K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chọn đáp án đúng: Thành ngữ “Đi thưa về trình” có liên quan đến phương châm hội thoại nào? a)Phương châm về lượng. b)Phương châm cách thức. c)Phương châm lịch sự. d)Phương châm quan hệ. -Cho tình huống sau: Nam gặp Tuấn dưới sân trường. Nam: Bạn có thể trực và quét lớp giúp mình không? Tuấn: Tay mình đang bị đau. Câu nói của tuấn đã vi phạm phương châm hội thoại nào để bảo vệ...
Đọc tiếp

Chọn đáp án đúng: Thành ngữ “Đi thưa về trình” có liên quan đến phương châm hội thoại nào? a)Phương châm về lượng. b)Phương châm cách thức. c)Phương châm lịch sự. d)Phương châm quan hệ. -Cho tình huống sau: Nam gặp Tuấn dưới sân trường. Nam: Bạn có thể trực và quét lớp giúp mình không? Tuấn: Tay mình đang bị đau. Câu nói của tuấn đã vi phạm phương châm hội thoại nào để bảo vệ phương châm hội thoại nào? Vi phạm phương châm về lượng, bảo vệ phương châm cách thức. Vi phạm phương châm quan hệ, bảo vệ phương châm lịch sự. Vi phạm phương châm lịch sự, bảo vệ phương châm về chất. Vi phạm phương châm về chất, bảo vệ phương châm về lượng. Cho câu văn sau “Đời, ôi chao đời!” ................................... Câu văn trên vi phạm phương châm hội thoại nào? Lí do vi phạm là gì?

0
31 tháng 1 2017

Lỗi sai khi dùng từ:

“Chữ viết được lưu chuyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác”

- Sửa:

“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác”

3 tháng 8 2018

Chọn đáp án: B.

28 tháng 8 2017

Một số thể loại dân gian: kể về các thể loại nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

Truyện thuyết thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân với sự kiện, nhân vật lịch sử được kể

- Truyện cổ tích: loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc ngếch, nhân vật là động vật.

   + Thường có yếu tố hoang đường thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện trước cái ác, ccũng như sự công bằng trong xã hội

- Truyện cười: kể những câu chuyện đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội

- Truyện ngụ ngôn: kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn lời kể về loài vật, chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học trong cuộc sống

- Ca dao, dân ca: thể loại trữ tình dân gian, kết hợp với lời, nhạc diễn tả nội tâm con người

- Tục ngữ: câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về các mặt của đời sống, được đúc kết từ lao động, sản xuất, quan sát…

17 tháng 3 2017

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống 

* Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa 

- Phản ánh được đặc sắc riêng về văn hóa của dân tộc Việt Nam

- Bảo vệ di sản văn hóa còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người trước những vấn đề bức xúc của nhân loại.

- Là vẻ đẹp, truyền thống dân tộc, thể hiện được công lao của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

10 tháng 10 2017

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống

* Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa

- Phản ánh được đặc sắc riêng về văn hóa của dân tộc Việt Nam

- Bảo vệ di sản văn hóa còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người trước những vấn đề bức xúc của nhân loại.

- Là vẻ đẹp, truyền thống dân tộc, thể hiện được công lao của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

26 tháng 5 2019

Các từ địa phương: trái (quả), chi (gì), kêu (gọi), trống hểnh trống hảng (trống huếch trống hoác)

9 tháng 8 2018

Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học nầy bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết

Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.

Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian...

Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện . Chẳng hạn , tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao ( những nhân vật trong Truyện Kiều , Lục Vân Tiên ...)

Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Có thể nói, mảng truyện thơ Nôm khuyết danh là sự gặp gỡ của hai bộ phận văn học dân tộc.

Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Trái lại, văn học viết có tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng.

16 tháng 4 2018

        Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

      Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

       Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

      Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

      Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

      Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

      Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

       Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

     Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

      Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

      Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

     Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

      Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

 “Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

       Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

        Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

        Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

        “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-ve-bai-tho-con-co-cua-che-lan-vien-c36a1554.html#ixzz5CokHHyCS

        Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

      Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

       Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

      Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

      Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

      Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

      Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

       Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

     Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

      Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

      Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

     Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

      Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

 “Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

       Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

        Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

        Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

        “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.