K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến vấn đề sa sút đạo đức ở học sinh hiện nay.

 

Một hiện trạng dễ dàng nhận thấy đó là các bạn học sinh bắt đầu hình thành những tính cách xấu, không đúng với chuẩn mực đạo đức như: nói dối, gian lận, nói tục chửi bậy, vô lễ, đánh nhau, thậm chí là vi phạm pháp luật,… Vấn đề sa sút đạo được được biểu hiện dưới nhiều hình thức với những mức độ khác nhau ở nhiều trang lứa học sinh.

Nguyên nhân của thực trạng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức chủ quan của mỗi người học sinh còn kém, các bạn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành nhân cách đạo đức đối với bản thân mình. Bên cạnh đó còn là do tuổi trẻ háu thắng muốn thể hiện bản thân mình hơn người,… Nguyên nhân khách quan là do gia đình thiếu quan tâm, giáo dục con em của mình; do sự lỏng lẻo trong quản lí, giáo dục của nhà trường, do ảnh hưởng của môi trường xung quanh,…

Hậu quả của việc sa sút đạo đức để lại cho các bạn học sinh là vô cùng to lớn: Các bạn học sinh ngày càng đi xuống về đạo đức dẫn đến những hành động sai lệch từ đó ảnh hưởng đến tương lai. Một hậu quả nữa phải kể đến là việc gây mất đoàn kết trong tập thể, làm ảnh hưởng đến những con người có lối sống và suy nghĩ tích cực trong môi trường đó. Bên cạnh đó, vấn đề sa sút đạo đức còn tạo ra một môi trường theo chiều hướng tiêu cực ảnh hưởng đến những thế hệ học sinh sau này.

Để khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử, trước hết, mỗi cá nhân học sinh cần tự rèn luyện, tu dưỡng cho mình những đức tính, phẩm chất tốt đẹp, có suy nghĩ và hành động đúng đắn, chuẩn mực. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, dạy dỗ chúng những điều hay lẽ phải và cách làm người. Ngoài ra, nhà trường cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời có những hình thức xử lí kỉ luật nghiêm khắc đối với những học sinh có đạo đức kém.

 

Mỗi người một hành động nhỏ nhưng cùng chung tay với sẽ tạo ra ý nghĩa lớn, lan tỏa được thông điệp lớn lao. Để đẩy lùi hiện tượng sa sút đạo đức ở học sinh hiện nay, chúng ta cần chung tay xây dựng một thói quen học tập thật tốt và rèn luyện đức tính trung thực cho bản thân để trở thành một người chủ nhân thực thụ của đất nước.

tk

6 tháng 5 2021

Cảm ơn nha! 

26 tháng 3 2021

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ông bà, bố mẹ chúng ta thường nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi còn trẻ, chúng ta không được lơ là học tập mà trong suốt cuộc đời chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. Muốn tiếp thu được trí thức của nhân loại chỉ có một con đường duy nhất là học, học nữa, học mãi…

Học tập là gì? Học tập là cho ta tri thức, cho ta những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng nông sản cho năng suất cao. Những hiểu biết về vật lí giúp ta ứng dụng nhiều thành tựu hiện đại vào trong cuộc sống, kiến thức giúp chúng ta sống hòa nhập vào cộng đồng biết cách cư xử có văn hóa, sống có trước, có sau, có tình, có nghĩa. Vây nên nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì sẽ có rất nhiều cái hại cho mình về sau. Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức, không có kiến thức để học tập cao hơn nữa. Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội và sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội sau này.

 

Khi còn trẻ ta có rất nhiều điều kiện để học tập. Bây giờ, khi đầu óc còn thông minh, sáng rõ, còn đang phát triển, có thể tiếp thu được nhiều kiến thức. Kiến thức của nhân loại thì rộng lớn còn sự hiểu biết của mỗi người như giọt nước giữa biển cả mênh mông. Ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não bị kém phát triển. Họ tiếp thu vấn đề rất chậm, lại nhanh quên. Bởi vậy khi tuổi trẻ qua đi, cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều. Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ không còn điều kiện để học tập nữa. Những hạn chế đó dần đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở nên ngu dốt. Cái ngu dốt lại điều khiến ta đi theo đường vòng, làm cho ta không tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, biến mình trở thành người cổ hủ, lạc hậu và sẽ tự đào thải mình ra khỏi xã hội.

