K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2018

Đáp án A
Sự dính líu của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và việc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khiến cho cuộc Chiến tranh Đông Dương không chỉ còn là vấn đề giữa Pháp - Việt Nam mà đã trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực, 2 phe

28 tháng 1 2017

Đáp án A
Bản chất của kế hoạch Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương là một kế hoạch tập trung binh lực. Trong đó: ở bước thứ nhất của kế hoạch Nava, quân Pháp ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh; trong bước thứ hai kế hoạch Nava, Pháp ra sức tăng cường quân bằng việc rộng, tăng cường ngụy quân, đưa thêm 12 tiểu đoàn bộ binh từ Pháp và Bắc Phi sang Đông Dương. => Pháp muốn tập trung binh lực để tạo nên sức mạnh thép, trên cơ sở sức mạnh đó, Pháp có thể giành thắng lợi quân sự và kết thúc chiến tranh.

14 tháng 5 2019

Đáp án D

- Ngày 8-5-1950, Mĩ đồng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp nhằm từng bước nắm quyền điều khiển trực tiếp chiến tranh Đông Dương.

- Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương nhằm từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

- Từ 1953 đến 1954, trước tình thế sa lầy của Pháp, Mĩ càng can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp.

=> Mục đích sâu xa của Mĩ khi can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương trong những năm 1950 - 1954 là từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

25 tháng 5 2019

Đáp án C

Mĩ bắt đầu can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương từ việc tán thành kế hoạch Rơve (1949) và bắt đầu viện trợ cho Pháp => Năm 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương và kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, tiếp tục viện trợ kinh tế - tài chính và quân sự cho Pháp => Năm 1953, Mĩ tán thành kế hoạch Nava của Pháp, tiếp tục can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp => Sau khi Pháp thất bại, Mĩ đã nhảy vào Việt Nam và thiết lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

=> Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1954, Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương nhằm nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương

28 tháng 3 2017

Đáp án C

Sau khi kí với ta bản Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, Pháp vẫn tiến hành các hoạt động khiêu khích, gây hấn, tiến công nhiều nơi (Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn). Đỉnh điểm là khi Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu này không được chấp nhận thì chậm nhất là vào ngày 20/12/1946, quân Pháp sẽ hành động. => Nếu ta còn tiếp tục nhân nhượng thì sẽ mất nước. Do đó, mục đích cao nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19-12-1946 là bảo vệ độc lập dân tộc.

25 tháng 7 2018

Đáp án: B

4 tháng 2 2017

Đáp án D
Việc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương (1951-1953) đã thể hiện âm mưu chủ yếu đối với khu vực Đông Nam Á: ngăn chặn đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á

30 tháng 8 2019

Đáp án: C

14 tháng 2 2018

Đáp án B

Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương