Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam): ... Đầu mùa hạ,
*Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng.
Quặng là các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại hoặc đá quý, được khai thác từ mỏ và chế biến để sử dụng.
Mức độ tập trung khoáng vật quặng, kim loại, cũng như dạng xuất hiện của chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí khai thác quặng. Chi phí tách quặng phải tính đến giá trị kim loại chứa trong đá để xác định loại quặng nào khi khai thác có khả năng mang lại lợi nhuận và không có lợi. Các quặng kim loại thường là các ôxít,sulfua, silicat, hoặc kim loại "tự sinh" (như đồng tự sinh) là những khoáng vật không tập trung phổ biến trong vỏ Trái Đất hoặc các kim loại "quý" (ít gặp dạng hợp chất) như vàng. Các quặng phải được xử lý để tách các kim loại cần lấy ra khỏi đá. Các thân quặng được hình thành bởi nhiều quá trình địa chất khác nhau gọi là quá trìnhsinh quặng.
– Khoáng sản: là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
– Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
đặc điểm chung của địa hình nước ta.
a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
* Địa hình nước ta rất đa dạng.
– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích
+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
– Đồng bằng lớn:
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực
– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.
– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….
b. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
c. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
– Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ.
– Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
– Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.
khí hậu :
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
– Nhiệt độ trung bình năm cao >21oC
– Bình quân 1m2 nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.
– Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm
– Một năm có 2 mùa gió:
+ Gió mùa đông: lạnh, khô.
+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.
– Lượng mưa trung bình năm lớn trên 1500mm/năm.
– Độ ẩm không khí 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.
Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường
– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
* Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
* Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
– Khí hậu có sự phân hoá theo mùa.
– Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa.
+ Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa
– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.
Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
– Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
– Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
– Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.
Ảnh a: Đàn chó đang kéo xe trượt tuyết: cảnh ở hàn đới.
- Ảnh b: Rừng lá kim: cảnh ở đới ôn hòa.
- Ảnh c: Cày bao báp ở vùng rừng thưa, xavan: cảnh ở nhiệt đới.
- Ảnh d: Rừng rậm nhiều tầng cây: cảnh ở nhiệt đới.
- Ảnh đ: Đàn ngựa vằn trên đồng cỏ: cảnh ở nhiệt đới.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhấn mạnh, năm 2016 là năm đầu tiên hình thành cộng đồng, ASEAN đã triển khai các biện pháp trong lộ trình tiếp tục xây dựng và củng cố cộng đồng trên cả ba trụ cột. Cộng đồng Chính trị- An ninh đã đưa vào thực hiện 165/290 dòng hành động; Cộng đồng Kinh tế đã xây dựng và thông qua các chương trình hành động cụ thể của hầu hết các ngành, cũng như có được các thỏa thuận thông qua các tuyên bố của các khuôn khổ về hội nhập và hợp tác.
Một loạt các lĩnh vực ưu tiên như thúc đẩy thương mại, an ninh lương thực, khởi động doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như trong các lĩnh vực quan trọng như là phát triển hợp tác giữa các khu kinh tế đặc biệt hay là trong các lĩnh vực về minh bạch hóa thông tin về các dòng thuế mà các nước thành viên còn áp dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp khi nghiên cứu, quyết định đầu tư, buôn bán với các nước ASEAN cũng như cơ chế giải quyết các khiếu nại của các doanh nghiệp trong ASEAN liên quan đến các vấn đề xuyên biên giới trong việc thực hiện các hiệp định kinh tế của ASEAN.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội đã xây dựng và thông qua được kế hoạch hoạt động cụ thể của hầu hết các ngành cũng như đạt được các kết quả cụ thể phục vụ hội nhập và hợp tác, một loạt các lĩnh vực ưu tiên như quản lý thiên tai, cứu trợ nhân đạo, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, trao đổi văn hóa, giáo dục, lao động.
Trong lĩnh vực đối ngoại, trong năm 2016, ASEAN đã có những thành tựu đáng kể. ASEAN và Nga, ASEAN và Mỹ đã có thỏa thuận nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược và trong quan hệ kinh tế đối ngoại thì ASEAN cũng đã có thỏa thuận với Liên minh kinh tế Á-Âu, cũng như với Canada về khả năng tiến tới hiệp định khu vực về thương mại tự do. Một điểm sáng nữa trong năm 2016 là trong bối cảnh tình hình quốc tế, thậm chí là tình hình khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh giữa các nước lớn ngay ở trong khu vực của chúng ta thì ASEAN vẫn giữ được vai trò trung tm của mình tại các thể chế khu vực cũng như trong việc điều tiết quan hệ đối ngoại với các đối tác.
Chúc bạn hok tốt
Đông Nam Á có 11 quốc gia: Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timor, Brunei, Singapore.
