K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2018

Bộ mặt thống trị, của xã hội phong kiến:

- Ăn chơi xa hoa, trụy lạc, cướp bóc dân chúng (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)

- Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang, bỏ mặc con dân đói khổ, lầm than (Hoàng Lê nhất thống chí)

- Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều)

1)Kể tên một số văn bản khác cũng ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.(Như "Truyện Kiều",vv.)2)Tại sao có thể nói văn bản "Chị em Thúy Kiều" mang giá trị nhân đạo sâu sắc?3)(Bếp lửa) So sánh sự việc đã xảy ra ở làng và lời bà dặn cháu có phương châm hội thoại nào bị vi phạm? Chi tiết này bộc lộ điều gì về người bà?4)Kể tên một số bài thơ cùng chủ đề với bài "Đồng...
Đọc tiếp

1)Kể tên một số văn bản khác cũng ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.(Như "Truyện Kiều",vv.)

2)Tại sao có thể nói văn bản "Chị em Thúy Kiều" mang giá trị nhân đạo sâu sắc?

3)(Bếp lửa) So sánh sự việc đã xảy ra ở làng và lời bà dặn cháu có phương châm hội thoại nào bị vi phạm? Chi tiết này bộc lộ điều gì về người bà?

4)Kể tên một số bài thơ cùng chủ đề với bài "Đồng chi"-Chính Hữu.

5)(Bến quê)Liệt kê ra chuỗi tình huống nghịch lí,ngẫu nhiên trùng hợp xuyên suốt mạch truyện.Những chi tiết ấy phản ánh điều gì?

6)(Sang thu)Tại sao nhà thơ chọn hương ổi trong muôn ngàn hương vị quê hương để miêu tả?Khổ thơ đầu cho ta biết cảnh sắc thiên nhiên ở vùng miền nào nước ta?

7)(Làng) Cuộc trò chuyện của ông Hai và đứa con út có chi tiết:ông hỏi con có thích về làng chợ Dầu và ủng hộ ai,khi nghe con trải lời "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh" ông giàn giụa nước mắt.Chi tiết này thể hiện vẻ đẹp gì của ông Hai?

8)(Chiếc lược ngà)Khi kể về cuộc chia tay của ông Sáu và bé Thu,tại sao nhân vật "tôi" lại "bỗng cảm thấy khó thở"?

9)Tại sao trong "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" tác giả lại hỉ nói đến đối tượng người trẻ mà không nói đối tượng nào khác?

10)(Bắc Sơn)Diễn biến nội tâm nhân vật Thơm phản ánh điều gì?Những xung đột nào xảy ra trong hồi bốn?

1
20 tháng 3 2020

1. Bánh trôi nước.

2. Vì văn bản ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

3. Phương châm về lượng.

-> Tần tảo, hi sinh, luôn nghĩ cho người khác.

-> Yêu nhà, yêu nước.

4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Câu 1: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự là gì?A/ Làm cho tự sự thêm sâu sắc.B/ Khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật.C/ Làm cho tự sự thêm tính triết lí.D/ Làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn.Câu 2: Đoạn trích sau bộc lộ nội tâm gì của Lão Hạc? Nội tâm ấy được miêu tả trực tiếp hay gián tiếp?Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước...
Đọc tiếp

Câu 1: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự là gì?

A/ Làm cho tự sự thêm sâu sắc.

B/ Khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật.

C/ Làm cho tự sự thêm tính triết lí.

D/ Làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn.

Câu 2: Đoạn trích sau bộc lộ nội tâm gì của Lão Hạc? Nội tâm ấy được miêu tả trực tiếp hay gián tiếp?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

                                                                                          (Lão Hạc, Nam Cao)

A/ Buồn bã, tuyệt vọng khi bán cậu Vàng.

B/ Miêu tả nội tâm trực tiếp.

C/ Dằn vặt, ân hận, đau khổ, day dứt khi bán cậu Vàng.

D/ Miêu tả nội tâm gián tiếp.

1
30 tháng 10 2021

Câu 1: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự là gì?

A/ Làm cho tự sự thêm sâu sắc.

B/ Khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật.

C/ Làm cho tự sự thêm tính triết lí.

D/ Làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn.

Câu 2: Đoạn trích sau bộc lộ nội tâm gì của Lão Hạc? Nội tâm ấy được miêu tả trực tiếp hay gián tiếp?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

                                                                                          (Lão Hạc, Nam Cao)

A/ Buồn bã, tuyệt vọng khi bán cậu Vàng.

B/ Miêu tả nội tâm trực tiếp.

C/ Dằn vặt, ân hận, đau khổ, day dứt khi bán cậu Vàng.

D/ Miêu tả nội tâm gián tiếp.

12 tháng 7 2019

"Người sao hiểu hết đủ đường
Kiếp sao rặt những đoạn đường thế thôi ?"

(Truyện Kiều)

Hai câu thơ trên là những lời thương xót của sư bà Giác Duyên và tiếng nói đồng cảm từ trong tâm của đại thi hào Nguyễn về cuộc sống biến động dữ dội, thăng trầm, vinh nhục của Thuý Kiều. Câu chuyện cuộc đời trầm luân của nàng Kiều được Nguyễn Du miêu tả đã đi qua hàng mấy thế kỉ, nhưng vẫn gây thổn thức trong tim người đọc. Đó là câu chuyện về con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch.

Thuý Kiều không chỉ hiện thân cho đỉnh cao của nhan sắc, tài hoa và phẩm hạnh, mà còn là hiện thân cho kiếp hồng nhan đa đoan, cuộc đời thay đổi liên tục ở nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Đang là một tiểu thư đài các sống trong cảnh "Êm đềm trướng rủ màn che", vậy mà qua một phen "gió cuốn mặt duyền" đã làm cho cuộc đời nàng trải qua bao nỗi truân chuyên, tủi phận. Những biến cố xảy ra liên tục trong cuộc đời của nàng thể hiện sự thăng trầm ở đời. Ví như, trong tiết thanh minh, khi ra về sau lễ hội "đạp thanh, tảo mộ" nàng gặp mộ Đạm Tiên, tưởng như là một điềm không may, nhưng rồi lại gặp được chàng Kim Trọng với "Phong tư tài mạo tót vời/ Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa", nghĩ nàng đã có được mối lương duyên tốt. Sau đó, tình cảm ngày thêm mặn nồng, thắm thiết, hai người đã kết lời thề ước trăm năm, ngỡ rằng với vẻ đẹp "tài sắc vẹn toàn", nàng sẽ có một cuộc sống như trong mơ nhưng rồi biến cố gia đình xảy ra Thuý Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và em thoát khỏi vòng lao lí. Lại tưởng rằng, nàng được gả bán cho một Mã Giám Sinh có học thức - sinh viên trường Quốc Tử Giám - để đổi lấy sự bình yên cho gia đình, nào ngờ, nàng đã rơi vào cái bẫy của một con buôn, kiếm tiền trên thể xác của người phụ nữ. Hắn đã bán nàng vào lầu xanh làm nghề kĩ nữ. Ở lầu xanh, Thuý Kiều được Sở Khanh cứu thoát tưởng rằng đã thoát khỏi "vũng bùn lầy nhơ bẩn" nhưng không, hoá ra đó lại là một âm mưu nham hiểm ép nàng phải tiếp khách của Tú Bà dựng ra. Thân cô thế cô ở chốn lầu xanh, nàng buộc phải nuốt nước mắt vào trong và chấp nhận tiếp khách làng chơi. Ở đây, nàng gặp được Thúc Sinh và được chàng lấy về làm vợ lẽ, được sống một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, bù đắp cho những đau đớn đã trải qua. Ngờ đâu, nàng lại gặp phải Hoạn Thư, máu ghen đã có tiếng mà quỷ kế, cay nghiệt thì có thừa. Nàng lại sống trong cảnh "Bắt khoan bắt nhặt đến lời/ Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay" đành hát, hầu rượu cho vợ chồng Thúc Sinh. Sau đó, bọn "buôn phấn bán hương" Bạc Bà, Bạc Hạnh lại đẩy nàng vào chốn lầu xanh lần thứ hai, nhân phẩm của nàng lại bị dày vò, vấy bẩn lần nữa khiến cho nàng cũng phải cất tiếng đay nghiến trước thực trạng phũ phàng, cuộc sống bị cầm tù trong một vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát :

Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân

Rồi nàng lại gặp được chàng Từ Hải, một trang anh hùng hảo hán, trượng nghĩa, tưởng là vinh hiển đã đến rồi nhưng thực chất ẩm ngầm bên trong đó là một tai hoạ chết người chờ đón. Nàng nghe theo lời Hồ Tôn Hiến, tưởng được rạng ngời mặt mày, tự hào mẹ cha nhưng kết quả là chồng nàng là "tướng chết giữa trận", bản thân nàng bị cưỡng ép, phải gieo thân xuống giữa sông Tiền Đường. Rồi nàng lại được cứu, tưởng được đoàn viên hạnh phúc, kết lại duyên xưa với chàng Kim nhưng rồi hạnh phúc đành phải để dang dở...

