Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhờ vào danh hiệu Học sinh giỏi của tôi mà bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi đến bãi biển Vũng Tàu diễm lệ và xinh đẹp.Hôm ấy, tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được vì học tốt. Vừa lúc đó, xe taxi đến rồi gia đình tôi bước lên xe.
Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành…Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi măn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chời giây ohút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy! Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ vấy lên chân. Những ngọn sóng nghịch ngợm từng đợt vỗ đến chân tôi. Nứơc biển mát thật đấy! Tôi thấy biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lành dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đo đỏ, cái màu hồng nhạt,… Nhìn khắp bãi, ngòai vỏ ốc còn có các chiếc dù đủ màu nhìn sống động như có những cây kẹo mút khổng lồ vậy!
Các du khách ở đây đa số là người nước ngoài, họ rất vui vẻ và thân thiện. Họ chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền,… Nếu đã nói đến biển, người ta sẽ nghĩ ngay đến hải sản. Vì thế đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngòai, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hòang hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.
Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!
Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.
Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy.
Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến. Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường.
Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.
Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.
Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau.
Anh lái xe dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.
Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.
Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi. Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa.
Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm… Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ.
Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.
Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.
Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Bài học kinh nghiệm
Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh và văn minh nhất.
Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.
Cho mình hỏi bạn Bình minh ( Hội con 🐄 ) bài của bạn tên gì vậy
Công cha như núi Thái Sơn” câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Cha luôn là người dạy em những điều hay lẽ phải, nếu như mẹ cho em một bàn tay dịu dàng, một tình yêu thương ngọt ngào thì cha lại như một sự nâng đỡ em trong cuộc đời và cho em một tình yêu đong đầy nhưng cũng đầy nghiêm khắc. đối với em cha không chỉ là một người trụ cột của gia đình, không chỉ là một người cha mà còn là một anh hùng, một tấm gương đạo đức để em học tập và noi theo.
Cha em như một vị anh hùng trong mắt em vậy. cha em không cao lắm chỉ có một mét sáu bảy thôi thế nhưng thân hình ấy lại hơi mập đủ có thể che chở cho em trước những nguy hiểm. Nhớ có lần cả một cành cây khô rơi xuống cha đã lấy thân hình của mình để đỡ lấy cái đau ấy. Cha em mập là vậy nhưng cha lại rất nhanh nhẹn trong công việc. Không những thế cha còn có cả một khuôn mặt chữ điền vuông vắn có phúc, em biết điều đó vì được nghe rất nhiều người khen cha và thật tự hào về cha của mình. Cha có nước da trắng mà khiến nhiều người phụ nữ cũng phải ghen tị vì nước ấy. Những buổi đi làm đồng về cùng nhau rửa chân tay lấm bùn trên con mương nhỏ ai cũng phải trầm trồ vì làn da ây. Rồi có người lớn khéo chửi đùa “ Sư mày đàn ông con trai gì mà trắng hơn cả đàn bà thế”. Nước da trắng ấy không phải là da trắng bạch mà đủ độ trắng với một người đàn ông phong độ như cha em.
Mắt cha em to tròn và ướt nước, nhìn ban đêm thì thật lấp lánh hiền từ như những ngôi sao ngoài trời đêm. Đôi môi đẹp lắm và cả những hàm răng đều tăm tắp như hạt ngô càng làm cho vẻ hiền từ của cha trở nên đẹp lạ thường. Mà đặc biệt mỗi khi cha cười em thấy hạnh phúc biết bao, đó là một nụ cười rạng rỡ, một nụ cười hiền lành chất phác của một người nông dân. Đặc biệt hơn nữa là đôi bàn tay cha, đôi bàn tay ngày ngày chăm lo em, đôi tay vuốt má, đôi tay ẵm em và cả đôi tay đòn roi đau đớn nữa. Bàn tay cha không mềm mại như bàn tay của nhiều người khác bởi quê hương nghề chính là đồng ruộng vì vậy mà đôi bàn tay của cha chai đi vì cày bừa, chai đi vì mưa nắng ngoài ruộng. Thế nhưng đôi bàn tay vẫn tràn đầy yêu thương khi vỗ về những đứa con nhỏ, vẫn xoa đầu hay vuốt mà chúng đầy ngọt ngào. Và cũng chính vì thế em hiểu được phần nào những nỗi vất vả mà cha đã phải chịu vì em. Không những thế bàn tay chai, khô cằn, ngắn ngủn đó lại em có thể viết rất đẹp và làm ra những đồ vật thật đẹp mắt trong nhà. Bàn tay ấy còn làm nên những ngôi nhà đẹp đẽ, nhìn những viên gạch đỏ lừ được xếp thành hàng bên cạnh những hàng vữa thật sự thích mắt.