Trong học tập, có một tấm gương rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Kí. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần học hỏi và học tập chăm chỉ hằng ngày, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút, những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Và thêm nữa là tấm gương Mạc Đĩnh Chi. Dù nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã học tập chăm chỉ, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng. Ngược trở lại, những người lơ là học tập khi còn trẻ chẳng những không làm được việc gì có ích cho bản thân, cho xã hội mà còn phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.

Vậy nên nếu chúng ta lơ là học tập ngay từ bây giờ thì sau này rất dễ trở thành người bất tài, vô dụng, không biết lý lẽ, đúng sai, dễ bị cám dỗ. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm học thật giỏi để khi lớn lên trở thành những công dân có ích, có thể nuôi sống chính bản thân mình, gia đình và phát triển xã hội.

13 tháng 5 2018

Vấn đề đạo đức của học sinh là một vấn đề rất nổi bật và được bàn luận sổi nổi nhất hiện nay. Theo nhiều người đánh giá, đạo đức của học sinh hiện nay đang có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng so với những thế hệ học sinh trước đó.

Nhưng để ta bàn luận về vấn đề đạo đức của học sinh thì chúng ta phải đạo đức là gì? Đạo đức thường được xét đến khi xã hội được cho là hỗn loạn hay thiếu chuẩn mực. Lúc đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản mới, từ đó những chuẩn mực này sẽ làm nền tảng để xây dựng nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó được cho là đạo đức xã hội.

Để bắt đầu ta hãy nói về việc nói tục và chửi thề ở học sinh hiện nay. Bên cạnh những lời hay ý tốt thì việc nói tục chửi thề vẫn còn tồn tại ở học sinh hiện nay. Người ta thường hay nói rằng “Học ăn, học nói” nhưng tại sao? Tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp đẽ. Nó có thể biểu hiện mọi khái niệm về sự vật hoặc mọi cung bậc tình cảm của con người. Nhiệm việc của chúng ta là giữ gìn và phát huy tinh hoa của tiếng mẹ đẻ.

Có nhiều bạn trẻ dùng những từ này với mục đích lăng mạ hay sỉ nhục những người khác. Hành động này nếu lập đi lập lại ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tự trọng và danh dự của những người bị sỉ nhục. Từ đó có thể làm họ bị tâm lý bức bối, ức chế, làm cho họ không thể kiểm soát bản thân. Vì vậy đã có rất nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra.

Nhắc đến bạo lực học đường, bây giờ chúng ta sẽ đi vào vấn đề này. Ở lứa tuổi cắp sách đến trường rất khó tránh khỏi những mâu thuẩn, xích mích với những người xung quanh. Trước đây những cuộc tranh cãi thường là những cuộc bàn luận để giải quyết những bất đồng với nhau, để ta rút ra những kinh nghiệm để không được tái phạm, để học cách xin lỗi người khác và làm quen được những người bạn mới. Hiện giờ những bất đồng ở giới học sinh thường được giải quyết bằng bạo lực và cần sự can thiệp của pháp lực

Học sinh học tập căng thẳng dễ dẫn đến tình trạng ức chế về tâm lý. Lòng tự trọng thường được chuyển hóa thành lòng tự ái. Kết hợp với việc ở lứa tuổi vị thành niên. Học sinh thường rất nóng nảy, suy nghĩ nông cạn, mang cái tôi của mình lên hàng đầu. Các việc này kết hợp lại, cũng như một đống củi khô, chỉ cần một tia lửa thì nó sẽ bốc cháy và gây thiệt hại lớn. Học sinh cũng vậy, chỉ cần một câu nói tục, chửi thề hay là một cái nhìn đểu thì học sinh ấy có thể đánh bạn mình bất kì lúc nào.

Qua những hành động trên, ta có thể thấy được đạo đức của học sinh hiện nay đang bị suy thoái trầm trọng. Chúng ta đã biết đến sự tồn tại của những thói hư tật xấu này của học sinh, nhưng chưa ai đưa ra được một giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Vấn đề đạo đức của học sinh cũng như là một bệnh dịch, ta không có cách nào chữa trị được chúng, nhưng ta phải phòng ngừa và giảm thiểu những tác hại của chúng.

