Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mình chỉ làm đc câu cuối thôi thông cảm nha bạn
Nếu ai đã một lần đọc văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân, chắc hẳn không thể quên được hình ảnh mặt trời mọc trên đảo. Cảnh bình minh ở nơi đây thật khác so với cảnh bình minh ở nơi khác. Bằng biện pháp so sánh vô cùng đặc sắc, thú vị, tác giả đã tạo nên một cảnh bình minh thật huyền ảo, đẹp đến mê hồn. " Sau trận bão... hết mây, hết bụi" một bầu trời thật quang đãng, sáng sủa khi mặt trời lên, bầu trời đó sạch như một tấm kính, có thể nhìn thấy thông suốt, nhìn xuyên qua cả bầu trời. " Mặt trời nhú dần lên... quả trứng thiên nhiên đầy đặn" ông mặt trời từ từ nhô lên cao, tròn trĩnh, đỏ tươi giống như lòng đỏ trứng, điểm thêm vẻ đẹp phúc hậu, rộng lượng, đầy sức sống cho mặt trời qua việc sử dụng biện pháp nhân hóa. Tác giả cũng thật khéo léo khi kết hợp cả biện pháp ẩn dụ, lấy hình ảnh quả trứng để nói đến mặt trời, lấy chiếc mâm bạc để diễn tả mặt biển. Hai thứ này giống như một mâm lễ phẩm dâng tặng những chài lưới trên biển, mong cho họ mãi bền chặt, giữ vững tinh thần lao động không ngừng nghỉ vốn có. " Vài chiếc nhạn mùa thu... là là nhịp cánh..." hình ảnh đó mới thật bình yên làm sao, thật ung dung, thư thái, khiến cho ai một lần đến nơi này cũng không thể nào quên cái vị ngọt ngào, đằm thắm của đảo Cô Tô. Thật lộng lẫy, huy hoàng, thơ mộng biết bao!
Câu 3. Điều gì đã xảy ra với Kengah trong đoạn trích trên? Hãy tóm tắt lại sự việc xảy ra với Kegah bằng 3 câu văn.
Trong khi đi kiếm ăn , cô hải đăng kengah đã bị dính một lớp váng dầu khiến cô không thể bay lên được. Toàn thân cứng chặt , bị dính vào dầu váng khiến cho cô khoogn thể cử động được , cũng không thể nhờ những con hải âu khác đến giúp . Số phận nghiệt ngã đang chờ cô hải âu đó
Câu 4. Hãy lí giải vì sao đàn Hải Đăng Cát Đỏ của Kengah phải “tuân thủ luật cấm chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy”?
Bởi vì đó là những khung cảnh bi thương , còn nếu cứu thì có thể dẫn đến việc bản thân cũng bị dính váng dầu nên đó là luật lệ
Câu 5. Theo em, có những nguyên nhân nào đã gây ra sự việc “nghiệt ngã” với Kengah?
Đó là do những hành vi vô ý thức của con ngườiđã gây nên sự tràn dầu , dẫn đén bao nhiêu cái chết của những sinh vật dưới biển
Câu 3. Kengha không may bị dính váng dầu. Cô hải âu đáng thương đang hấp hối. Cả đàn muốn quay lại cứu giúp kẻ xấu số, nhưng họ không thể làm trái quy định.
Câu 4. Họ không được chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy bởi đó là những khung cảnh đau thương, có thể để lại những hình ảnh ám ảnh mãi trong trí óc của chúng. Do đó sẽ khiến chúng sợ hãi khi đối mặt với cái chết - thứ mà bất cứ sinh vật nào cũng không thể tránh khỏi.
Câu 5. Sự vô ý thức của con người.
@Cỏ
#Forever
Trong các sự vật và hiện tượng sau , em hãy chỉ ra vật tác dụng lực và kết quả đã gây ra cho vật bị nó tác dụng :
a) Một tấm bê tông làm nắp bể nước mới đổ xong còn chưa đông cứng , trên mặt in hằn lõm các vết chân gà
- Vật tác dụng lực : Chân gà
- Kết quả : Làm tấm bê tông bị biến dạng
b) Một chiếc nồi nhôm bị bẹp nằm bên dưới một chiếc thang tre bị đổ ngay trên mặt đất