Và giờ đây khi em đã khi thời gian và những nhọc nhằn mà cha đã trải qua đã khắc tạc trên khuôn mặt mái tóc cha em. Mới ngày nào mà mái tóc đã ngả sang màu khói. Đó không hẳn là trắng cũng không hẳn đã là đen, đó là một màu tóc của sương sớm, là màu tóc của những ánh nắng gắt gỏng trên cánh đồng ban trưa và là màu của cơn mưa rào nọ. tất cả những nhọc nhằn sóng gió của cuộc đời cũng như những vất vả khi chăm sóc những đứa con trưởng thành như hằn in trên những vết nhăn trên mắt cha. Mỗi lần cha cười những vết nhăn ấy lại lộ ra rõ hơn hay cũng có khi em nhận bắt gặp những nếp nhăn ấy nhưng không phải cười mà là cha đang suy nghĩ về điều gì đó. Dẫu thời gian có mang tuổi thanh xuân cảu cha đi nhưng cho đến bây giờ cha vẫn luôn là người bảo vệ em khỏi những nguy hiểm của cuộc sống, cha vẫn là điểm tựa vững chắc và bàn tay nâng đỡ khi em vấp ngã.
Em rất yêu mến cha của em nếu có một điều ước em luôn mong sức khỏe đến cho cha để cha sống với em mãi mãi. Nếu như mẹ giống như một thiên thần một bà tiên trong mắt em thì cha lại giống như một vị anh hùng, một ông tiên hiền lành không chỉ mang đến những phép màu cho cuộc đời em mà mang đến cả một tình phụ tử thiêng liêng đầy che chở.
GOOD LUCK. KẾT BẠN VỚI MIK NHÉ
Mẹ là người sinh ra ta và có biết bao bài ca đã từng viết về mẹ. Bố lại là người luôn mạnh mẽ trước bao biến cố trong cuộc đời, dạy ta rắn giỏi đứng lên từ vấp ngã. Bố, mẹ là những người chúng ta gọi tên hàng ngày. Hạnh phúc vẹn tròn khi có bố ở bên. Em cũng vậy!
Bố em năm nay 40 tuổi rồi. Bố làm nghề thợ mộc, đây là nghề ông dạy bố từ nhỏ. Bố yêu nghề như yêu những con người luôn bên cạnh và đem niềm vui đến cho bố. Bố là người có dáng người cao, vạm vỡ dáng người ấy rất phù hợp với nghề nghiệp của bố. Bố có thể lấy dụng cụ một cách dễ dàng vì cánh tay bố dài và linh hoạt.
Bố cũng di chuyển rất nhanh, từ khâu lấy gỗ, kiến tạo, mọi công việc bố đều sắp xếp rất chu đáo, gọn gàng. Có lẽ vì vậy mà bàn tay bố không hề mềm mại, thô và chai sần nhưng lại vô cùng khéo léo, sản phẩm của bố độc đáo và ưng ý với mọi người. Với em, đó là bàn tay rất đặc biệt. Bố em có khuôn mặt tròn, đôi mắt bố luôn nhìn mọi người thân thiện, có lẽ cũng do nghề nghiệp đem lại niềm vui nên đôi mắt bố không hề tỏ ra mệt mỏi mà luôn sáng lên một cách kỳ lạ.