Qua những diễn biến đó, cho thấy cuộc đời của Thuý Kiều mang một hiện thực khổ đau đầy xót xa, ai oán, số phận bi kịch đã vận vào người ngay từ bản đàn nàng đã từng sáng tác "Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân". Những nỗi đoạn trường cứ bám lấy cuộc đời Thuý Kiều như một định mệnh, không cho nàng được sống thanh thản, an yên, dù là một khắc ngắn ngủi. Nàng cứ thoát ra được chốn tăm tối được chút thì ngay sau đó lại bị vùi sâu hơn xuống bùn lầy nhơ nhuốc. Mỗi lần vinh hoa ghé đến, chìa tay ra cho nàng níu giữ nhưng ẩn sâu trong đó lại chứa đựng những mầm hoạ, đeo bám dai dẳng. Trong xã hội "vàng thau lẫn lỗn", giá trị của đồng tiền được coi là thước đo của đạo đức, Thuý Kiều đã trở thành một miếng mồi ngon bị lừa lọc, vùi dập thê thảm, sống một kiếp đoạn trường đầy cay đắng với chuỗi bi kịch của một số phận "Chữ tài đi với chữ tai một vần".

Bi kịch lớn nhất của cuộc đời Kiều là bi kịch về tình yêu và bi kịch về nhân phẩm. Mối tình giữa nàng và Kim Trọng được coi là mối tình xứng đôi vừa lứa "Người quốc sắc kẻ thiên tài". Tình cảm dành cho nhau là một sự trân trọng, yêu kính, thắm thiết, nồng nàn. Đó là hiện thân của một mối tình lí tưởng, tự do đầy hạnh phúc phá bỏ rào cản của một hệ tư tưởng Nho giáo với quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Thế nhưng, "giữa đường đứt gánh tương tư, trâm gãy bình tan, nước chảy hoa trôi lỡ làng", nàng phải "trao duyên" lại cho Thuý Vân gánh vác trách nhiệm của người chị cả trong gia đình. Bổn phận của người làm con là sao cho chữ hiếu phải tròn, nàng đành phụ tấm chân tình của chàng Kim. Lúc lưu lạc ở phương trời xa xôi, nàng lại luôn nhớ về hình bóng của người cũ:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ

Hay bàng hoàng, chơi vơi, hụt hẫng khi gọi tên chàng Kim với những lời than đầy thương xót:

Ôi Kim Lang ! Hỡi Kim Lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
Cạn lời hồn ngất máu say,
Một hơi lạnh ngắt, đôi tay giá đồng.

Tình yêu trân quý ấy đã tan vỡ chẳng thể nào hàn gắn lại được. Sau này, khi được đoàn viên về với gia đình, hai người gặp lại nhau nhưng không thể đến được với nhau. Đó là bi kịch của một tình yêu không thể chạm bước tới lễ đường thành hôn, phận vợ chồng không dành cho cả hai.

Bi kịch về nhân phẩm của nàng có lẽ là sự lên án đanh thép nhất cái xã hội đầy hỗn loạn và biến động, tố cáo tội ác của những kẻ từ quan thượng thư triều đình đến phường con buôn gian xảo, quỷ quyệt. Tất cả cũng chỉ vì đồng tiền mà sẵn sàng bức tử phẩm hạnh của một người con gái phận "liễu yếu đào tơ". Những câu thơ đau đớn nhất cho bi kịch này của nàng là :

"Thân lươn bao quản lấm đầu,
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa"

Không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau khi con người trọng danh dự, luôn có ý thức về nhân phẩm mà cuối cùng phải nói những lời từ chối tiết hạnh. Đó là bi kịch của bi kịch, mất danh dự là mất hết.

Có thể nói, đến thời đại của Nguyễn Du, ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nhân đạo đã đề cập đến vấn đề của con người một cách trực diện, cấp bách và thống thiết như vậy trong Truyện Kiều. Số phận của con người hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch đã được Nguyễn Du khắc hoạ rất đời, rất thực thể hiện sự hiểu biết và thông cảm sâu sắc của ông đối với con người trong đời sống. Thông qua hình tượng nhân vật Thuý Kiều nhà thơ đã ẩn dụ nói về, viết về tất cả những thân phận của hàng vạn, hàng nghìn nàng Thuý Kiều trong cuộc sống ngày nay. Đó là những con người đại diện cho cái đẹp, chân, thiện, mĩ nhưng lại chịu thân phận hẩm hiu, bất công. Dư âm của những con người như Thuý Kiều vẫn còn vang vọng đến tận ngày nay :

"Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi"

Dàn ý chi tiết : I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên

- Khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích: Kiều không phải người con gái bình thường, tầm thường là một người con gái thông minh, kéo léo, trọng tình trọng nghĩa, giàu đức hi sinh. Qua đó thể hiện sự ngợi ca, trân trọng của tác giả

II. Thân bài

1. Thúy Kiều – người con gái thông minh, sắc sảo, khéo léo.

a. Lời nhờ vả của Kiều.