ĐNA có 11 quốc gia bao gồm: việt nam, lào, campuchia, myanmar, thái lan, singapore, indonesia, malaysia, philipines, brunei, Dong ti mor
còn tổ chức asean thì gồm các nước trên trừ Đông ti Mor
chúc bạn học tốt
- Biểu đồ a:
+ Nhiệt độ cao quanh năm, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất là tháng 4, tháng 11 (khoảng 30°C) và thấp nhất là các tháng 12, tháng 1 (khoảng 27°C) không nhiều.
+ Mưa không đều, có những tháng không mưa (tháng 12,tháng 1) và có tháng mưa rất nhiều, tháng 8 mưa gần 260mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9.
+ Đây là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa, mùa khô phân biệt rõ ràng.
- Biểu đồ b:
+ Nhiệt độ trong năm ít thay đổi, khá nóng, gần 30°c.
+ Mưa quanh năm, mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11.
+ Đây là biểu đồ khí hậu xích đạo.
- Biểu đồ c:
+ Nhiệt độ thấp là 5°c vào tháng 1, 2; nhiệt độ cao khoảng 25°c vào các tháng 6, 7, 8; chênh lệch giữa hai mùa khoảng 15°c.
+ Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa nhiều vào những tháng mùa đông (tháng 10, 11, 12); mưa ít vào những tháng mùa hạ (6, 7, 8).
+ Đây là biểu đồ của kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
để phòng chống hiện tượng xói mòn và đá ong hóa ta cần:
+Trồng cây trên các đồi núi ,ven biển để giữ đất (tốt nhất là các loại có rể sâu, khỏe)
+canh tác theo đường đồng mức(là căn tác ở sườn đồi núi dốc với các loại cây có bộ rễ kiểu nghiêng)
+lấy độc trị độc(là lấy đá ong dùng làm nền đường đi nhất là ở sườn dốc vì đá ong khó bị sói mòn nên rất tốt trong việc này để cản đất)
Do ảnh hưởng của vị trí địa lí, châu Á có diện tích rộng lớn và địa hình bị chia cắt rất phức tạp: lãnh thổ trải rộng từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo, địa hình phức tạp (địa hình núi cao làm ngăn cách với biển), 3 mặt giáp với biển và đại dương, chịu ảnh hưởng của các loại gió dẫn đến các đới khí hậu của châu á phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
châu Á có lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc -->gần xích đạo, lãnh thổ rộng theo chùi đông - tây, địa hình có nhùi núi và sơn nguyên...
Các nhân tố hình thành khí hậu
[sửa] Vị trí địa lý
Châu Á kéo dài từ Bắc Cực cho đến xích đạo nên lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều, giảm dần từ Nam lên Bắc. Ở các vĩ độ phía Nam, tổng lượng bức xạ hằng năm cao, thay đổi từ 120-180 kcal/cm², trong đó vùng Tây Nam Á đạt cao nhất, từ 180-220 kcal/cm². Ở các vĩ độ trung bình từ 100-120 kcal/cm², còn các vùng từ vòng cực trở lên phía Bắc thì không quá 80 kcal/cm². Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều kiện nhiệt nói riêng và khí hậu nói chung thay đổi từ Nam lên Bắc.
[sửa] Hình dạng và kích thước
Châu Á rộng, với dạng hình khối vĩ đại đã làm cho các vùng nội địa quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa khô, dễ bị sưởi nóng và hóa lạnh theo mùa. Đó là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp. Mặt khác, điều kiện nhiệt và khí áp đó lại tương phản với các đại dương xung quanh theo mùa, làm cho gió mùa phát triển rộng khắp châu lục. Có thể nói châu Á là châu lục duy nhất trên thế giới có đầy đủ các kiểu khí hậu gió mùa: gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
Những nguyên nhân gây ra sự bùng nổ dân số :
- Sự "chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử": trong giai đoạnđầu phát triển lịch sử phát triển của nhân loại, tỷ lệ sinh tương đối cao do nhu cầu duy trì nòi giống và nhu cầu lực lượng sản xuất phục vụ phát triển xã hội, trong khi đó tỉ lệ tử cũng tương đối cao do điều kiện sống hạn chế, thiên tai, dịch bệnh nhiều… Do đó, trong giai đoạn này tỷ lệ sinh và tử tương đối cân bằng. Ngược lại, trong giai đoạn “bùng nổ dân số” tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục được duy trì trong khi đó tỷ lệ tử có xu hướng giảm do điều kiện sống được nâng cao, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các nhu cầu cơ bản của con người được chú trọng đặc biệt là trong công tác vệ sinh và y tế dẫn tới tỉ lệ tử giảm xuống. Thêm vào đó, tuổi thọ của con người được nâng cao dần, năm 1975 tuổi trung bình của dân cư thế giới là 21,9 tuổi, tới năm 2000 là 26,6 tuổi.
- Nhu cầu về "lực lượng sản xuất": ở các quốc gia kém phát triển có nhu cầu lao động tay chân cao
- Quan niệm lạc hậu: ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông vẫn còn một số quan niệm lạc hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn sinh con trai...
Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số: Do dân số tăng quá nhanh, tỉ lệ sinh cao.