Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là người cho ta sự sống, nuôi dưỡng và chăm sóc ta lên người. Người mà luôn dành thương yêu thương dạt dào, vĩ đại nhất, người mà luôn che chở, tin tưởng ta không điều kiện, đó chỉ có thể là mẹ. Người phụ nữ lớn lao và vĩ đại nhất trên đời. Đối với tôi cũng vậy, mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất, mẹ luôn hi sinh thầm lặng, ân cần quan tâm, lặng lẽ sát cánh bên tôi trong suốt cuộc đời của mẹ. Mẹ không quản nắng mưa, khó nhọc, mẹ làm tất cả chỉ mong muốn chúng tôi lớn khôn thành người.
Mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác, thương con và sẵn sàng hi sinh, đánh đổi cả cuộc đời mình cho con. Nhưng đối với tôi, mẹ tôi đặc biệt hơn một chút, cũng có thể vì tình yêu thương, quý trọng của tôi dành cho mẹ mà tôi nhận thấy sự khác biệt đó. Mẹ tôi có cuộc sống vất vả, gian truân hơn bất kể người mẹ khác, bố tôi đi làm xa nên chuyện gia đình, công việc, con cái đều một tay mẹ tôi gánh vác, cáng đáng. Mẹ tôi chỉ là một người nông dân nghèo, ngày ngày đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Nhất là vào những ngày mùa, mẹ tôi bận rộn, lúc nào cũng luôn chân luôn tay, khi đi gặt, lúc phơi thóc, phơi rơm rồi khi thóc đã khô mẹ tôi lại cần mẫn rê từng thúng thóc, sao cho no sạch bong và không bám bụi đất nữa.
Mẹ tôi không chỉ là người nông dân, mẹ tôi còn là một người buôn bán đầy cực nhọc, mẹ tôi bán rất nhiều thứ, có khi là rau cỏ, thịt thà, cũng có khi mẹ tôi làm hàng sáo. Dù làm bất cứ nghề gì thì cũng đều vất vả, cực nhọc. Mẹ tôi ngày nào cũng dậy từ sớm khuya gà gáy, mang những gánh hàng nặng đi bán rong trên các con đường trên phố, sau đó lại trở về nhà khi phố đã lên đèn, nhìn hình ảnh mẹ lặng lẽ đi trong đêm tôi rất buồn, mong muốn cho mẹ có môt cuộc sống tốt đẹp hơn, bớt vất vả, cực nhọc hơn. Nhưng dù sao tôi cũng chỉ là một đứa bé, dù rất muốn giúp đỡ mẹ nhưng lại không thể làm gì hơn để giúp mẹ ngoài những công việc nhà như: rửa bát, quét nhà… Mẹ tôi là vậy, luôn bận rộn với công việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng chưa bao giờ mẹ tôi lờ là hay không quan tâm, chăm sóc cho chị em tôi.
Tuy cuộc sống đầy những khó khăn, thiếu thốn nhưng mẹ tôi chưa bao giờ để cho chúng tôi thiếu thốn bất cứ thứ gì, từ quần áo, sách vở. Mẹ tôi vẫn hay nói với chúng tôi, rằng cuộc đời của mẹ có khổ đến mấy thì cũng sẽ không để cho chị em tôi thua bạn, thua bè, và dù nhà nghèo thì mẹ tôi cũng làm đủ mọi nghề để có tiền cho chị em tôi đi học, vì mẹ tôi nói, chỉ có học thì mới thoát được đói, mới thoát được nghèo. Khi nhỏ tôi chưa hiểu được nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ nên rất vô tư, ăn những đồ ăn ngon trong khi mẹ mẹ chỉ ăn cơm trắng và những thức ăn thừa của chúng tôi, mặc những bộ quần áo đẹp trong khi mẹ chỉ có bộ quần áo lao động cũ, còn sờn rách đôi chỗ.
Cũng vì quá ngây thơ, vô tư mà tôi tin vào những lời nói dối của mẹ, rằng mẹ không đói, mẹ không mệt, mẹ không đau…Khi lớn lên rồi, bắt đầu biết nhận thức, cảm nhận được nỗi gian khó của mẹ tôi vô cùng đau lòng và xót xa. Nếu có một điều ước của ông Bụt như trong những câu chuyện cổ tích thì tôi mong cho mẹ tôi không còn vất vả, cực nhọc như bây giờ nữa, mẹ sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, không còn những lo toan bộn bề như bây giờ nữa, mẹ có thể hạ những gánh nặng trên vai xuống để đôi vai gầy được nghỉ ngơi, không còn phải căng lên để gánh những gánh nặng không tên ấy nữa. Tuy nhiên tôi cũng biết điều ấy là rất khó xảy ra trong hiện thực, vì vậy tôi sẽ cố gắng học tập chăm ngoan, để không phụ công lao sinh thành, nuôi dưỡng khổ cực của mẹ.
Mẹ là người luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên tôi những lúc tôi buồn. Mẹ luôn quan tâm đến chị em chúng tôi, vì vậy dù chỉ là một biểu hiện mệt mỏi, một chút chán nản thì mẹ tôi sẽ đều nhận ra ngay. Như khi tôi buồn vì được điểm thấp môn toán, dù đã chạy ra mái hiên để khóc, tôi không muốn mẹ đi làm cực nhọc mà lại phải lo lắng gì cho tôi nữa. Nhưng khi đang chìm vào nỗi buồn của bản thân ấy thì một cánh tay dịu dàng đặt lên vai tôi, bàn tay khác thì ôm tôi vào lòng mà vỗ về.
