Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài
- Giới thiệu về sử thi Đăm Săn và đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây
- Khái quát về hình tượng người anh hùng Đăm Săn: Dũng mãnh, cao thượng, đẹp như một vị thần.
II. Thân bài
1. Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây
- Trong cảnh khiêu chiến:
- Đăm Săn gọi, khiêu khích để Mtao Mxây xuống chiến đấu.
- Không thèm đánh lén, đâm khi Mtao Mxây xuống.
⇒ Đăm Săn là người đàng hoàng, ngay thẳng, tự tin quyết kiệt. Đối lập với sự hèn nhát của Mtao Mxây.
- Trong trận đấu:
- Đăm Săn múa khiên, một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh, một lần xốc tới vượt một đồi lồ ô.
- Chàng chạy vun vút qua phía Đông, vun vút qua phía Tây.
- Ăn được miếng trầu của Hơ Nhị, múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, múa chạy nước kiệu quả núi ba lần rạn nứt... Nhưng đâm không thủng Mtao Mxây.
- Chi tiết miếng trầu biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, cho thấy Đăm Săn chiến đấu có sử ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng.
- Được ông trời chỉ giúp, đâm chết được kẻ thù, cắt đầu đem bêu ngoài đường. Ông trời đại diện cho thần linh chỗ dựa tinh thần của cộng đồng thị tộc cũng giúp đỡ và đứng về phía Đăm Săn.
⇒ Đăm Săn là một dũng sĩ vô cùng dũng cảm, tài năng, có sức mạnh phi thường, lấn át kẻ thù.
⇒ Chiến đấu vì mục đích bảo vệ danh dự cá nhân, hạnh phúc gia đình và quan trọng hơn là danh dự và sự bình yên của cộng đồng, thị tộc,
2. Đăm Săn trong cảnh trở về và tiệc ăn mừng chiến thắng
- Đăm Săn trong cảnh trở về:
- Đăm Săn với dân làng có ba cuộc đối đáp, là lời thuyết phục của Đăm Săn và lời chấp thuận đi theo của dân làng.
- Ba cuộc đối đáp gặp nhau ở tiếng nói đồng lòng “không đi sao được” và có sự tăng tiến.
=> Đăm Săn trở thành người anh hùng giàu có, chiến đấu để thỏa khát vọng của cộng đồng.
=> Sự yêu mến, ngưỡng mộ, thán phục của dân làng về tài năng và phẩm chất của Đăm Săn, quyết tâm một lòng đi theo.
- Cảnh ăn mừng chiến thắng:
- Ngoại hình: Nằm trên võng, tóc thả trên sàn, Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang nhiều gươm giáo, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng cây xà ngang
- Sức mạnh: Sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, nằm sấp thì gãy gầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc,...
- Phẩm chất: Danh tiếng lẫy lừng, được tung hô, ca ngợi là một “dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước”
=> Đăm Săn hiện lên như một một vị thần mang vẻ đẹp dũng mãnh, hoang sơ của núi rừng.
=> Thể hiện cái nhìn ngưỡng vọng, sùng kính của nhân dân đối với người anh hùng của cộng đồng
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Cách kể và tả hấp dẫn
- Ngôn ngữ khoa trương, phóng đại.
- Sử dụng các phép liệt kê, so sánh, tăng tiến, đối lập.
- Giọng điệu trang trọng toát ra từ cái nhìn sử thi đầy chiêm bái, ngưỡng vọng.
III. Kết bài
- Khái quát về các đặc điểm của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Mở rộng: Bên cạnh anh hùng Đăm Săn còn có rất nhiều hình tượng người anh hùng đại diện cho cộng đồng được khắc họa như Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú (Ê-đê), Đăm Noi (Ba-na),..
Tham khảo:
Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây đã cướp Hơ Nhị - vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng. “Chiến thắng Mtao Mxây” là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung hãn và cũng có sức mạnh phi thường ko kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mxây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.
Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Mtao Mxây hung bạo, du kiêu căng ngạo mạn nhưng cũng phải e dè sự hiện diện của Đăm Săn. Hình ảnh Đăm Săn cùng những người bạn đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với “khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp” cùng khí thế hừng hực “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường”. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng, Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức “chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào" hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù Mtao Mxây cũng rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp sợ trước Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát “đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé”. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tư thế đường hoàng của mình: “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng ko thèm đâm nữa là!”.
Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc đối đầu giữa hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện sự khoác lác khi lời nói của hắn được chứng minh bằng “tiếng khiên lộc cộc, lộp cộp như tiếng mướp đập vào nhau”, còn Đăm Săn đã dập tắt khí nhuệ của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh áy ngang sức mạnh của tự nhiên: “Một bước nhảy, chàng qua mấy đồi tranh... nghiêng ngả”. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt lên Mtao Mxây. Sức mạnh của Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực chàng tăng lên gấp bội.
Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quý. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giáp của Mtao Mxây. Khi không còn giáp sát, hắn thật thảm hại và hèn nhát. Đăm Săn kết liễu kẻ thù trong sự cầu xin một cách nhục nhã của Mtao Mxây. Đòi lại danh dự, giành lại được vợ, chính nghĩa đã thuộc về Đăm Săn. Chiến thắng được tôn vinh cùng việc Đăm Săn được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của Mtao Mxây. Hình ảnh trong sử thi được mô tả với quy mô hoành tráng: mọi người tình nguyện theo Đăm Săn “đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến mối”. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng - của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.
Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có một tiệc mừng chiến thắng thật kỳ vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu như một, bởi chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: “Hãy đi lấy rượu bắt trâu! ... Rượu bảy ché, trâu bảy con ... không còn ai bì kịp”. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đăm Săn - tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình cho đến hành động: “mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống ... không bao giờ thấy no”. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: “Oai linh đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây”. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: “Và người ta bàn tán không ngừng... trong lòng mẹ”. Vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi người anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến như thế.
1. Chuẩn bị nói và nghe
a. Chuẩn bị nói
* Lựa chọn đề tài: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử)
* Tìm ý và sắp xếp ý
- Nội dung:
+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống
+ Cảm xúc trong lòng người: rạo rực trong tình yêu, nuối tiếc trước cái đẹp, nỗi nhớ làng quê
- Nghệ thuật
+ Cổ điển: những điểm tương đồng với thể thơ Đường luật (thể thơ, nhịp điệu, gieo vần)
+ Hiện đại: ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng siêu thực
- Đánh giá về thành công, giá trị, tầm ảnh hưởng của tác phẩm đối với bản thân
* Xác định từ ngữ then chốt
Có thể sử dụng các cụm từ phù hợp với kiểu bài nói này như: Về tác phẩm này, tôi xin tập trung nói về vấn đề, … Ấn tượng nổi bật nhất của tôi về tác phẩm là... Đó là lí do không thể không nói đến khi lí giải sức hấp dẫn của tác phẩm này...
* Phương tiện hỗ trợ
- Chuẩn bị bài trình chiếu Powerpoint với các thông tin chắt lọc (có thể triển khai các luận điểm thành gạch đầu dòng, dùng các kí hiệu để nhấn mạnh những chủ ngữ trọng tâm đã được xác định ở trên), cần cân nhắc về số lượng slide sử dụng. Có thể sử dụng các kênh âm thanh, kênh hình ảnh (lưu ý: hình ảnh phải tương thích với bài thơ đã chọn. Chẳng hạn với bài Mùa xuân xanh, nên chọn minh họa bằng những hình ảnh mùa xuân gắn liền với nông thôn, đồng quê).
- Người nói cũng có thể chuẩn bị văn bản tác phẩm thơ sẽ thuyết trình để cung cấp cho người nghe trước khi trình bày bài nói.
b. Chuẩn bị nghe
- Tìm hiểu trước về vấn đề thảo luận cách sử dụng, xem xét các tri thức ngữ văn, đọc các tài liệu mà người nói có thể đã chuẩn bị và cung cấp.
- Chuẩn bị tâm thế là nghe và đối thoại với người thuyết trình, chú ý theo dõi các người thuyết trình phân tích từ ngữ, hình ảnh, cách sử dụng thao tác phân tích
2. Thực hành nói và nghe
Bài nói mẫu tham khảo:
Chào mọi người, mình là ............... Hôm nay, mình trong vai trò là một nhà báo, mình đến từ toà soạn báo Phong Hoá. Chắc mọi người đều biết đây là tờ báo vô cùng nổi tiếng trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam thời bấy giờ. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu với các bạn một nhà thơ với phong cách vô cùng kì bí, độc và lạ, các bạn hãy cùng mình khám phá nhé.
Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn từng nhận định: “Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng thơ cất lên từ sự hủy diệt để hướng về sự sống”. Quả đúng là như vậy đọc thơ Hàn Mặc Tử ta luôn thấy một tấm lòng khao khát yêu đời, khao khát sống. Một trong số đó là bài thơ “Mùa xuân chín”. Bài thơ được rút trong tập “Đau thương” (1938) – được coi là “tiếng thơ thuộc loại trong trẻo nhất của Hàn Mặc Tử”, trong trẻo song cũng đầy bí ẩn, đau thương.