40 tuổi nhưng mái tóc bố không còn đen. Ngoài thời gian giúp em học bài, cùng mẹ làm những việc nặng nhọc, bố luôn ngồi ở xưởng gỗ để làm việc. Những lớp bụi của gỗ bám vào tóc làm cho bố như già đi. Em nhìn rõ hơn những sợi tóc bạc khi bố xoa xoa lớp bụi bám ấy. Khi làm việc, bố thường mặc những bộ quần áo tối màu, bố lúc nào cũng cần mẫn, tỉ mỉ trong từng sản phẩm và bố thường cài bút chì trên đôi tai rất điêu nghệ.
Những vật dụng trong nhà đều do bố làm cả, bố dành riêng cho em một giá sách được sơn bóng loáng, gửi gắm niềm mong muốn em sẽ cố gắng học tập. Bố không sở hữu chất giọng êm, ngọt ngào như của mẹ. Giọng bố ấm áp, truyền cảm, bố truyền đạt rất dễ hiểu và luôn ân cần với em. Nhất là lúc em gặp những bài toán khó hiểu, bố kiên trì giảng giải và luôn thúc đẩy em phải nỗ lực hết mình. Em thấy khâm phục bố lắm!
Bố là người sống kín đáo, tế nhị, không hề mất lòng ai. Mặc dù miệt mài với công việc nhưng bố luôn dành thời gian quan tâm tới gia đình. Em sẽ học tập ở bố đức kiên trì, bền bỉ. Với bản thân em, bố mang lại niềm tin rất lớn. Em thầm cảm ơn bố đã cho em một gia đình hạnh phúc, đủ đầy
MB : Xin Chào Tất Cả Các bạn . Tôi Là giọt sương nhỏ tí hon dễ thương đây.Tôi đã trải qua rất nhiều cuộc phiêu lưu của mình
Tôi xin kể cho các bạn nghe
( Bạn Tự Tách Ra Nhé )
Mẹ tôi, người có nước da xanh lơ màu trời, luôn vỗ về, âu yếm tôi. Ngày ngày, tôi theo mẹ đi khắp đó dây, lúc thì nhảy lăn tăn nô đùa với những chị rong biển dịu dàng, lúc thì trò chuyên với các chàng san hô trăng trẻo…
Thế rồi một hôm, tôi cảm thấy nóng bức và trong chốc lát, ông Mặt Trời đã hút tôi lên cao. Tôi được gió đưa đi khắp nơi, từ những rặng núi cao đến cánh đồng lúa chín như tấm thảm vàng. Nhưng hoàng hôn đã buông xuống, mọi vật quanh tôi chìm đắm trong giấc ngủ, tôi thấy nhớ mẹ, nhớ nhà và, ôi chao! Lạnh quá! Đang co ro chợt tôi bị rơi xuống một dòng sông nho nhỏ và hiền hòa. Ngày ngày tôi cùng các bạn có nhiệm vụ rất quan trọng: Làm vệ sinh cho mọi người sau giờ lao động. Các bà mẹ thường nhờ tôi kì cọ cho các cô các cậu bé nghịch bẩn.
