toàn. Do đó, yêu cầu đặt ra cho bộ phận này là phải tính toán thời gian, tổ chức một trận “quyết chiến”, ghìm chân, ngăn chặn địch, nhưng phải giữ gìn, bảo toàn lực lượng, khi đạt được yêu cầu đề ra thì nhanh chóng “bỏ phòng tuyến”, phá hủy cầu, đường, giấu thuyền bè và rút về nơi quy định. Như vậy, với việc tổ chức trận “quyết chiến” này, quân Bắc Hà đã đạt nhiều mục đích: tạo điều kiện cho lực lượng lớn của ta rút lui về Tam Điệp - Biện Sơn an toàn; khéo bộc lộ lực lượng để địch lầm tưởng rằng quân ta ít, không thiện chiến và thiếu quyết tâm chiến đấu; từ đó, làm cho địch càng thêm kiêu căng, tự phụ dẫn đến chủ quan, sơ hở thiếu phòng bị. Cùng với đó, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm còn khôn khéo sử dụng hình thức, biện pháp đấu tranh ngoại giao và quân sự để lừa, dụ địch, như: viết thư gửi tướng giặc với lời lẽ thể hiện sự sợ hãi và cầu xin làm cho địch mắc sai lầm trong đánh giá về ta. Một nét nghệ thuật độc đáo nữa là, trước khi rút lui, hai ông còn tổ chức một cuộc duyệt binh lớn bên bờ sông Hồng, nhằm biểu dương lực lượng và thể hiện quyết tâm chiến đấu chống quân xâm lược, tạo ra dư luận “thực hư” lẫn lộn đã làm cho quân địch ngộ nhận: mặc dù quân Đại Việt tổ chức đánh liên tục, thậm chí còn sử dụng một lực lượng lớn chặn đánh “quyết liệt” ở trận tuyến sông Cầu, nhưng không thể “chống cự” nổi trước sức tiến công như vũ bão của chúng. Đến ngày 17-12-1788, quân Thanh cùng với đội quân của bè lũ Lê Chiêu Thống đã vào được Thăng Long và cũng là thời điểm quân của Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm về đến Tam Điệp - Biện Sơn an toàn. Với nghệ thuật tổ chức rút lui chiến lược sáng tạo, linh hoạt và kế nghi binh, khích tướng tài giỏi, quân ta không những bảo toàn được lực lượng, mà còn làm “kiêu lòng” giặc. Quân địch đang trong thế đánh đâu thắng đó, từ biên giới về Thăng Long hầu như chưa phải đánh một trận nào quyết liệt, khí thế tiến công đang cao, nhưng do mắc mưu quân Bắc Hà, chủ tướng địch đã tuyên bố dừng tiến công, chuẩn bị ăn “Tết”. Vậy là, vô hình chung địch đã bị nghĩa quân Tây Sơn “điều khiển” chuyển từ thế công sang thế thủ. Đây là thời cơ thuận lợi cho quân Tây Sơn củng cố, phát triển lực lượng, chuẩn bị tổ chức phản công chiến lược giành thắng lợi quyết định.

3. Nghệ thuật chọn khu vực rút lui chiến lược hiểm yếu, tạo không gian, thời gian chiến lược cho nghĩa quân Tây Sơn phản công giành thắng lợi. Tam Điệp - Biện Sơn là địa hình rừng núi hiểm trở, hiểm yếu, thuận lợi cho quân ta củng cố, phát triển lực lượng và bố trí, triển khai đội hình chiến đấu; khó khăn đối với địch, vì địa hình hẹp, một bên là núi cao, một bên là biển, con đường độc đạo có nhiều đường ngang nên dễ bị ta mai phục... Đây còn là địa bàn đông dân, nhiều của; nhân dân giàu lòng yêu nước, có truyền thống chống giặc ngoại xâm, nên chỉ trong thời gian ngắn đã tình nguyện cung cấp cả lực lượng, phương tiện, vật chất cho nghĩa quân. Chính vì thế, nơi đây đã trở thành địa bàn chiến lược bảo đảm tiến có thế đánh, lui có thế giữ và rất thuận lợi cho tác chiến tiến công, phòng thủ trước đối tượng mạnh như quân Thanh. Hơn nữa, địa bàn Tam Điệp - Biện Sơn còn là khu vực án ngữ con đường Thiên lý từ Bắc vào Nam, tạo ra một không gian chiến lược thuận lợi cho nghĩa quân Tây Sơn cơ động, mộ thêm quân, huấn luyện và triển khai đội hình chiến đấu trên các hướng cả trên bộ và trên biển. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789), tại phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, vua Quang Trung đã tổ chức hội quân và triển khai 5 hướng tiến công (cả đường bộ và đường thủy) đánh vào tất cả các mục tiêu trọng yếu của quân Thanh; thậm chí cánh quân của Đô đốc Lộc còn bí mật triển khai lực lượng, phương tiện vượt biển, cơ động lên vùng Phượng Nhãn (Bắc Giang) để chặn đường rút của địch làm cho chúng bàng hoàng, sửng sốt. Cũng nhờ thế trận chiến lược Tam Điệp - Biện Sơn vững chắc đã tạo cho nghĩa quân Tây Sơn sức mạnh tổng hợp liên tục tiến công đột phá trong các trận: Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa - Thăng Long và giành thắng lợi vang dội; buộc Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị phải bỏ quân sĩ để tháo chạy thoát thân. Đây là chiến thắng có một không hai trong lịch sử, chỉ trong vòng một tuần lễ quân ta đã quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược (khi chúng còn nguyên vẹn) trong một trận quyết chiến chiến lược. Chiến thắng này một lần nữa khẳng định nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của cha ông ta trong lịch sử giữ nước của dân tộc; trong đó, cuộc rút lui chiến lược năm 1788 với nét nghệ thuật đặc sắc là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên chiến thắng mùa Xuân Kỷ Dậu (1789) của dân tộc.

Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay đòi hỏi chúng ta phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc... dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bằng tất cả khả năng của mình, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang ra sức ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột. Trong những thập kỷ tới, dù khó có thể xảy ra chiến tranh đối với nước ta, song chúng ta cũng không loại trừ hoàn toàn. Và nếu nó xảy ra, đó sẽ là cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phát triển ở trình độ cao. Xét dưới góc độ quân sự, ở phạm vi chiến lược, chúng ta sẽ thực hiện kết hợp nghệ thuật quân sự truyền thống và hiện đại, với các loại hình phòng thủ chiến lược, phản công chiến lược, tiến công chiến lược được vận dụng phổ biến. Rút lui chiến lược sẽ không còn được vận dụng thực hiện, nhưng không vì thế mà chúng ta không coi trọng nghiên cứu. Nghiên cứu cuộc rút lui chiến lược năm 1788 một cách hệ thống có ý nghĩa về nhiều mặt, nhất là về phương pháp tư duy quân sự; để trên cơ sở đó, vận dụng vào các hình thức tác chiến chiến lược khác một cách hiệu quả trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Chúc bn hok tốt

10 tháng 3 2017

tiến quân thần tốc, tấn công bất ngờ, tổ chức đánh quyết liệt.

15 tháng 3 2017

tiến quân thần tốc, tổ chúc đánh quyết liệt, tấn công bất ngờ,...

24 tháng 11 2021

quân Tống

24 tháng 3 2016

a. Hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp lực lượng của quân đội triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút về nước,

- năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

b. Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc.

+ Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương "Tiên phát chế nhân".

+ Chủ động rút lui xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc.

+ Chủ động kết thúc chiến tranh, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống.

- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người.

- Kết hợp chiến tranh tâm lý với tấn công quyết định.

c. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.

+ Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiết, cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo.

- Ý nghĩa lịch sử

+ CỦng cố, bảo vệ độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta.

+ Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau.

11 tháng 12 2016

batngo hâm mộ thật

 

13 tháng 3 2022

REFER

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

 

* Đặc điểm độc đáo của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý:

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

 

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

16 tháng 1 2019

Đáp án D

25 tháng 2 2022

Tham khảo:

undefined

7 tháng 10 2023

Tham khảo

Nét nổi bật của Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên:

+ Kế hoạch "Thanh dã" (vườn không nhà trống).

+ Đoànkết đại dân tộc. Từ triều đình đến địa phương thể hiện qua 2 hội nghị Diên Hồng và Hội nghị Bình Than.

+ Có các tướng lĩnh tài giỏi, vị vua tinh anh với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. (Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông...)

+ Lợi dụng địa thế để đánh giặc. Trận chiến trên sông Bạch Đằng...

Tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân ta:

+ Thông qua 2 hội nghị DH và BT, vua tôi nhà Trần và quan lại triều đình, các bô lão đều đồng lòng đánh giặc. Hô vang câu nói "Đánh, đánh, đánh..." khi vua Trần hỏi nên đánh hay nên hòa.

+ Câu nói khẳng khái "Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ chớ lo" của Trần Thủ Độ, hành động bóp nát qủa cam của Trần Quốc Tuấn, hình ảnh ngồi đan sọt mà lo việc nước của Phạm Ngũ Lão...

+ Nhân dân phối hợp với triều đình thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống"...