“Mùa xuân chín” gây ấn tượng với bạn đọc bởi chính nhan đề của nó. Bởi lẽ, đọc thơ của Hàn Mặc Tử, ta luôn thấy một sự u huyền, mơ mộng, kì bí, đượm buồn và đau thương với những hình ảnh đặc trưng là “máu”, “trăng” và “rượu”. Thế nhưng, “mùa xuân chín” lại mang đến một cảm giác hoàn toàn mới lạ, một không gian tràn đầy sức sống của cảnh xuân và tình xuân. “Chín” vốn là tính từ để chỉ trạng thái của quả cây khi đã đến giai đoạn thu hoạch, ngọt ngào, căng mọng và thơm mát. Với ý nghĩa đó, Hàn Mặc Tử đã tạo nên một “mùa xuân chín” – một mùa xuân tràn đầy sức sống, viên mãn và tròn đầy. Mùa xuân đang ở độ tươi đẹp nhất, rạng rỡ nhất, căng tràn nhựa sống nhất.
Mạch thơ là dòng tâm tư bất định với những chuyển kênh bất chợt. Về thời gian, tác giả đang say đắm trong thời khắc hiện tại với cảnh xuân tươi đẹp phô bày trước mắt, bỗng sực nhớ về quá khứ xa căm với khung cảnh làng quê thân thương. Về cảnh sắc, bức tranh xuân đang từ ngoại cảnh (mái nhà tranh, giàn thiên lí, sóng cỏ xanh tươi,...) thoắt biến thành tâm cảnh ( người con gái dánh thóc dọc bờ sông trắng). Về cảm xúc, Hàn Mặc Tử đã bày tỏ dòng tâm tư của bản thân với nhiều bước ngoặt: từ niềm say mê, rạo rực đến trạng thái bâng khuâng, xao xuyến rồi buồn thương da diết. Có thể thấy, mạch thơ không đi theo một chiều mà luôn vận động vô cùng linh hoạt, phong phú. Đó chính là phong cách thơ độc đáo của chàng thi sĩ họ Hàn.
Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên tươi mới, ngập tràn ánh sáng, ngập tràn sắc xuân:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”.
Thiên nhiên mùa xuân hiện ra ngập tràn sắc vàng của nắng hoà trong làn sương khói mờ ảo, huyền bí. Cách kết hợp từ “khói mơ tan” khiến ta hình dung những làn khói sương như đang hoà tan trong nắng tạo nên một khung cảnh đẹp như mơ. Sắc vàng của nắng càng trở nên rực rỡ với hình ảnh “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Trong khung cảnh thanh bình, yên ả ấy bỗng nhà thơ bắt gặp tiếng “sột soạt” của “gió trêu tà áo biếc”. Biện pháp đảo ngữ và nhân hoá đã được nhà thơ sử dụng thật tài tình. “Sột soạt” được đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh của động của cảnh vật. Gió như đang trêu đùa cùng tà áo biếc đón xuân sang, khiến không khí mùa xuân trở nên sôi động, vui tươi, đầy hứng khởi. Từ mái nhà tranh, nhà thơ di chuyển điểm nhìn đến “giàn thiên lí”. Dấu chấm đặt giữa câu thơ như một sự ngập ngừng, ngắt quãng. Bởi đó là khoảnh khắc thi nhân giật mình nhận ra “bóng xuân sang”. Mùa xuân được hữu hình hoá, có thể quan sát bằng thị giác. Bóng của mùa xuân nhẹ nhàng bước tới như thể đang đứng trước mặt nhà thơ, khiến con người ngỡ ngàng mà chiêm ngưỡng cái sắc xuân tươi đẹp ấy.
Từ điểm nhìn cận cảnh, Hàn Mạc Tử đưa tầm mắt ra xa với cái nhìn viễn cảnh. Không gian mùa xuân được rộng mở với “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. “Sóng” được kết hợp với thảm có xanh mướt khiến bạn đọc hình dung từng lớp cỏ như nối tiếp nhau, trải dài bất tận, sức sống dường như đang căng tràn một cách mãnh liệt. Ý thơ làm ta nhớ đến một câu thơ trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời”. Cùng diễn tả một không gian mùa xuân với thảm cỏ xanh mướt trải dài bất tận nhưng cái độc đáo của Hàn Mặc Tử là cách nói “sóng cỏ” gợi ra một sự uyển chuyển, nhẹ nhàng mà mượt mà của những lớp cỏ xuân. Phải chăng sức sống cuộn trào từ bên trong, tạo thành những đợt sóng và kết lại tạo nên một “mùa xuân chín”!
