Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Tài liệu lịch sử chính thức: Bao gồm các văn bản, di chúc, luật pháp, bản ghi, công văn từ các quốc gia, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ. Ví dụ: Hiệp định Đại Hàn trong lịch sử Hàn Quốc, Hiến chương Quốc hội năm 1946 của Việt Nam.
- Tài liệu lịch sử không chính thức: Bao gồm nhật ký, thư từ cá nhân, báo cáo, tạp chí, sách, tiểu thuyết, văn bản tôn giáo và văn bản nhân chứng. Ví dụ: Nhật ký của Anne Frank về Thế chiến II, Tiểu thuyết "Chiến tranh và hòa bình" của Leo Tolstoy.
- Hiện vật lịch sử: Bao gồm các đồ vật, công trình kiến trúc, bảo vật, di tích, hình ảnh, bản đồ, phim và âm thanh. Ví dụ: Kim tự tháp Giza ở Ai Cập, bức tranh "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci.
- Tư liệu nhiệm vụ: Bao gồm các cuộc phỏng vấn, hỏi đáp, khảo sát và thăm dò ý kiến. Đây là cách thu thập thông tin từ những người đã trải qua một sự kiện hoặc giai đoạn lịch sử. Ví dụ: Phỏng vấn nhân chứng sống về Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nghiên cứu khoa học và khảo sát xã hội: Bao gồm việc sử dụng phương pháp khoa học để phân tích dữ liệu và tìm hiểu về các khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa của một thời kỳ lịch sử. Ví dụ: Nghiên cứu kinh tế thế kỷ 19 dựa trên số liệu thống kê.
- Nguồn điện tử và truyền thông: Bao gồm các tài liệu trực tuyến, cơ sở dữ liệu, báo cáo báo chí, video, podcast và các nguồn thông tin liên quan khác. Ví dụ: Các bài báo lịch sử trên trang web của Viện Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ, video tài liệu lịch sử trên YouTube.
Tham khảo nhé
-Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dạo, dân ca, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đoạn chưa viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.
-Tư liệu chữ viết bao gồm các bản khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, bản chép tay hay in trên giấy, ghi chép đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử xảy ra.
-Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.
- Quá khứ đã qua và không thể quay lại được, chỉ còn nguồn sử liệu chứa đựng những dấu vết của người xưa là ở lại với chúng ta. Bởi thế, ngay từ thế kỉ XIX, nhà sử học Pháp Langlois Sh.Seniobos đã khẳng định: “Không có cái gì có thể thay thế tư liệu – không có chúng thì không có lịch sử”. Có thể hình dung tư liệu như những mảnh ghép để nhà sử học ghép thành bức tranh lịch sử - giống như khi chúng ta chơi trò chơi xếp hình, nhiều mảnh ghép ghép lại với nhau để tạo nên một bức tranh.
- Gia phả, đền thờ, đình làng, hội làng,... có từ bao giờ, được hình thành như thế nào.
- Các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, nghệ nhân... của làng mình là ai, là người như thế nào mà được nhân dân tôn thờ.
- Vai trò của các nguồn sử liệu:
+ Tư liệu chữ viết: cho biết tương đối đầy đủ các mặt của cuộc sống, nhưng thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
+ Tư liệu truyền miệng: không cho biết chính xác về địa điểm, thời gian, nhưng phần nào phản ánh hiện thức lịch sử.
+ Tư liệu hiện vật là tư liệu “câm” nhưng cho biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.
=> Mỗi nguồn sử liệu đều cho biết hoặc tái hiện một phần cuộc sống trong quá khứ. Nếu tìm được nhiều loại tư liệu thì có thể phục dựng lại quá khứ một cách đầy đủ hơn.
Cách tính thời gian trong lịch sử là: Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch.
Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.Xã hội nguyên thủy Việt Nam đã trải qua 4 đoạn:
- Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, nước ta đã có Người tối cổ sinh sống.
- Cách ngày nay trên dưới 2 vạn năm, Người tối cổ đã chuyển hóa thành người tinh khôn và công xã thị tộc được hình thành
- Cách ngày nay khoảng 6000 - 12000, công xã thị tộc bước vào thời kì phát triển.
- Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm, công cụ bằng đồng xuất hiện, công xã thị tộc bước vào giai đoạn tan rã.
Đời sống vật chất:- Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất
- Sống trong hang động, mái đá, biết làm lều để ở.
