Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Biện pháp phòng tránh bệnh do động vật không xương sống (Giun sán, giun đũa,....) gây ra: Giữ vệ sinh nhà ở và cá nhân, uống thuốc tẩy giun theo định kì, ăn chín uống sôi,...
Câu 2:
Một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên là: Bệnh sốt rét, bệnh kiết lị, bệnh ngủ li bì, ...
Mik chỉ nghĩ được vậy thui! Sai thì bỏ qua nha! Chúc bạn học tốt
bài làm
Hiện nay mọi người luôn lo sợ trước tình trạng dịch bệnh corona tăng nhanh và phức tạp.Virus này vẫn chưa có thuốc điều trị .Virus này lây từ người qua người theo đường hô hấp.Nếu chúng ta không biết cách phòng bệnh thì rất nguy hiểm.Sau đây là cách phòng bệnh trong mùa dịch mà gia đình em đang áp dụng :
-Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau ki đi đại tiện .
-Đeo khẩu trang y tế khi đi ra ngoài đường
- Tránh tiếp xúc với người bệnh,giữ khoảng cách 2 mét
-Nếu có biểu hiện ho, sốt ,đau đầu,khó thở ,..... phải báo ngay cho sở y tế
tham khảo thôi nha. học tốt
Biểu hiện:
- Đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày
- Táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu
- Đầy bụng khó tiêu
- Buồn nôn, nôn
- Chán ăn; tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun
- Đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn.
- Dị ứng (phát ban, nổi mề đay)
- Thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi)
- Ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu)
- Trẻ em có một số triệu chứng như: nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém.
Nguyên nhân:
- Sinh hoạt trong môi trường không hợp vệ sinh, có khuẩn ấu trùng giun sán;
- Ăn uống những loại thực phẩm có chứa ấu trùng giun sán;
- Không tẩy giun theo đúng chỉ định.
Các biện pháp phòng chống:
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn.
- Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm.
- Vệ sinh môi trường xung quanh. Không phóng uế bừa bãi.
*** Những tác hại và lợi ích của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống:
- Làm thực phẩm (vd như tôm, mực,...)
- Có giá trị để xuất khẩu (trai, tôm, mực,...)
- Có giá trị dinh dưỡng làm thuốc (mật ong, vỏ bào ngư,...)
- Có hại cho con người và động vật (sán dây, giun đũa,...)
- Có hại cho thực vật (sâu, ốc sên,...)
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp thì việc nắm chính xác các thông tin về bệnh như cơ chế lây truyền, cách phòng tránh… chính là cách đơn giản nhất để mỗi người dân góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về dịch bệnh bệnh viêm phổi cấp, mời các bạn cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp từ trang tin chính thức của Bộ y tế và ý kiến các chuyên gia y tế.
Virus nCoV là gì?
Hay còn gọi là coronavirus, một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Đây là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Cùng với nCoV, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.
Thời gian ủ bệnh do virus nCoV là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh được hiểu là khoảng thời gian từ khi bị lây nhiễm virus cho tới khi khởi phát các triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh viêm phổi cấp ước tính trong khoảng 14 ngày.
Các triệu chứng khi nhiễm virus nCoV là gì?
Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển, thậm chí tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Sốt, ho khan và khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của virus Ncov
Virus nCoV có tồn tại ở bề mặt đồ dùng không? Nếu có thì tồn tại trong bao lâu?
Virus nCoV có tồn tại ở bề mặt đồ dùng. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ 2019-nCoV có khả năng sống trên bề mặt trong bao lâu. Mặc dù thông tin ban đầu gợi ý rằng virus có thể sống vài giờ trên bề mặt.
Nguy cơ khi mắc 2019-nCoV ở những người khác nhau có khác nhau không?
Thông thường trẻ nhỏ, người già và những người đang bị bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan và bệnh hô hấp sẽ có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn người khác.
Virus nCoV lây lan như thế nào?
Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục.
Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Cơ chế lây bệnh của virus Ncov
Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì?
Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau. Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV.
WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp.
Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi
Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV không?
Kháng sinh không có tác dụng diệt virus và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chủng mới của virus corona là virus. Do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp dự phòng hoặc điều trị.
Virus có lây truyền trong không khí hay không?
Có 2 con đường lây lan virus này bao gồm: Một là giọt bắn, bắn trực tiếp từ người bệnh sang người tiếp xúc. Khả năng lây lan phụ thuộc vào việc giọt bắn đi tới đâu, ở đây khoảng cách khoảng 2 mét. Trên 2 mét thì bạn có thể tránh được. Loại thứ hai là khí dung. Kích thước và trọng lượng của một số loại virus rất nhẹ. Nó có thể lơ lửng trong không khí khi mình ho, có thể bị gió thổi bay từ chỗ này sang chỗ khác. Do đó khả năng lây nhiễm bệnh xa hơn, bán kính rộng lớn hơn. Chúng ta cần hiểu rõ hai loại này.
