Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo
- Protein được cấu tạo từ các đơn phân là amino acid.
- Các amino acid đều được cấu tạo từ:
+ Một nguyên tử carbon trung tâm.
+ Một nhóm amino \(\left(-NH_2\right).\)
+ Một nhóm carboxyl \(\left(-COOH\right).\)Một nguyên tử \(H.\)
+ Một chuỗi bên (nhóm \(R\)).
- Hai amino acid liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị, được gọi là liên kết peptide nhờ phản ứng loại đi một phân tử nước.
- Nhiều amino acid liên kết với nhau tạo nên một chuỗi các amino acid được gọi là chuỗi polypeptide.
- Protein có 4 bậc cấu trúc:
+ Cấu trúc bậc 1: Trình tự các amino acid trong một chuỗi polypeptid.
+ Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polypeptid cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp.
+ Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polypepetid cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng do có sự tương tác đặc thù giữa các nhóm chức R của các amino acid trong chuỗi polypeptid.
+ Cấu trúc bậc 4: Hai hay nhiều chuỗi polypeptid liên kết với nhau tạo nên cấu trúc bậc 4.
Chức năng
- Cấu trúc: Nhiều loại protein tham gia cấu trúc nên các bào quan, bộ khung tế bào.
- Xúc tác: Protein cấu tạo nên các enzyme xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào.
- Bảo vệ: Các kháng thể có bản chất là protein giữ chức năng chống lại các phân tử kháng nguyên từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể.
- Vận động: Protein giúp tế bào thay đổi hình dạng cũng như di chuyển.
- Tiếp nhận thông tin: Protein cấu tạo nên thụ thể của tế bào, giúp tiếp nhận thông tin từ bên trong cũng như bên ngoài tế bào.
- Điều hoà: Nhiều hormone có bản chất là protein đóng vai trò điều hoà hoạt động của gene trong tế bào, điều hoà các chức năng sinh lí của cơ thể.
Tham Khảo
Vai trò của pha sáng trong quang hợp: Trong pha này, hệ sắc tố thực vật hấp thụ năng lượng của các phôtôn ánh sáng theo phản ứng kích thích chất diệp lục ( trạng thái bình thường,trạng thái kích thích, trạng thái bền thứ cấp).
3/ Chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn: giai đoạn trung gian và giai đoạn phân chia tế bào. Trong đó, giai đoạn trung gian gồm pha G1, S và G2 còn giai đoạn phân chia tế bào gồm quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
4/ Mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào: Giai đoạn chuẩn bị giúp tổng hợp các chất cần thiết cho giai đoạn phân chia và kiểm soát chu kì tế bào. Pha phân bào tạo ra các tế bào mới, các tế bào này tiếp tục quá trình phân bào.
Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
- Pha sáng diễn ra ở tilacoit
- Nguyên liệu : năng lượng ánh sáng mặt trời và oxi được giải phóng qua quang phân li nước
- Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH và O2.
Pha tối
- Pha tối (pha cố định CO2 diễn ra ở chất nền (strôma) của lục lạp.
- Nguyên liệu : CO2 và sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH
- Sản phẩm : cacbohidrat
- Điểm kiểm soát có ở những pha là pha G1, pha G2 và pha M.
- Vai trò của các điểm kiểm soát:
+ Điểm kiểm soát G1: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì chuyển sang pha S. Nếu không nhận được tín hiệu đi tiếp, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái không phân chia.
+ Điểm kiểm soát G2: Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang pha M.
- Điểm kiểm soát M: Điểm kiểm soát M điều khiển toàn tất quá trình phân bào.
1. pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng quang năng thành hóa năng
.nơi diễn ra: màng tilacoit
.nguyên liệu: nước , ADP vàNADP+
.Sản phẩm: oxi, ATP và NADPH
oxi được tạo ra từ quá trình quang phân li nước
2. pha tối: là pha cố định CO2
.nơi diễn ra: chất nền của lục lạp
nguyên liệu: CO2, ATP và NADPH
sản phẩm: (CH2O), ADP và NADP+
* vai trò:
điều hòa không khí(thải oxi lấy CO2) ngăn hiệu ứng nhà kính
cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên liệu công nghiệp, dược liệu
cung cấp năng lượng