Vào một buổi chiều nọ, tôi được bác nông dân mang về nhà, cho vào ấm và đun lên. Lúc đầu, tôi cầm thấy khoan khoái, dễ chịu vô cùng. Nhưng một lúc sau, tôi cảm thấy nóng bức quá mà bác nông dân nọ lại chẳng chịu ngừng tay. Những tiếng rên của tôi tuy nhỏ nhưng bác vẫn nghe:”e…e…e nóng quá", rồi đến lúc tôi rên to hơn: "ục… ục… ục… đừng đun nữa!", không chịu được, tôi đành buồn rầu bảo: "rè… rè… rè… vĩnh biệt" và thoát ra ngoài qua ống vòi. Sáng hôm sau, tôi nhập vào họ hàng liti nhà tôi và kết thành một đám mây bay bồng bềnh trên nền trời xanh ngắt, ơ trên ấy thật sung sướng. Chúng tôi luôn thấy mát mẻ và dễ chịu. Cứ rong ruổi hoài với những ngọn gió lang thang, chúng tôi lúc thì kết lại với nhau thành những tảng lớn, lúc thì phân tán thành những đám mây nhỏ. Có bạn thì muốn lại gần mặt trời, có bạn thì muốn lên cao, bạn thì muốn xuống thấp để nhìn cho rõ cảnh vật kì thú của núi đồi sông nước dưới kia… Một hôm tôi đang cùng bạn bè mình bay đến bàn bạc với đám mây mỡ gà ở phía chân trời. Bay mãi bay mãi mà đám mây kia vẩn cứ xa tít tắp. Mỏi mệt, nặng trĩu nỗi buồn, chúng tôi như muốn đứt hơi, đứng lơ lửng giữa tầng không. Thì bỗng nhiên bao nhiêu là mây dồn lại phía chúng tôi. Gió cứ vậy xua chúng tôi chạy đến chóng mặt rạ phía bắc. Rồi gió ngừng thổi. Cả bầu trời xám lại. Mặt trời chạy trốn từ lúc nào. Nhìn xuống phía dưới tôi thấy một dòng sông loáng nước. Và một cái đập chắn khổng lồ. Một cảnh tượng kì lạ, mới mẻ và thật hùng vĩ. Càng sa xuống thấp, tôi càng ngạc nhiên vì có những cột thép to lớn với những cánh tay rắn rỏi kéo căng những sợi dây điện to lớn. Tiếng thác đó, tiếng chạy ỳ ỳ của một cái máy nào rất lớn. Tôi biết ngav đây là sông Đà và kia là nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Thế rồi trời nổi cơn mưa. Theo các bạn tôi lao nhanh xuống đất. Thật may mắn, tôi rơi ngay vào mặt nước sông Đà. Tôi chạy rất nhanh tới cái đập nước sừng sững trước mặt. Và chưa kịp suy nghĩ và ngắm cảnh tồi chạy như bay đến một dòng nước xiết. Thật là chóng mặt đến kinh khủng. Tôi thấy như có ai hút lấy tôi với một mãnh lực ghê gớm. Tôi hụt hẫng và cùng các bạn lao nhanh về phía ngọn thác đang đổ xuống ầm ầm phía xa. Chỉ nháy mắt tôi đã lao vào một vật gì thật cứng và tôi nghe rất rõ tiếng máy nhà máy điện đang chạy. Cuốn tôi phăng phăng xuống phía hạ lưu, dòng nước đã bắt đầu được hiền hòa hơn. Chúng tôi thong thả chảy dọc đê sông Hồng để được ngắm những bãi bắp non, những màu xanh trên những cù lao màu mỡ phù sa… Chúng tôi vẫn không quên những thích thú khi nhảy ào vào máy phát điện…
Tôi mê mải nghe các bạn kể về những xứ sở mà các bạn ấy đã đi. Bao nhiêu nơi kì thú mà qua lời kể, tôi thấy rằng mình còn thèm muốn được chu du. Thì ra họ hàng nước nhà tôi có khả năng du lịch rất nhiều nơi, cả trên trời lẫn dưới đất.
Kết Bài :Một ngày nọ tôi bỗng nghe tiếng vỗ sóng dào dạt, vui tươi… Trước mặt tôi, mẹ biển cả yêu dấu đang mở lòng đón những đứa con trở về… Tôi nhìn màu nước xanh thẳm, tôi nếm vị mặn của muối mà rưng rưng, cảm động. Trên trời, những đứa con của mẹ hiền lại kết thành những đám mây bạc để tiếp tục cuộc hành trình mang lợi ích đến cho đời… Tôi muốn nghỉ ngơi trong lòng mẹ một thời gian. Rồi một ngày nào đó, tôi lại bay đi.