- Biết trồng trọt, chăn nuôi.
Tổ chức xã hội:
- Sống thành từng nhóm, cùng huyết thống. Định cư lâu dài ở một nơi. tôn người mẹ lớn tuổi lên đứng đầu. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.
Đời sống tinh thần:
- Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.
1. Lịch sử là những j đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúg ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
2. Lịch sử giúp em hiểu biết về các diễn biến của quá khứ( nêu ngắn gọn )
3. Học lịch sử để hiểu biết đc cột nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình; biết đc tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những j mình đang có; biết ơn những người đã làm ra nó, cx như biết mình phải làm gì cho đất nước.
1. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
2. - Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông bà, quê hương, đất nước và dân tộc...
- Hiểu được những thành quả ngày nay chúng ta đang thừa hưởng là do Gông lao của tổ tiên, ông bà, của cả dân tộc trong thời gian dài đã cần cù lao động tạo ra, do đó phải biết ơn các bậc tiền nhân và biết trân trọng giữ gìn, phát huy những gì chúng ta hiện có.
3. Chúng ta cần phải học lịch sử :
- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai ; mình thuộc dân tộc nào ; con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay...
- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.
1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc
Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.
Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê.
2. Những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa xưa là:
+ Sản xuất nông nghiệp.
+ Nghề thủ công.
+ Khai thác lâm sản.
+ Buôn bán (qua đường biển).
- Hoạt động kinh tế nào vẫn được cư dân miền Trung Việt Nam ngày nay chú trọng là: sản xuất nông nghiệp và đánh cá.
- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa:
+ Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm vổ.
+ Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...)
+ Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương
+ Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực.
– Vua là người đứng đầu
– Qúy tộc và tu sĩ là những thành phần thuộc tầng lớp quý tộc
– Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản, thợ thủ công và nghệ nhân, đánh cá
3. Hình thành:
- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I
Phát triển:
- Từ thế kỉ III - V, là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa của các cộng đồng dân cư trong khu vực với Ấn Độ và Trung Quốc.
- Từ thế kỉ III, mở rộng lãnh thổ chinh phục các xứ lân bang
Suy vong:
- Thế kỉ VI, suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính
- Sụp đổ vào khoảng đầu thế kỉ VII.
4. - Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành các quốc gia cổ như: Văn Lang (sau đó là Âu Lạc); Chăm-pa và Phù Nam. Sự ra đời và phát triển cùng với đó là những thành tựu văn hóa đặc sắc của các quốc gia này đã:
+ Cho thấy lịch sử dựng nước từ sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam.
+ Tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam sau này.
+ Góp phần quan trọng trong việc tạo dựng nên những giá trị truyền thống cốt lõi, định hình bản sắc văn hóa dân tộc.
1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc
Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.
Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê
Tham Khảo
Nước ngầm được hình thành từ nước mưa, nước sông, hồ,... thấm xuống đất. 2. Nước ngầm chủ yếu được sử dụng vào mục đích: sinh hoạt và nước tưới.1. Nước ngầm được hình thành từ nước mưa, nước sông, hồ,... thấm xuống đất.
2. Nước ngầm chủ yếu được sử dụng vào mục đích: sinh hoạt và nước tưới.
3. Một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm
- Không xả chất thải trực tiếp vào nguồn nước;
- Hạn chế tối đa sử dụng hóa chất;
- Sử dụng tiết kiệm nước;
- Không sử dụng chất thải tươi làm phân bón,...
- Lịch sử thường được hiểu theo 3 ý chính:
+ Là những việc đã xảy ra trong quá khứ, những hoạt động của con người, đời sống xã hội của loài người trước kia.
+ Là bản ghi lại những việc đã xảy ra qua những câu chuyện kể. Như việc ghi lại những gì đã xảy ra trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để những người sau này có thể biết được, đó chính là lịch sử.
+ Là tập hợp những sự việc đã diễn ra trong quá khứ, làm thành tài liệu để tìm hiểu, nghiên cứu, giúp phát triển cho hiện tại và tương lai.
Ví dụ: Sự kiện lịch sử Hai Bà Trưng, Chiến thắng sông Bạch Đằng...
nhớ tim cho mìn nhé!🥰
chúc bạn học tốt👨🎓
- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
- Ví dụ:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43)
+ Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945).
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam (1954)….