- Lời nói:

+ “Cậy” gần nghĩa với “nhờ, mong” nhưng nó bao hàm ý nghĩa nhờ giúp đỡ và cả sự trông mong, hi vọng, tin tưởng

+ “Chịu lời”: Chấp nhận một cách ép buộc, biết mình là người chịu thiệt.

→ Thúy Kiều không chỉ nài xin, buộc Vân phải chấp nhận lời nhờ vả của mình mà còn thấu hiểu những thiệt thòi mà em phải chịu.

- Hành động: Lạy, thưa – hành động của người dưới với người bề trên nhưng ở đây Kiều lại làm ngược lại lạy em rồi thưa chuyện cùng em.

→ Hành động không chỉ thiết tha, khẩn khoản giao phó trách nhiệm mà còn dự báo những điều hệ trọng Kiều sắp nói ra.

⇒ Cách sử dụng từ ngữ và hành động của Kiều cho thấy nàng là một người thông minh, tinh tế, khéo léo. Đó như một màn dạo đầu đầy thuyết phục mà Vân không thể xem nhẹ.

b. Lời thuyết phục của Kiều:

- Kiều kể về mối tình với chàng Kim:“ Giữa đường đắt gánh tương tư”, “Mối tơ thừa”, hành động: “ Quạt ước, chén thề”

→ Gợi về mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của mình với chàng Kim, Kiều muôn gợi lên trong lòng Vân sự đồng cảm, xót thương.

- Kiều gợi lại về hoàn cảnh gia đình khi đang gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”, Kiều buộc phải chọn một trong hai con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình.

→ Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.

- Kiều nhắc đến tuổi trẻ của Vân: “Ngày xuân em hãy còn dài”

→ Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước có thể thay chị gá nghĩa

- Kiều gợi đến tình thân máu mủ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”

→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều

→ Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời

⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình đạt lí cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, khôn ngoan, khéo léo. Trước những lí lẽ ấy Vân không thể từ chối

2. Thúy Kiều – người con gái hiếu thảo, giàu ân tình, thủy chung.

a. Kiều là người con hiếu thảo

- Hình ảnh “Sóng gió bất kì”: Gợi về cơn gia biến trong gia đình Kiều

- Thành ngữ “hai bề vẹn hai”: Sự ngang trái, khó xử trong lòng Kiều

→ Dù tình nghĩa với Kim Trọng còn đang mặn nồng, nhưng trước cơn gia biến của gia đình, Kiều đã chọn chữ hiếu.

→ Kiều là một người con hiếu nghĩa, hi sinh hạnh phúc của bản thân để cứu cha và em.

b. Thúy Kiều giàu ân tình, thủy chung.

- “Quạt ước, chén thề”: Thúy Kiều luôn nhớ về những kỉ niệm tình yêu, những lời hẹn ước cùng Kim Trọng.

- Chia tay Kim Trọng, Kiều đã tha thiết nhờ em gá nghĩa cùng chàng để làm trọn ân tình.

- Thúy Kiều trao kỉ vật cho em nhưng không thể trao đi trao đi ân tình, tình cảm với chàng “duyên này thì giữ - vật này của chung”.

→ Thúy Kiều là người giàu ân tình, thủy chung son sắc

3. Thúy Kiều – người con gái giàu đức hi sinh và lòng vị tha.

- Kiều nhận mình là "người phụ bạc": “Thiếp đã phụ chàng từ đây”

- Lạy tình quân: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt, khác với cái lạy hàm ơn ban đầu.

→ Kiều không có lỗi, thậm chí Kiều là người đau đớn nhất trong câu chuyện tình cảm này nhưng nàng đã quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý của một tấm lòng vị tha.

III. Kết bài

- Khái quát lại những vẻ đẹp tâm hồn của Kiều

- Thể hiện suy nghĩ của bản thân: Yên và trân trọng vẻ đẹp của Kiều cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.Câu 2: Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí...
Đọc tiếp

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2: Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào?

