Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ “mặt trời” trong câu thơ được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ
- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa.
Vì: Nhà thơ gọi em bé (đứa con của người mẹ Tà ôi là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.
- Tác giả dùng biện pháp tu từ ẩn dụ ở câu thơ thứ hai: " Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng".
( Từ "mặt trời" chỉ em bé trên lưng mẹ đã thể hiện được sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con và tình yêu vô bờ của người mẹ Tà Ôi. Mẹ coi đứa con bé bỏng như một nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng lớn lao cho niềm tin của mẹ vào ngày mai chiến thắng. )
- Đây là trường hợp không phải nghĩa gốc phát triển thành nghĩa chuyển, không phải ẩn dụ từ vựng. Đây là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh này, nó là ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi em bé là mặt trời, vì theo cảm nhận của tác giả giữa em bé và mặt trời có những nét tương đồng.
Good luck!
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ.
- Trường hợp này là phép tu từ thể hiện sự sáng tạo riêng của tác giả, không phải từ nghĩa gốc được chuyển thành nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
- Trường hợp này là nghĩa chuyển tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh này
e,Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ
- Em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của mẹ, là hình ảnh có tính biểu tượng
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:
“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.
Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.
Tham khảo
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ cho em bé chính là mặt trời của mẹ, là động lực sống không thể thiếu của người mẹ. Nếu như mặt trời ở dòng đầu là mặt trời với nghĩa tả thực thì mặt trời ở dòng 2 là mặt trời ẩn dụ cho sự quan trọng không thể thiếu của con đối với mẹ.
Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, ẩn dụ:
+ Mặt trời của bắp là mặt trời của tự nhiên
+ Nguồn sống động lực cho mẹ, mặt trời nhỏ bé, tươi vui
+ Đứa con luôn là nguồn động lực, niềm hạnh phúc vô bờ cho người mẹ
→ Hai câu thơ khắc họa được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng
Từ "mặt trời" trong câu thơ 1 dùng theo nghĩa gốc
Từ "mặt trời" trong câu thơ 2 dùng theo nghĩa chuyển
Không thể coi từ "mặt trời" là từ nhiều nghĩa. Đây là trường hợp không phải nghĩa gốc phát triển thành nghĩa chuyển, không phải ẩn dụ từ vựng. Đây là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh này, nó là ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời, vì theo cảm nhận của tác giả giữa Bác và mặt trời có những nét tương đồng.
Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ thứ nhất là hình ảnh của mặt trời thiên nhiên, vũ trụ. Nó đem lại nguồn sống cho cỏ cây, vạn vật. Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ. Tác giả đã ngầm ví đứa con của mình là ánh sáng, là lẽ sống, là niềm tin, niềm hi vọng, là niềm hạnh phúc lớn lao, thiêng liêng của người mẹ như là ánh sáng của mặt trời đối với cây cối, vạn vật