K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2020

Chọn: C.

miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông Bắc khi thổi vào nước ta. Đây là miền đón những đợt gió đông Bắc đầu tiên và cũng là miền đón những đợt gió đông Bắc cuối cùng ở nước ta.

12 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

16 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...

- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên:

+ Rừng còn tương đối nhiều.

+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).

- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.

30 tháng 1 2017

a) Đông Bắc

- Địa hình: núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxíl, apatit, pirit, đá xây dựng,...

+ Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,...).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,...

+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển.

b) Tây Bắc

- Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.

+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

19 tháng 8 2018

a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ

-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ

+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta

+Các h thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện ln hơn các hệ thng sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)

-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ

+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn

+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ  m 3

b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sn phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ

*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì

-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so vi cả nước

-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước

-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..

8 tháng 8 2023

Chọn A 

18 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

26 tháng 5 2021

 Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

10 tháng 1 2017

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Giới hạn: Phía tây - tây nam dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

- Các đặc điểm cơ bản

+ Địa hình:

• Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông với đồng bằng mở rộng.

• Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển cố đáy nông, tuy nhiên vần có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

+ Khí hậu, thực vật, cảnh quan: gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

+ Tài nguyên khoáng sản: giàu than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm... Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.

+ Trở ngại của tự nhiên: nhịp điệu mùa của khí hậu và của dòng chảy thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Giới hạn: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

- Các đặc điểm cơ bản

+ Địa hình:

• Cấu, trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bàng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.

• Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.

+ Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn giữa hai sườn Đông - Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.

+ Khí hậu: cận Xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

+ Sinh vật: thực vật họ dầu; động vật có các loài thú lớn: voi, hổ, bò rừng, trâu rừng... Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, Xích đạo ẩm; dưới nước nhiều cá, tôm.

+ Tài nguyên: vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn; Tây Nguyên có nhiều bôxit.

+ Trở ngại của tự nhiên: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở cả hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

6 tháng 3 2017

HƯỚNG DẪN

- Các cánh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông về mùa đông hút gió Đông Bắc, làm cho nền nhiệt độ ở vùng này thấp nhất cả nước. Về mùa hè, cánh cung núi Đông Triều đón gió Đông Nam gây mưa nhiều ở sườn đón gió (phía Quảng Ninh), trong khi đó, phía sườn khuất gió (Lạng Sơn), ít mưa.

- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, về mùa đông chắn gió Đông Bắc, làm cho gió mùa Đông Bắc không xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vùng này cao hơn ở Đông Bắc (ở những nơi có cùng độ cao).

- Các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào hướng tây bắc - đông nam (Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở sườn Tây, khi gió này vượt các dãy núi sang gây hiện tượng phơn ở các vùng phía nam Tây Bắc.

- Dãy núi Trường Sơn Bắc, về mùa hạ đón gió Tây Nam, gây nên hiện tượng phơn khi gió này vượt núi tràn xuống vùng đồng bằng phía đông; về mùa đông đón gió mùa Đông Bắc gây mưa từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế.

- Dãy núi Trường Sơn Nam, về mùa hạ đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở Tây Nguyên, gây hiện tượng phơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, về mùa đông đón gió Đông Bắc gây mưa ở sườn đông Trường Sơn Nam.

- Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc, làm cho phía nam nước ta không chịu tác động của mùa đông lạnh.

- Các đỉnh núi cao đón gió thường là nơi mưa nhiều nhất nước ta (các núi cao dọc biên giới Việt - Trung, các đỉnh núi cao trên 2000m ở Hà Giang, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh...). Ngược lại, những nơi trũng thấp, khuất gió (Mường Xén...) hoặc không đón được gió Tây Nam (Phan Rang) thường là nơi ít mưa.