Mình nhớ ko nhầm thì đây chính là giọt nước đúng k bạn?
Mẹ em rất hiền
Đẹp hơn cô tiên
Mẹ chỉ thương em
Thương em nhât nhà.
Chín tháng mười ngày
Mẹ nâng niu con
Khi được vuông tròn
Mẹ chăm mẹ bẵm
Tuổi xanh tươi thắm
Đến lúc bạc đầu
Mẹ vẫn lo âu
Con mình bé bỏng
Từng đêm trông ngóng
Con ngủ bình yên
Tiếng nói dịu hiền
Mẹ khuyên con học
Nhận bao khó nhọc
Mẹ bao bọc con
Khôn lớn vẫn còn
Cơm no, áo ấm
Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả
Trời cao hỉ xả
Xin nhận lời con
Để mẹ mãi còn
Bên con mãi mãi
♥Tomato♥
Ai đã một lần đặt chân đến Hà Nội đều không thể không đến thăm Hồ Gươm. Hồ Gươm như một lẵng hoa xinh đẹp nằm giữa lòng thành phố. Sự tích cái tên Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với gần ngàn năm lịch sử của đất Thăng Long.
Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.
Bố cục của truyện gồm hai phần: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc và sau khi đất nước sạch bóng quân thù, Long Vương đòi lại gươm.
Bối cảnh của truyện là thế kỉ XV, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Tội ác của chúng quả là trời không dung, đất không tha.
Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa nhưng vì thế lực còn non yếu nên thua trận liên tiếp. Thấy vậy, Long Quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để giết giặc. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được tổ tiên, thần linh giúp đỡ và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Lê Lợi và Lê Thận nhận được gươm thần không phải từ một thế giới xa lạ nào mà ở ngay chính trên quê hương họ. Lê Thận đi kéo lưới ở bến sông, ba lần kéo lên đều chi được một thanh sắt. Lần thứ ba, ông nhìn kĩ thì là một lưỡi gươm. Con số 3 theo quan niệm dân gian tượng trưng cho số nhiều, có ý nghĩa khẳng định và ý nghĩa tạo tình huống, tăng sức hấp dẫn cho truyện. Lê Thận đem lưỡi gươm ấy về cất ở xó nhà rồi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và sau này trở thành người tâm phúc của Lê Lợi. Nhân một hôm đến nhà Lê Thận, chủ tướng Lê Lợi nhìn thấy lười gươm rực lên hai chữ Thuận Thiên (thuận theo ý trời) bèn cầm lên xem nhưng chưa biết đó là gươm thần.
Một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi cùng một số tướng sĩ phải chạy vào rừng. Bất ngờ, ông nhìn thấy trên ngọn cây có ánh sáng khác lạ. Ông trèo lên xem thử, nhận ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi gỡ lấy chuôi gươm mang về. Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm bắt được trên rừng thì vừa như in.
Không phải tình cờ người xưa để cho Lê Thận bắt được lưỡi gươm từ dưới đáy sông và Lê Lợi bắt được chuôi gươm từ trong rừng thẳm. Hai chi tiết đó có dụng ý nhấn mạnh gươm thiêng là do linh khí của sông núi hun đúc mà thành. Lưỡi gươm dưới nước tượng trưng cho hình ảnh miền xuôi, chuôi gươm trên rừng tượng trưng cho hình ảnh miền núi. Hai hình ảnh ấy kết hợp lại, ý nói ở khắp nơi trên đất Việt, các dân tộc đều có khả năng đánh giặc, cứu nước. Từ đồng bằng sông nước tới vùng núi non hiểm trở, mọi người đều một lòng yêu nước và sẵn sàng đứng lên cứu nước, giết giặc ngoại xâm.
Tuy lưỡi gươm ở nơi này, chuôi gươm ở nơi khác nhưng khi đem lắp vào nhau thì vừa như in. Điều đó thể hiện nghĩa quân trên dưới một lòng và các dân tộc đồng tâm nhất trí cao độ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm.
