K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2019

I. MỞ BÀI

Không phải ngẫu nhiên mà ở nước ta cũng như ở nhiều nước, bên cạnh bộ môn lịch sử dân tộc, người ta còn rất coi trọng bộ môn lịch sử văn học dân tộc.

Trong nhiều lí do của sự coi trọng đó, có lí do quan trọng sau đây: "Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hơn của dân tộc đó".

II. THÂN BÀI

A. TÌM HIỂU Ý KIẾN ĐBÀI

1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ được con người sáng tạo ra bằng tiếng nói, chữ viết, lưu hành trong xãhội từ người này sang người khác, lưu truyền trong đất nước từ đời này sang đời khác, có chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ, giúp con người đạt tới cái thật, cái tốt, cái đẹp (chân, thiện, mĩ).

2. Văn học là hiện tượng nhân văn, tức là ở đâu có con người thì có văn học, khi chưa có văn học thành văn thì đã hiện hữu văn học truyền miệng. Song văn học phát sinh và phát triển chủyếu trong khuôn khổ dân tộc, đồng thời có sự giao lưu giữa các dân tộc với nhau. Văn học trước hết có tính chất dân tộc.

3. Văn học không chỉ nói lên cuộc sống vật chất, tinh thần của một người, của một đời mà còn nói lên cuộc đời và tâm hồn của nhiều người, trải qua nhiều đời.

Cuộc sống vật chất và tinh thần của các dân tộc thường được ghi lại trong văn học qua các thời đại từ xưa đến nay. Vì vậy người ta nói văn học là tấm gương phản ánh

trung thành đời sống của một dân tộc. Văn học là kho tàng chứa đựng những giá trị tinh thần, đạo đức, tình cảm của một dân tộc: "Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc đó". Muốn hiểu tâm hồn của một dân tộc, phải tìm hiểu văn học của dân tộc đó.

4. Ý kiến trên là đúng đối với mọi dân tộc và mọi nền văn học, trong đó có văn học của dân tộc Việt Nam ta.

B. LIÊN HỆ VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Văn học Việt Nam bao gồm văn học dân gian truyền miệng, văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XIX (có thể gọi là văn học trung đại), và văn học viết bằng chữ quốc ngữ từ đầu thế kỉ XX đến nay (có thể gọi là văn học hiện đại). Văn học Việt Nam là một kho tàng có nhiều giá trị quý báu, nhiều tác phẩm và tác giả vĩ đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...

2. Văn học Việt Nam là tấm gương phản ánh công cuộc lao động dựng nước và đấu tranh giữ nước của dân tộc ta từ Bắc chí Nam, từ xưa tới nay. Không chỉ đấu tranh và xây dựng đất nước về quân sự, chính trị mà cả về văn hóa, tư tưởng, đạo đức, văn học. Thơ văn đời Lí, đời Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... đều mang những nội dung đó.

3. Nếu nói rằng lịch sử văn học Việt Nam là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc Việt Nam thì lịch sử đó kết tinh thành hai giá trị lớn:

- Chủ nghĩa yêu nước,

- Tinh thần nhân đạo.

Yêu nước thiết tha, thương người sâu sắc, đó là tinh thần Việt Nam, tâm hồn Việt Nam qua văn học Việt Nam.

4. Có thể chứng minh điều trên qua:

- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

- Truyện Kiều của Nguyễn Du và rất nhiều tác phẩm khác.

Nguyễn Trãi tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, Nguyễn Du tiêu biểu cho tấm lòng thương người, song ở mỗi người đều có cả hai giá trị đó. ỞNguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh hay bất cứ tác phẩm, tác giả nào trong văn học Việt Nam cùng đều có cả hai giá trị đó.

5. Các giá trị yêu nước và nhân đạo càng thểhiện rõ hơn trong văn học hiện đại, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ví dụ giai đoạn văn học đầu thếkỉ XX-1930, văn học 1930 - 1945, văn học 1945 - 1975.

III. KẾT BÀI

Ý kiến của đề bài thích hợp đối với mọi nền văn học, lại càng đúng đắn và sâu sắc đối với văn học Việt Nam.

Ý kiến đó giúp ta phương hướng học tập văn học Việt Nam; học tập để hiểu, để yêu hơn dân tộc Việt Nam, để trở thành những con người Việt Nam xứng đáng với dân tộc mình.