Từ cảnh thu, Hàn Mạc Tử bỗng chuyển sang tình thu, bức tranh ngoại cảnh trở về với bức tranh tâm cảnh. Phải chăng, nhà thơ dùng cảnh mở đầu là để nói tình, tả tình? Một cái tình nồng hậu, thiết tha với con người và cuộc đời. Hoà cùng với không khí tươi vui của mùa xuân, ta thấy được cái náo nức trong lòng người:
“Bao cô thôn nữ hát trên đồi
-Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”
“Xuân xanh” là một ẩn dụ để chỉ những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Tuổi xuân của họ tươi đẹp, rực rỡ như mùa xuân của đất trời. Chính vì vậy, niềm vui của những cô thôn nữ hoà trong không khí mùa xuân chính là tình xuân. Cái ửng của nắng phải chăng chính là đôi má ửng hồng của các cô gái khi “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Niềm vui của họ là tình yêu đôi lứa, là sự gắn kết trong hôn nhân đến bạc đầu. “Mùa xuân chín” không chỉ là tiết trời xuân mà còn là tình xuân. Cái “chín” trong tình yêu chính là kết quả nên vợ nên chồng. Niềm hạnh phúc của những cô gái được thể hiện trong “tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi”. Hàn Mặc Tử đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thật tài tình. “Tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác, nay được hữu hình hoà trong trạng thái “vắt vẻo”, cảm nhận bằng thị giác. Tiếng hát ca say sưa của con người như có sức hút, cao vút đến lưng chừng núi thể hiện niềm thiết tha yêu đời mãnh liệt. Dư âm của tiếng hát dường như còn ngập ngừng mà “vắt vẻo lưng chừng núi” tạo nên một âm thanh vang vọng khắp không gian. Xuân tình từ thiên nhiên lây lan, giao ứng với xuân tình trong lòng người, cả hai nhập vào nhau trong cùng một tiếng hát. Là tiếng hát của những cô thôn nữ mà cũng là tiếng hát của nước mây. Thiên nhiên và con người đồng ca, đồng vọng hay tiếng hát trong lòng thiên nhiên đang cất lên qua lời hát của con người.
Từ âm thanh cao vút, hổn hển như lời của nước mây bỗng trở thành những lời thầm thì nhỏ bé:
“Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây”
Câu thơ phảng phất tính tượng trưng, siêu thực trong thơ Hàn Mạc Tử. Đại từ “ai” xuất hiện như “bóng ai đậu bến sông trăng đó” (Đây thôn Vĩ Dạ) đầy bí ẩn. “Tiếng ca” vốn vang xa khắp núi rừng nay thu lại chỉ dành cho “ai”. Đó có thể là người thương, cũng có thể là với chính bản thân mình. Để rồi, khi tâm tình, sẻ chia, con người có thể lắng nghe được những “ý vị và thơ ngây” trong lòng mình. Tuy nhiên, câu thơ cũng mang theo nỗi buồn, niềm nuối tiếc của người thi sĩ trước “mùa xuân chín”. Bởi “xuân chín” rồi cũng là lúc “xuân tàn”, cái đẹp rồi cũng sẽ tàn phai. “Đám xuân xanh ấy” rồi cũng “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Tuổi xuân tươi đẹp của người thiếu nữ rồi cũng có điểm kết. Ta thấy dâng lên trong lòng nhà thơ một nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, muốn níu giữ cái hương sắc tươi đẹp của cuộc đời. Để rồi, kết thúc bài thơ, Hàn Mặc Tử hoá thân trong một người “khách xa”, bày tỏ nỗi nhớ nhung của mình:
“Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
-Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”.