Gươm thiêng phải được trao vào tay người hiền tài, có lòng yêu nước nhiệt thành, có ý chí cứu nước. Cho nên mới có chi tiết thú vị: Ba lần Thận kéo lưới lên đều chi được một thanh sắt (lưỡi gươm); trong đám người chạy giặc vào rừng sâu, chỉ một mình Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra từ ngọn cây cao, nơi có treo chuôi gươm báu. Và một hôm, khi chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Ánh sáng của thanh gươm và hai chữ Thuận Thiên khắc trên gươm như một lời khuyến khích, động viên của thần linh, của tổ tiên đối với Lê Lợi. Thuận Thiên là hợp ý trời. Hãy hành động cứu nước vì hành động đó hợp với lẽ trời. Mà đã hợp lẽ trời thì tất yếu sẽ hợp với lòng người và tin chắc sẽ thành công.
Đằng sau hình ảnh có vẻ hoang đường ấy chính là ý chí của muôn dân. Ý dân là ý trời. Trời trao mệnh lớn cho Lê Lợi cũng có nghĩa là nhân dân tin tưởng, trao ngọn cờ khởi nghĩa vào tay người anh hùng áo vải đất Lam Sơn. Gươm chọn người và người đã nhận thanh gươm, tức là nhận trách nhiệm trước đất nước, dân tộc. Lời nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi đã phản ánh rất rỗ điều đó. Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để bảo đền tổ quốc.
Như vậy là gươm báu đã trao đúng vào tay người hiền tài, cho nên đã phát huy hết sức mạnh lợi hại của nó. Từ khi có gươm thiêng, nhuệ khi của nghĩa quân Lam Sơn ngày một tăng , đánh đâu thắng đấy, bao phen làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn. Sức mạnh đoàn kết của con người kết hợp với sức mạnh của vũ khí thần kì đã làm nên chiến thắng vẻ vang.
Chuyện Long Quân cho mượn gươm được tác giả dân gian miêu tả rất khéo. Nếu để Lê Lợi trực tiếp nhận chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất, hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
Lúc ở nhà Lê Thận, lưỡi gươm tỏa sáng trong gốc nhà tối giống như cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn đã được nhen nhóm từ trong nhân dân. Ánh sáng thanh gươm thúc giục mọi người lên đường. Ánh sáng phát ra lấp lánh từ gươm thiêng phải chăng là ánh sáng của chính nghĩa, của khát vọng tự do, độc lập muôn đời.
Thanh gươm tỏa sáng có sức tập hợp mọi người. Gươm thần tung hoành ngang dọc, mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng dáng một tên giặc Minh nào trên đất nước ta.
Đánh tan quân xâm lược, non sông trở lại thanh bình. Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Thăng Long. Một ngày nọ, vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp này, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần và Lê Lợi hiểu ý thần linh, đã trao gươm cho Rùa Vàng. Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh giặc, nay đất nước đã yên bình thì đồi gươm lại.
Rùa Vàng há miệng đón lấy gươm thần và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, người ta vẩn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Đấy là ánh sáng của hào quang chiến thắng vẻ vang, ánh sáng của quyết tâm giết giặc bảo vệ tổ quốc. Những hình ảnh thần kì trên đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng bao người. Chi tiết này có ý nghĩa lớn lao: Khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi. Nay đất nước độc lập, bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.
Hình ảnh Lê Lợi trả gươm đã nói lên khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình, không thích chiến tranh nhưng kẻ nào xâm phạm đến chủ quyền độc lập, tự do của đất nước này đều sẽ được một bài học nhớ đời. Việc cho mượn gươm và đòi lại gươm của Long Quân như một lời răn dạy chí tình của ông cha ta đối với vị vua mới Lê Lợi: trừng trị kẻ thù thì phải dùng bạo lực, còn cai trị nhân dân thì nên dùng ân đức.
