Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới
Đáp án B
Giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để nhất:
- Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, lại bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ TBCN đã chỉ cho họ thấy, họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ TBCN. Bởi đấu tranh nếu mất công nhân chỉ mất đi chiếc áo rách còn nếu được sẽ là cả giang san.
- Trong quá trình xây dựng CNXH, giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy, họ cũng kiên định trong công cuộc cải tạo XHCN, kiên quyết đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
Đáp án C
Công nhân và nông dân đều là hai giai cấp chịu sự bóc lột nặng nề của đế quốc và phong kiến. Số lượng của giai cấp nông dân vốn đã đông nên là lực lực lượng to lớn của cách mạng. Công nhân đến năm 1929 là 22 vạn người. Hơn nữa, công nhân và nông dân lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, công nhân vốn chủ yếu có nguồn gốc từ nông dân. Hai giai cấp này dễ dàng tiếp thu tư tưởng vô sản nên có tinh thần mạng to lớn.
Liên minh hai giai cấp công – nông sẽ tạo nên sức mạnh hùng hậu, làm nòng cốt cho Mặt trận dân tộc thống nhất, là nhân tố có tính chiến lược cho cách mạng Việt Nam.