Trước “mùa xuân chín”, lòng “khách xa” bỗng trào dâng nỗi nhớ làng quê thân thương. Nhớ làn nắng ửng, nhớ đôi mái nhà tranh, nhớ tà áo biếc và nhớ cả giàn thiên lý. Đó là một không gian làng quê mộc mạc, giản dị, gần gũi mà chan chứa nghĩa tình. Và trong không gian ấy, hình ảnh người chị gánh thóc trở thành trung tâm của nỗi nhớ. “Chị ấy” là một cách nói phiếm chỉ. Đó có thể là một người dân lao động bình thường nơi thôn quê của tác giả, cũng có thể là một người thân quen gần gũi, hoặc cũng có thể là cô người yêu của thi nhân. Thế nhưng, dù hiểu theo cách nào, ta cũng thấy một niềm yêu quý và trân trọng của tác giả đối với “chị”. Người con gái xuất hiện trong nét đẹp lao động với tư thế gánh thóc, hoà cùng ánh nắng vàng bên bờ sông trắng. Một khung cảnh hiện lên thật thơ mộng, lãng mạn biết bao! Ta có thể thấy ánh nắng xuân lúc này càng trở nên long lanh, lấp lánh hơn trong dòng hồi tưởng của người khách xa quê.
Như vậy, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử có sự hài hoà của sắc xuân, tình xuân. Không chỉ mùa xuân chín mà lòng người cũng “chín” với khát khao giao cảm với cuộc đời, “chín” với tình yêu và nỗi nhớ. Một nét đặc trưng tiêu biểu làm nên sự độc đáo của “Mùa xuân chín” cũng như ngòi bút tài hoa của Hàn Mặc Tử chính là sự kết hợp tài tình giữa cái cổ điển và cái hiện đại. Trước hết, ta bắt gặp thơ Hàn Mặc Tử có những điểm giao thoa với thể thơ Đường luật, tạo nên một nét thơ phảng phất phong vị cổ điển, trang trọng. “Mùa xuân chín” được sáng tác theo thể thơ bảy chữ, ngắt nhịp 4/3. Thất ngôn và ngắt nhịp 4/3 là đặc trưng tiêu biểu của thơ Đường luật. Ngoài ra, cách gieo vần cuối những câu thơ 1, 2, 4 cũng là một điểm giao thoa với thể thơ Đường luật. Đó là những yếu tố làm nên phong vị cổ điển trong thơ Hàn Mặc Tử. Về tính hiện đại, thi sĩ họ Hàn là người chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. Một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ tượng trưng siêu thực đó là tạo nên những hình ảnh huyền ảo, kì bí, thậm chí là ma mị bằng những kết hợp từ mới mẻ, độc đáo thông qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Có thể thấy ngòi bút của Hàn Mạc Tử đã đạt đến trình độ điêu luyện trong việc sáng tạo nên những kết hợp từ ngữ mới: mùa xuân chín, bóng xuân sang, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, nghe ra ý vị và thơ ngây. Tất cả những gì trừu tượng, không thể cảm nhận bằng mắt thường đã được nhà thơ hữu hình hoá một cách thật tài tình, độc đáo. Những nét thơ mới lạ tạo nên tính hiện đại rất riêng trong thơ Hàn Mặc Tử. Hoà cùng với dòng phát triển của Thơ mới trong thời bấy giờ, thơ Hàn Mặc Tử đã tạo ra một lối rẽ riêng - tinh tế, độc đáo và mới lạ.
Thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ một thế giới nội tâm mãnh liệt với những cung bậc cảm xúc được đẩy đến tột cùng. Đọc “mùa xuân chín”, ta thấy Hàn Mặc Tử đã mượn bức tranh xuân tươi đẹp, rạo rực, tràn đầy sức sống để bày tỏ cái “xuân chín” trong lòng người. “Chín” trong tình thương, “chín” trong nỗi nhớ về con người, cuộc đời và quê hương. Nổi bật hơn hết là một tấm lòng khát khao giao cảm với cuộc đời, trân trọng cái đẹp và ý thức nâng niu, giữ gìn những gì tinh tuý, đẹp đẽ của cuộc đời. Khao khát ấy trở thành sợi chỉ xuyên suốt trong những sáng tác của Hàn Mặc Tử, tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc, để tư tưởng trong những dòng thơ còn âm vang mãi cho đến hiện tại.
Phần giới thiệu của tôi đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Nếu có câu hỏi và thắc mắc gì, mong mọi người hãy đề đạt. Tôi rất mong có thể trao đổi và lí giải những băn khoăn của mọi người.
- Tiếng chiêng có tiếng đồng tiếng bạc, tiếng vòng nhạc rung lên
- Đánh cho vỡ toác các cây đòn ngạch, cho ở trên gãy nát cây xà ngang
- Các loài động vật đều phải lặng im để nghe tiếng chiêng mừng sự chiến thắng
=> Qua đó có thể thấy không khí ăn mừng chiến thắng từng bừng, náo nhiệt; âm hưởng của đất trời, vạn vật dường như cũng đang hòa cùng với niềm vui chiến thắng của Đăm Săn
Chọn đáp án: C