Như vậy virus không lây truyền trong không khí, virus này không đủ nhẹ để bay. Chỉ khi nào giọt bắn tiếp xúc trực tiếp với bạn thì mới có khả năng. Điều này cũng giải thích cho chuyện vì sao mang khẩu trang thông thường cũng có thể ngăn ngừa được virus. Vì khẩu trang có thể cản được giọt bắn.
Đã có loại thuốc đặc hiệu để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV gây ra chưa?
Tính đến ngày 30/1/2020, mặc dù đã có trường hợp khỏi bệnh, nhưng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Theo Bộ Y tế, các cơ sở y tế tập trung điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác.
Đối với những trường hợp dương tính với virus corona sẽ được kiểm soát tình trạng suy hô hấp và hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ chức năng các cơ quan. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc giảm ho, hạ sốt, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, tăng cường sức đề kháng và điều trị bệnh nền nếu có. Việc giám sát và cách ly người nghi nhiễm nCoV cũng là vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay.
Cách phòng tránh bệnh virus corona là gì?
Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Cần che mũi và miệng khi ho, xì mũi bằng khăn/giấy dùng 1 lần
– Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng
– Tránh tiếp xúc bất kỳ ai có dấu hiệu/triệu chứng cảm lạnh hoặc triệu chứng như cúm
– Nên hạn chế đi ra ngoài, hạn chế đám đông, bớt đi lễ hội, chùa chiền
– Ăn uống điều độ, uống nhiều nước, vận động đều đặn
– Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, hạn chế ngồi phòng máy lạnh
– Nhà cửa giữ sạch sẽ, thông thoáng, có ánh nắng càng tốt
– Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị phù hợp
●Bệnh dại: Lây do chó dại, mèo dại cắn truyền virus sang người. Không có thuốc điều trị khi lên cơn dại. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin phòng dại.
Bệnh viêm não: Viêm màng não và tuỷ sống do nhiều loại virus. Bệnh lây do vật trung gian là muỗi, ve… Bệnh rất nguy hiểm, khó cứu chữa, tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng vĩnh viễn. Phòng bệnh bằng văcxin chống viêm não B.
●Bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm: Do rất nhiều loại virus gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể lây lan rất nhanh. Dịch cúm gia cầm H5N1 hiện nay là một ví dụ.
●Bệnh AIDS do HIV gây ra: Căn bệnh thế kỷ đã giết chết nhiều người và đe doạ nhiều cộng đồng. Lây lan chủ yếu qua đường tình dục và đường máu khi sử dụng bơm tiêm chung chạ, tiêm chích ma tuý… Các thuốc điều trị AIDS hiện nay như AZT, ddl, D4T… chỉ có tác dụng kéo dài thêm sự sống cho người bệnh và chưa có văcxin phòng bệnh.
●Bệnh viêm gan do virus: Có nhiều týp, A, B, C, D, E… Lây lan qua đường tiêu hoá hoặc tiêm truyền. Bệnh rất khó phòng và khó điều trị. Bệnh tiến triển từ từ qua nhiều giai đoạn dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan… Phòng bệnh bằng cách ăn uống vệ sinh, không dùng chung bơm kim tiêm, tìm kháng nguyên HbsAg (+) khi thử máu…
●Bệnh quai bị: Gây biến chứng teo tinh hoàn, khó có con. Virus gây bệnh có trong nước bọt bệnh nhân, lây truyền trực tiếp. Hiện chưa có thuốc đặc trị.
●Bệnh Herpet, bệnh zona: Bệnh cấp tính, gây tổn thương ngoài da, niêm mạc, hạch thần kinh, sinh dục… Người bị bệnh đau, nổi mụn nước…
●Bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền (sốt Dengue): Phòng bệnh bằng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, nằm màn… Chưa có thuốc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng.
●Bệnh sởi: Thường xảy ra ở trẻ em. Phòng bệnh bằng tiêm văcxin. Chưa có thuốc đặc trị, phòng bội nhiễm bằng kháng sinh.
●Bệnh thuỷ đậu: Thường gặp ở trẻ em, cơ chế gây bội nhiễm do các mụn nước vỡ mủ, vì vậy điều trị bằng các kháng sinh chống bội nhiễm.
●Bệnh đau mắt hột: Viêm màng tiếp hợp. Bệnh lây trực tiếp do dùng chung khăn hoặc tiếp xúc với người bệnh. Điều trị dùng thuốc sát khuẩn, chống bội nhiễm.
Một số bệnh do virut: viêm gan, SARS, Rubella, sởi, Zika, H5N1, thủy đậu,...
Câu 1:
Biện pháp phòng tránh bệnh do động vật không xương sống (Giun sán, giun đũa,....) gây ra: Giữ vệ sinh nhà ở và cá nhân, uống thuốc tẩy giun theo định kì, ăn chín uống sôi,...
Câu 2:
Một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên là: Bệnh sốt rét, bệnh kiết lị, bệnh ngủ li bì, ...
Mik chỉ nghĩ được vậy thui! Sai thì bỏ qua nha! Chúc bạn học tốt