A. Chứng minh. C. Bình luận

B. Giải thích D. Phân tích.

Câu 3: Trong bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh" tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống những ai?

A. Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới.

B. Các danh nho Việt Nam thời xưa.

C. Các danh nho Trung Quốc thời xưa.

D. Các vị lãnh tụ nhà nước ta đương thời.

Câu 4: Vì sao văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" của Mác-ket được coi là một văn bản nhật dụng?

A. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ trăn trở về đời sống của tác giả.

B. Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.

C. Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời.

D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.

Câu 5: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" của Mác-ket?

A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất.

B. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.

C. Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang.

D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.

Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"?

A. Là một văn bản biểu cảm.

B. Là một văn bản tự sự.

C. Là một văn bản thuyết minh.

D. Là một văn bản nhật dụng.

Câu 7: Những vấn đề nêu ra trong văn bản tuyên bố trực tiếp liên quan đến bối cảnh thế giới vào thời điểm nào?

A. Những năm cuối thế kỉ XIX.

B. Những năm đầu thế kỉ XX.

C. Những năm giửa thế kỉ XX.

D. Những năm cuối thế kỉ XX.

Câu 8: Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu 9: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?

A. Vũ Thị Thiết, ngườì con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

B. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật lấy lời ngon ngọt khôn khéo khuyên lơn.

C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.

Câu 10: Từ "xanh" trong câu "sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ" dùng để chỉ cái gì?

A. Mặt đất. C. Ông trời.

B. Mặt trăng D. Thiên nhiên.

Giúp mình với ,10 câu đó mấy bạn trình bày như vậy cho mình cũng được 

1, .....

0
Hä vµ tªn:…………………………………..………….; Líp:………..…; Trêng:…………………………………….KiÓm tra: 45’; M«n: TiÕng ViÖt.§iÓm Lêi nhËn xÐt cña gi¸o viªnI/ §Ò bµi:1/ Các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan...
Đọc tiếp

Hä vµ tªn:…………………………………..………….; Líp:………..…; Trêng:…………………………………….KiÓm tra: 45’; M«n: TiÕng ViÖt.§iÓm Lêi nhËn xÐt cña gi¸o viªnI/ §Ò bµi:1/ Các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.2/ Trong những câu sau, câu nào không vi phạm phương châm hội thoại? A. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. B. Ngựa là một loài thú có bốn chân. C. Thưa bố, con đi học. D. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.3/ Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.4/ Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì? A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. B. Hiểu rõ nội dung mình định nói. C. Biết im lặng khi cần thiết. D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. 5/ Thế nào là cách dẫn trực tiếp?A. Thuật lại lời nói hay ý ngĩ của người hoặc nhân vật có sự điều chỉnh thích hợp. B. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc kép.C. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc đơn.D. Thay đổi toàn bộ nội dung và hình thức diễn đạt trong lời nói của một người hoặc một nhân vật.6/ Lời trao đổi của các nhân vật trong các tác phẩm văn học thường được dẫn bằng cách nào? A. Gián tiếp B. Trực tiếp. C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai.7/ Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt? A. Tạo từ ngữ mới B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ. D. A và B đúng.8/ Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất? A. Tiếng Anh B. Tiếng Pháp C. Tiếng Hán D. Tiếng La-tinh9/ Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Tế cáo B. Hoàng C. Niên hiệu D. Trời đất10/ Thế nào là thuật ngữ? A. Là những từ ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động và mang sắc thái biêủ cảm. B. Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. C. Là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong đời sống hằng ngày. D. Là những từ ngữ dùng trong các văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước. 11/ Nhận định nào nói đúng nhất đặc điểm của thuật ngữ?A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. 12/ Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?A. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.B. Phải biết sử dụng thành thạo các kiểu câu chia theo mục đích nói.C. Phải nắm được các từ có chung một nét nghĩa.D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.13/ Nói "một chữ có thể diễn tả rất nhiều ý" là nói đến hiện tượng gì trong tiếng Việt?A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ B. Đồng âm của từ C. Đồng nghĩa của từ D. Trái nghĩa của từ 14/ Trong các câu sau câu nào sai về lỗi dùng từ?A. Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự.B. "Truyện Kiều" là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguiyễn Du.C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần. 15/ Nghĩa của yếu tố "đồng" trong "đồng thoại" là gì?A. Giống B. Cùng C. Trẻ em D. Kim loại

giải hộ vs

0

Động lực trong cụm từ " con người cũng là động lực phát triển của lịch sử" là một bứt phá, một tác động của một sự vật khác để làm thay đổi sư phát triển cả xã hội lịch sử. Ở đây động lực nói về động lực của con người.