Lê Lợi nhận gươm trên đất Thanh Hóa nhưng lại trả gươm tại hồ Tả Vọng ở Thăng Long, Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này bị giới hạn bởi vì lúc này, Lê Lợi đã là vua và kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở đây mới thể hiện hốt được tư tưởng yêu hòa bình và tỉnh thần cảnh giác của toàn dân tộc.
Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn còn đó và nhắc nhở tinh thần cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta.
Cái tên Hồ Gươm gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với thời gian, với sự ngưỡng mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu hước.
Bài tham khảo 2
Hướng dẫn làm bài
– Những chi tiết lạ.
- Lưỡi gươm bị vứt xuống sông nhưng cả ba lần kéo lưới Lê Thận đều vớt thấy nó.
- Lưỡi gươm tự dung sáng rực trong góc tối để cho Lê Lợi chú ý.
- Trên gươm có hai chữ "Thuận thiên" nghĩa là thuận theo lẽ trời thì sự nghiệp sẽ thành công.
- Chuôi gươm sáng gây sự chú ý ở trên cây đa.
Kể từ khi có thanh gươm thì quân ta không còn thất bại nữa mà chiến thắng oanh liệt và cuối cùng đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.
– Những chi tiết trên có ý nghĩa:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân khắp nơi (đồng bằng, rừng núi...)
- Nhân dân luôn kiên trì, động viên khuyến khích những thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa tiến hành kháng chiến thắng lợi (ba lần Lê Thận với gươm, gươm tự tỏa sáng, ngay cả khi bị đánh, phải chạy tháo thân thì "chuôi gươm" vẫn phát sáng để trấn an, để gieo niềm hi vọng cho Lê Lợi).
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh "Thuận thiên" cho nên nó rất chính nghĩa. Trong quan niệm người xưa khi hợp ý trời tức là hợp lòng người và chiến thắng là tất yếu. ("Trời thử lòng trao cho ta mệnh lớn, ta gắng chí khắc phục gian nan) (Nguyễn Trãi)
Thanh gươm và ánh sáng:
- Gươm tỏa sáng những lúc:
- Khi chủ tướng Lê Lợi vào túc lều tối của Lê Thận.
- Chuôi gươm phát sáng trên ngọn đa, khi Lê Lợi chạy giặc.
- Gươm sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
- Hình ảnh này gây cho ta cảm giác:
- Đây là báu vật quý (như viên ngọc ước, chiếc đèn thần...)
- Báu vật ấy chứa đựng "linh hồn" của thần thánh. Mỗi lúc gặp Lê Lợi thì nói mới báo ứng.
- Nó gây niềm tin cho người chủ tướng với chúng ta về tinh thần chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Nó ngầm giải thích sức mạnh bình Ngô là sức mạnh của đại nghĩa thắng hung tàn. Ngoài sức mạnh cụ thể chúng ta còn có sự ủng hộ của thần linh, trời đất...
– Ý nghĩa của việc trao nhận gươm:
+ Rùa Vàng đòi lại thanh gươm bởi sứ mạng đánh giặc của vua đã hoàn thành. Đất nước đã thái bình, sự hiện diện của Rùa Vàng muốn nhắc Lê Lợi rằng bất cứ lúc nào thần linh cũng ủng hộ nhà vua thực hiện sự nghiệp đại nghĩa của mình. Lấy lại thanh gươm thực ra thần linh đã cho Lê Lợi nhận thức ra trách nhiệm mới của mình: Phải xây dựng nên thái bình muôn thuở, phải lấy Đức Tài mà lo cho dân cho nước chứ không thể lấy thanh gươm tắm máu giặc để đàn áp trị vì dân lành.
+ Lê Lợi nhận thanh gươm là trách nhiệm giải phóng đất nước, đem lại thái bình cho dân.