Mẹ hỏi tôi có việc gì xảy ra, lúc ấy tôi cảm thấy tủi thân vô cùng, tôi òa khóc trong lòng của mẹ và nói ra mọi chuyện. Mẹ không những không trách mắng tôi mà an ủi tôi rất nhiều, mẹ nói được điểm thấp thì lần sau cố gắng lên là được, vì khóc cũng không giải quyết được vấn đề gì.Và câu nói làm tôi cảm động nhất của mẹ, đó là : “Mẹ tin con gái của mẹ sẽ làm được”. Mẹ tôi tin tưởng tôi như thế, tại sao tôi chỉ luôn làm mẹ thấy vọng, tôi tự hứa với mình là phải luôn cố gắng, nỗ lực để không phụ niềm tin ấy của mẹ.
Với tôi, mẹ là niềm tin, là niềm động lực để tôi cố gắng. Mỗi khi mệt mỏi hay chán nản, nghĩ đến mẹ tôi lại có thêm nguồn động lực lớn lao, như được cổ vũ về tinh thần. Mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên đời này, tôi sẽ luôn yêu mẹ, dành cho mẹ tình yêu thương dạt dào nhất. Và tôi sẽ cố gắng học hành để mẹ tôi có thể tự hào về mình.
Mẹ là người luôn dành cho chúng em tình cảm nồng ấm, những cái ôm trìu miến, sự dịu dàng và khoan dung của mẹ luôn theo sát chúng em. Mẹ luôn là chỗ dựa, là sự tự hào của chúng em.
Cứ sau mỗi giờ làm việc hình ảnh mẹ lại tất bật với các công việc chăm lo các con và nội trợ. Mẹ lúc nào cũng muốn nấu cho gia đình những bữa ăn thật ngon, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho em lớn khôn. Mẹ em năm nay ba bảy tuổi. Mái tóc dài mượt luôn được mẹ búi gọn gàng, khuôn mặt thon dài, hiền hậu, dáng mẹ cao, gầy gầy, trông rất nhanh nhẹn. Nổi bật nhất là đôi mắt to, tròn, đen lay láy với ánh mắt lúc dịu dàng, lúc nghiêm nghị như muốn bảo ban em điều gì. Chiếc mũi cao phần nào biểu lộ được sự cương trực. Miệng mẹ rộng với hàm răng trắng, đều tăm tắp nên nụ cười của mẹ rất tươi, rạng rỡ cả khuôn mặt. Mỗi lần mẹ nấu cơm em luôn tíu tít bên mẹ dành phần việc đề phụ mẹ nấu cơm. Mẹ đưa rổ gạo cho em vo rồi đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút.
Trong khi chờ cơm chín, mẹ nhanh nhẹn chuẩn bị xoạn sẵn mâm bát. Mẹ rất khéo chọn thực phẩm, chúng lúc nào cũng tươi, ngọn. Hai mẹ con cùng nhặt rau, bàn tay mẹ thoăn thoắt lựa sạch những lá úa cọng già . Em nhanh nhẹn dành phần rửa rau để mẹ chuẩn bị nồi nấu. Những ngón tay thoăn thoắt cắt lát thịt mỏng, đều tăm tắp rồi mẹ ướp gia vị. Mẹ bắc nước lên để nấu canh, tranh thủ vừa xào thịt vừa kiểm tra bài học của em trên lớp. Với tài nấu nướng của mẹ, chẳng mấy chốc mâm cơm nóng hổi đã sẵn sàng. Mùi thơm của thức ăn mẹ nấu lan tỏa khắp gian phòng thu hút tất cả mọi thành viên trong gia đình. Em bày chén đũa ra rồi nhanh nhảu chạy lên mời ba và em trai ăn cơm. Mọi người vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon. Em rất ngưỡng mộ mẹ vì mẹ luôn biết cách nấu cho cả nhà những bữa cơm bổ dưỡng đúng theo thể trạng mỗi người.
Em rất yêu và thương mẹ, lòng em lúc nào cũng tự nhủ phải cố gắng học tốt, ngoan ngoãn để mẹ không phiền lòng. Mẹ! con yêu mẹ rất nhiều! Con luôn biết ơn và tự hào khi có một người mẹ như mẹ! Con cảm ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ hi sinh cho chúng con.
để bảo vệ nguồn nước ngọt ta
ko nên xả rác bừa bãi
ko nên làm ô nhiễm nước
Ủa ! Cho mình hỏi là còn việc nào không ? Ngày mai mình lại phải đưa cô kiểm tra ! Cũng cảm ơn bạn vì đã góp ý , mong bạn giúp đỡ mình !
nguyễn hải đăng bạn gửi tên fb qua mail cho mình nhé
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Bài học kinh nghiệm
Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh và văn minh nhất.
Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.
Cho mình hỏi bạn Bình minh ( Hội con 🐄 ) bài của bạn tên gì vậy
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.
Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
đề bài đâu làm sao trả lời được
vào chỗ ngữ văn 6 tui bỏ đề trong đóa đóa!!!!