9 tháng 1 2019

Bạn tham khảo bài viết sau:

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là đặc điểm sâu sắc nhất của tâm hồn Việt Nam.
Trước nạn ngoại xâm, tinh thần ấy thể hiện qua những áng hùng văn sôi nổi tinh thần quyết chiến, quyết thắng và những hình tượng anh hùng cứu nước. Nhưng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc ấy còn thể hiện ở nhiều mức độ và ở nhiều dạng thức khác nữa. Có khi đó là tình yêu đối với một vùng trời đất cụ thể nào đó của quê hương mình, có khi làm sống dậy những phong tục đẹp hay những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Có khi là sự phát hiện những nét riêng đáng yêu của dân tộc Việt Nam, cái duyên dáng của con người Việt Nam. Và có khi đó còn là nỗi buồn đau da diết của một thời mất nước tối tăm, là tấm lòng thành kính thiết tha đói với đất nước, đối với cha ông chỉ biết dồn nén vào lòng yêu tiếng mẹ đẻ.
ở người Việt Nam, lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái. Một dân tộc luôn phải cầm gươm, cầm súng, nhưng thơ văn lại nói nhiều hơn đến lòng nhân ái, đến tình yêu, đến thân phận người phụ nữ trong xã họi bất công. Không phải ngẫu nhiên trên đất nước này, những nhà văn lớn từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đến Hồ Chí Minh đều là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Sổng ở một nước nông nghiệp, người Việt Nam luôn gắn bó với thiên nhiên . Văn chương Viẹt Nam vì thế có những tác phẩm đầy tài hoa từ ca dao dân ca đến thơ Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, văn xuôi Nguyễn Tuân, Tô Hoài...đã ghi lại được những nét bút thật tinh tế cảnh sắc thi vị của quê hương đất nước.
Sống triền miên trong khó khăn vất vả, nhiều cơ cực, lại trải qua một lịch sử đầy sóng gió, bão táp, người Việt Nam vẫn luôn yêu đời, vui sống, luôn tin tưởng ở lẽ tất thắng của điều thiện, của chính nghĩa.Trong văn học Việt Nam, tiếng cười không mấy khi dứt hẳn và cũng có lắm cung bậc. Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh,thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương... văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng ...Tuy nhiên hoàn cảnh thực tế khắc nghiệt không cho phép họ lạc quan một cách dễ dãi. Vì thế những tác phẩm văn chươnglớn nhất, tiêu biểu nhất của dân tộc trong quá khứ phần nhiều lại là những thiên truyện, bài thơ viết về nỗi buồn đau của những kiép người chịu nhiều oan trái, bất hạnh. Và tiếng cười nói trên cũng không hẳn là tiếng cười mà chỉ là “ Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”- Nguyễn Công Trứ.

30 tháng 11 2021

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quátrình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên,xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.Ví dụ:" Hỡi cô gánh nước quang mâyCho anh xin gáo tưới cây ngô đồng?".Hay là:" Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng, bay vừa thì râm" .

 

Ui lạc kìa:>

4 tháng 11 2016

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Còn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

bài này đc kleuleu
3 tháng 11 2016

help me

 

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

7 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cha ông ta đã kiên cường chiến đấu với nhiều kẻ thù có âm mưu cướp nước. Những cuộc chiến đấu đó là sự chung sức chung lòng của toàn thể dân tộc. Từ những trận chiến đấu vô cùng cam go, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Rồi đó còn là chiến thắng thực dân Pháp sau gần 100 năm độ hộ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. Sau những mất mát và đau thương do chiến tranh chống Pháp, nhân dân miền Bắc đã ra sức thi đua sản xuất để góp người góp của, cùng nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Để ngày 30/4/1975, hàng triệu con tim lại vỡ òa trong ngày vui đại thắng của lịch sử dân tộc. Đất nước hòa bình, sạch bóng quân thù, nhân dân hai miền Nam Bắc thống nhất một nhà, cùng nhau xây dựng tổ quốc hòa bình và phát triển phồn vinh.

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

Nam Quốc Sơn Hà

Thiên Trường vẫn vọng

Côn Sơn ca

Bánh trôi nước

Qua đèo ngang