- Vật tác dụng : Thang tre
- Kết quả : Làm chiếc nồi nhôm bị biến dạng
c) Trời dông , một chiếc là bàng bay lên cao
- Vật tác dụng : gió
- Kết quả : Làm biến đổi chuyển động của chiếc là bàng
d) Một cành cây bàng ở dưới thấp bị gãy
- Vật tác dụng : gió
- Kết quả : Làm biến dạng cành cây
e) Chiếc phao của một cần câu đang nổi , bỗng bị chìm xuống nước
- Vật tác dụng : con cá
- Kết quả : Làm biến đổi chuyển động của chiếc phao
A. Vật tác dụng lực là chân gà, mặt tấm bê tông bị tác dụng lực nên bị biến dạng.
B. Vật tác dụng lực là chiếc thang tre khi đổ xuống, chiếc nồi nhôm bị tác dụng lực nên bị biến dạng.
C. Vật tác dụng lực là gió, chiếc lá đang rơi xuống bị tác dụng của lực đẩy nên bay lên cao.
D. Cành cây bàng bị gãy, tức là bị biến dạng. Chắc đã có một ai đó đã tác dụng lực bẽ gãy cành cây.
E. Vật tác dụng lực là con cá, chiếc phao bị tác dụng lực kéo nên đã bị chìm.
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết điều đó?
Ngôi kể thứ 3
Câu 6
a) Là không thể di chuyển hoặc cử động
b) Đứng yên , tê liệt
c) Di chuyển , cử động
d) Nhìn kia , chú chim bắt đầu cử động và di chuyển từ cành này sang cành nọ
Câu 7
a) “Kengah, cô chim hải âu với bộ lông vốn màu ánh bạc,/ CHỦ NGỮ
cố ngụp đầu sâu xuống nước cho tới khi chút ánh sáng le lói xuyên được qua lớp váng dầu nặng trịch đang che phủ mắt cô.”
Vị ngữ
Buổi sáng như đã xâm lấn không gian đang tối om. Lúc này đây mặt trời cũng đã rất uể oải như cố gắng ló lên sau dãy núi phía xa. Ngay cả bầu trời đang bắt đầu sáng dần và sáng cả đường phố nữa. Khung cảnh đường phố buổi sớm như là một trong những hình ảnh thật đẹp, nó luôn mang lại trong em những ấn tượng, những cảm xúc không bao giờ có thể phai mờ được.
Vào buổi sớm tinh mơ khi mọi người mới bình minh thì nhìn cảnh đường phố lúc này đây lại vắng tanh vắng ngắt. Chỉ có những chiếc lá vàng như khẽ rơi trên đường, xa xa lại thấp thoáng được hình bóng các cô bán hàng rong đang chở hàng trên chiếc xe đạp của mình, hai bên là hai sọt hàng nặng.
Thế rồi khi buổi sáng đã đến, em cũng đã bước ra phố đi đến trường. Thế rồi đường phố vào buổi sáng đông đúc hơn những thời gian khác trong ngày vậy. Lẽ ra người ta thường nghĩ vào buổi sáng thì tất cả như sẽ vắng vẻ. Nhưng không, khi đến giờ cao điểm vào buổi sáng, thì trên đường phố lại thật tấp nập cảnh người người đi làm,người thì đi chợ, người thì đưa con đi học,…. Dường như em cũng đã nghe thấy có bao nhiêu âm thanh được hòa nhịp vào nhau. Tiếng còi xe inh ỏi, tiếng rao hàng, tiếng nói chuyện của những người đi qua lại. Tất cả như đã tạo lên nhịp sống của con người.
Sáng sớm thì cũng có một chiếc xe ô tô cỡ lớn đi phun nước ở các bồn cây cũng như bên đường để có thể giảm thiểu bụi. Từng đoàn xe dường như cứ nối tiếp nhau đi lại không ngớt. Nếu như để ý thì em cũng nhận thấy được mọi cảnh vật hai bên đường dường như cũng rất đẹp. Có những hàng cây bàng xum xuê lá xanh, đặc biệt là vào sáng mùa thu thì những cây hoa sữa như nồng nàn mùi hương bay khắp phố phường mang một nét đẹp cũng như hương vị riêng cho Hà Nội.
Cảnh đường phố như thật nhộn nhịp và vui tươi biết bao nhiêu, em như thêm yêu những buổi sáng trên đường phố. Tất cả mọi người ai cũng hối hả làm việc và nhịp sống như càng diễn ra rõ ràng hơn.
Tham Khảo
[…] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh….
1.Câu văn nào chứa cảm xúc của người viết?
A. Tôi dậy từ canh tư.
B. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.
C. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.
D. Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ.
2. Câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” được tác giả sử dụng biện pháp tu từ:
A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Điệp từ
3. Từ nào trong câu văn “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi” được được dùng theo theo nghĩa chuyển:
A . Bão B . Bể C. Kính D. Chân
4. Trong những từ sau từ nào không phải là từ mượn?
A. Bình minh
B. Trường thọ
C. Chài lưới
D. Lễ phẩm