Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Mĩ bắt đầu can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương từ việc tán thành kế hoạch Rơve (1949) và bắt đầu viện trợ cho Pháp => Năm 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương và kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, tiếp tục viện trợ kinh tế - tài chính và quân sự cho Pháp => Năm 1953, Mĩ tán thành kế hoạch Nava của Pháp, tiếp tục can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp => Sau khi Pháp thất bại, Mĩ đã nhảy vào Việt Nam và thiết lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
=> Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1954, Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương nhằm nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương
Đáp án D
Việc Mĩ giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) có nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. Vì một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu là đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới. Việt Nam là một điểm quan trong trong mục tiêu đó.
Mĩ không ngừng viện trợ cho Pháp để khống chế, ép Pháp kéo dài, mở rộng chiến tranh. Đến năm 1954, viện trợ của Mĩ vào khoảng 555 tỉ phrăng- chiếm 73% ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương
1) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua 9 năm (1945-1954). Trong 9 năm chống Pháp, chúng ta đã có nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự như: Chiến thắng Việt Bắc thu-đông (1947), chiến thắng Biên giới thu-đông (1950), các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951 (chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung), chiến dịch Hòa Bình đông-xuân 1951-1952, những thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954,….và có cả những chiến dịch phối hợp với quân dân Lào (chiến dịch Thượng Lào xuân hè 1953, Trung Lào tháng 12-1953, Thượng Lào tháng 1-1954). Mỗi chiến dịch ta giành thắng lợi nêu trên đều có ý nghĩa quan trọng, làm cho quân độ Pháp lâm vào tình trạng khó khăn, buộc phải dựa vào sự viện trợ của Mĩ (từ năm 1950). Song thắng lợi của các chiến dịch này chưa đủ để buộc Pháp phải kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược.
2) Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có Mĩ giúp sức. Kế hoạch Nava được coi là quân bài cuối cùng của Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Cả Pháp và Mĩ đều hi vọng sẽ kết thúc chiến tranh trong danh dự trong vòng 18 tháng (kế hoạch này được đưa ra vào tháng 5-1953). Nhưng tất cả ý đồ của Pháp và Mĩ đều bị chúng ta làm phá sản, trong đó nếu các cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 bước đầu ta làm phá sản kế hoạch Nava, thì chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch ấy. Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thất bại hòa toàn kế hoạch Nava. Đây là quân bài cuối cùng của Pháp, Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
- Phá vỡ được tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, “pháo đài bất khả xâm phạm” của Pháp.
- Đây là trận đánh được quân và dân ta chuẩn bị chu đáo với tinh thần: tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng.
- Thắng lợi quân sự lớn nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã quyết định đến thắng lợi ngoại giao trên bàn đàm phán, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ.
- Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ.
Đáp án A
Bản chất của kế hoạch Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương là một kế hoạch tập trung binh lực. Trong đó: ở bước thứ nhất của kế hoạch Nava, quân Pháp ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh; trong bước thứ hai kế hoạch Nava, Pháp ra sức tăng cường quân bằng việc rộng, tăng cường ngụy quân, đưa thêm 12 tiểu đoàn bộ binh từ Pháp và Bắc Phi sang Đông Dương. => Pháp muốn tập trung binh lực để tạo nên sức mạnh thép, trên cơ sở sức mạnh đó, Pháp có thể giành thắng lợi quân sự và kết thúc chiến tranh.
Đáp án D
- Ngày 8-5-1950, Mĩ đồng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp nhằm từng bước nắm quyền điều khiển trực tiếp chiến tranh Đông Dương.
- Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương nhằm từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
- Từ 1953 đến 1954, trước tình thế sa lầy của Pháp, Mĩ càng can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp.
=> Mục đích sâu xa của Mĩ khi can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương trong những năm 1950 - 1954 là từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.