+ Việc trả lại thanh gươm là hành động yêu chuộng hòa bình muốn dùng năng lực của mình để đưa đất nước phồn vinh khi chiến tranh đã kết thúc.
Bài tham khảo 3
Có những tác phẩm nói về lịch sử khiến chúng ta yêu mến và hững thú nhưng góp phần để tạo ra những hứng thú ấy phải kể đến những sự tích, huyền thoại trong tác phẩm ấy. Có thể nói nó rất quan trọng và mang lại sự hấp dẫn cho những tác phẩm văn học mà nói về lịch sử của nhan dan ta thời bấy giờ.
Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.
Bài này được chia bố cục thành hai phần đó là phần long vương cho Lê Lợi mượn gươm thần và đoạn hai là sau khi đất nước sạch bóng quân thù thì long vương đòi lại gươm thần ấy.
Thứ nhất là khi long vương cho mượn gươm thần. Bối cảnh của truyện là thế kỉ XV, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Tội ác của chúng quả là trời không dung, đất không tha. Chính vì thế mà nhân dân ta căm phẫn lòng chúng ta giận không nguôi nhưng thế lực chúng ta còn yếu. Thấy được điều đó long vương đã cho vua Lê Lợi mượn chiếc gươm thần để đánh bay kẻ thù. Đó là ba lần thả lưới mới thấy được thanh gươm ấy. Có thể nói rằng cách cho mượn của long vương thật khéo, không đưa trực tiếp mà diễn ra dưới tình huống kéo lưới. Trên thanh gươm có khắc hai chữ thuận thiện là ý trời. Một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi cùng một số tướng sĩ phải chạy vào rừng. Bất ngờ, ông nhìn thấy trên ngọn cây có ánh sáng khác lạ. Ông trèo lên xem thử, nhận ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi gỡ lấy chuôi gươm mang về. Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm bắt được trên rừng thì vừa như in. Hai hình ảnh đó một ở nước một ở rừng cho thấy linh khí của sông núi hun đúc thành. Thế rồi nhờ thanh gươm ấy mà vua Lê Lợi đã chiến thắng quét sạch những tên xâm lược khốn nạn.
Đến khi quét sạch bóng quân thù trong một lần đi tản mạn trên dòng sông ấy, đến giữa dòng thì thấy một con rùa vàng nổi lên nói là đòi lại thanh kiếm báu. Đó chính là thần kim quy ngày nay mà chúng ta vẫn hay gọi. Lê Lợi hoàn lại thanh kiếm và từ đó nơi đây có tên gọi là Hồ Gươm hay là Hồ Hoàn Kiếm.
Như vậy ta thấy chuyện Long Quân cho mượn gươm được tác giả dân gian miêu tả rất khéo. Nếu để Lê Lợi trực tiếp nhận chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất, hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn còn đó và nhắc nhở tinh thần cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta.
THAM KHẢO THÔI ĐỪNG CHÉP NHA BẠN!
để bảo vệ nguồn nước ngọt ta
ko nên xả rác bừa bãi
ko nên làm ô nhiễm nước
Ủa ! Cho mình hỏi là còn việc nào không ? Ngày mai mình lại phải đưa cô kiểm tra ! Cũng cảm ơn bạn vì đã góp ý , mong bạn giúp đỡ mình !
Bởi mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột phải tìm cách bảo vệ giống nòi.
Cả làng chuột họp nhau lại. Ông Cống có sáng kiến đeo nhạc vào cổ mèo để mèo đi đâu cũng phát ra tiếng kêu, chuột nghe thấy biết đường mà chạy. Cả làng chuột đều cho cách đó rất hay nhưng khi cử người làm thì ai cũng chối đây đẩy. Rốt cuộc anh chuột Chù không biết chối vào đâu được đành phải nhận lời. Khi thấy chuột Chù rón rén đến, mèo nhe nanh, giơ vuốt khiến Chù vội vứt nhạc chạy về báo làng. Không ai dám bàn đến cái nhạc nữa. Bởi thế nên đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.