K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn sau? - Mẹ ơi, ôi, mẹ ơi! - Cái âm thanh kì lạ không ra tiếng thở dài, không ra tiếng nức nở. - Đen chết rồi, mẹ ơi! Đen chết rồi! Đất nứt toát ra dưới chân. Cái vực thẳm không đáy, không có đáy. Méc-ghi rơi xuống vực, mỗi lúc một sâu, mỗi lúc một xuống sâu, bờ vực khép lại trên đầu, suốt...
Đọc tiếp

Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn sau?

- Mẹ ơi, ôi, mẹ ơi! - Cái âm thanh kì lạ không ra tiếng thở dài, không ra tiếng nức nở. - Đen chết rồi, mẹ ơi! Đen chết rồi!

Đất nứt toát ra dưới chân. Cái vực thẳm không đáy, không có đáy.

Méc-ghi rơi xuống vực, mỗi lúc một sâu, mỗi lúc một xuống sâu, bờ vực khép lại trên đầu, suốt đời không thoát ra được nữa, cho đến lúc chết.

(C. Mắc-ca-lâu, Tiếng chim hót trong bụi mận gai)

A. Cực tả độ sâu của cái vực mà ai rơi xuống thì không thể lên được.

B. Cực tả tình thương của người mẹ dành cho đứa con bị chết.

C. Cực tả nỗi đau đớn tột cùng của người mẹ khi nghe tin đứa con chết.

D. Cực tả sự xúc động không nói nên lời của người mẹ khi nghe tin đứa con chết.

1
6 tháng 5 2017

Chọn đáp án: C

4 tháng 3 2020

Biện pháp nhân hóa ở câu :

Tôi dang tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ .

28 tháng 7 2017

Chọn đáp án: A

1. Biện pháp ẩn dụ: "thuyền" - người con trai; bến - người con gái 

- Tác dụng: 

+ Tăng giá trị biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

+ Bày tỏ kín đáo tình cảm của người con gái dành cho người con trai

+ Cho thấy sự thủy chung son sắc của người con gái với tình yêu của mình

2. Biện pháp nhân hóa: "Quyên đã gọi hè" và biện pháp ẩn dụ "Lửa lựu" - Hoa lựa nở đỏ như những đốm lửa

- Tác dụng: 

 + Tăng sức biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc 

+ Cho thấy vẻ đẹp của cảnh vật khi mùa hè về 

+ Cho thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người. 

3. Biện pháp ẩn dụ "từng giọt long lanh rơi" 

- Tác dụng:

+ Tăng sức biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc

+ Giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện làm say đắm lòng người 

+ Cho thấy sự giao hòa, gắn kết giữa tác giả với thiên nhiên

 

31 tháng 7 2018

Cái hay ở đây là : tác giả đã nhân hóa mọi vật xung quanh khiến bài thơ thêm sinh động và hấp dẫn ngưười đọc đến như vậy

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
1 tháng 8 2018

Phép đảo ngữ từ "mọc" lên đầu câu nhấn mạnh trạng thái tồn tại của sự vật. Đó là sắc hoa tím biếc nổi bật lên giữa dòng sông mùa xuân. Phép nhân hóa "ơi con chim chiền chiện" cho thấy tác giả đã mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân. Câu hỏi tu từ kết hợp với phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng" cho thấy tác giả cảm nhận rất tinh tế âm thanh tiếng chim. Tiếng chim hót vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng Thanh Hải cảm tưởng như tiếng chim kết đọng lại thành từng giọt, có thể hứng được bằng tay. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã chứng tỏ rằng tác giả đang mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng nhiều giác quan khác nhau. Cũng theo đó mà bức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên đầy ấn tượng, có cả hình ảnh, màu sắc và âm thanh, không gian bức tranh mùa xuân cũng được mở rộng, hết sức khoáng đạt gồm cả không gian tầng thấp và tầng cao, gồm cả dòng sông và bầu trời. Bài thơ nói chung và khổ thơ nói riêng được Thanh Hải sáng tác trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, khi ông đang nằm trên giường bệnh. Nhưng ta không hề thấy ở đó sự bi lụy, sầu đau, mà ở đó vẫn luôn ánh lên niềm yêu đời, yêu cuộc sống và tâm hồn rộng mở của nhà thơ. Bởi vậy mà khổ thơ mang những nét độc đáo và có sức hấp dẫn riêng.