Điều này dẫn ta đến vấn đề là ai là những người đã tạo ra và lây nhiễm những loại “bệnh dịch” này? Nhìn ở ngoài dường như những thói hư này được học sinh tự tạo ra. Nhưng nhìn sâu vào vấn đề thì ta có thể thấy được đây chính là lỗi của xã hội, của những bậc cha mẹ và của những nhà giáo dục. Họ đã dạy cho con em mình những từ ngữ nói tục, chửi thề, Những hành động bạo lực. Thường những học sinh được hỏi các bạn học những việc này ở đâu, câu trả lời thường lọt vào sự giáo dục không đúng cách của cha mẹ hay là từ những phim ảnh, sách báo.

Vậy chúng ta có thể nào tiêu diệt hoàn toàn vấn đề tệ nạn xã hội ở học sinh hay không? Việc này là có thể nếu con người chúng ta chịu thay đổi bản thân.

13 tháng 5 2018
  • Mở bài:

Có thể nói đạo đức, tác phong chuẩn mực, nghiêm túc là vẻ đẹp đầu tiên của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Thế nhưng ngày nay, nhiều học có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, tác phong. Họ có hành vi thiếu nghiêm túc, có tính chất nổi loạn khi vào lớp học. Hiện tượng bạo lực học đường và số tội phạm ở lứa tuổi học sinh ngày càng tăng cao. Đó là hiện tượng đáng báo động về đạo đức của học sinh ở các trường học hiện nay.

  • Thân bài:
Đạo đức, tác phong là gì?

Đạo đức là các chuẩn mực về hành vi ứng xử được con người quy ước thành nguyên tắc giao tiếp trong xã hội. Đạo đức được biểu hiện qua hành động, lối sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người.

Tác phong là là hành vi ứng xử của con người trong công việc và trong giao tiếp xã hội. Tác phong là lề lối, cách thức, phong thái đã trở thành nề nếp ổn định của con người. Vẻ đẹp ấy được thể hiện trong tất cả các hoạt động như học tập, làm việc, lối sống tạo nên nét riêng biệt của từng cá nhân.

Hiện trạng vấn đề đạo đức, tác phong của học sinh trong nhà trường hiện nay

Đạo đức tác phong học sinh ngày nay rơi vào đà suy thoái trầm trọng. Có thể thấy học sinh ngày nay không còn biết lễ độ như trước đây. Họ trở nên ngang bướng, vô lễ, không còn biết tôn trọng bạn bè, giáo viên, người lớn tuổi.

Nhiều học sinh thường hay nói tục, chửi thề, sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp. Nhiều học sinh lại có lối ăn mặc kiểu cách lạ lùng, đua đòi lối sống thời thượng. Họ thích làm nổi bậc mình một cách lố bịch, kịch cỡm bằng những hành vi phản cảm, vô văn hóa. Có thể kể như xăm hình, ngôn phong thái quá, nhuộm tóc nhiều màu, cắt tóc kiểu gangster,…

Không những thế, họ còn có thái độ đầy khiêu khích trước cuộc sống. Họ sống bất cần, không tôn trọng đạo lí. Tỏ ra khinh thường xung quanh, thách thức luật pháp.

Ngày càng có nhiều học sinh đánh nhau gây mấy trật tự, bạo lực học đường tăng cao. Hầu hết những vụ gây gỗ, bạo lực của học sinh xuất phát từ những lí do không đâu. Có thể kể như nhìn đểu, thấy ghét, cãi nhau trên mạng, khiêu khích, ghen tuông, bị xúi giục, thích làm anh chị,…

Trong tình trang đó, tác phong khi vào lớp học của nhiều học sinh thiếu chuẩn mực, không đúng quy định nhà trường. Nhiều học sinh nam còn để tóc dài quá tai hoặc cắt quá ngắn. Nhiều trường hợp khác thích nhuộm tóc nhiều màu, quần áo sộc xệch, mang dép không quai,… Học sinh nữ không chịu buộc tóc, hay son môi khi vào lớp học. Trang phục tùy tiện không đúng quy định như áo dài vắt tà ngang, mang túi xách đi học,…

Hiện tượng học sinh mang và sử dụng điện thoại trong giờ học vẫn còn diễn ra. Học sinh trốn học, bỏ tiết, hút thuốc lá trong trường học là vấn đề làm đâu đầu các nhà quản lí.

Nguyên nhân và hậu quả vấn đề đạo đức, tác phong học sinh bị suy thoái nghiêm trọng hiện nay

Trước tác động của sóng toàn cầu hóa, giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chịu ảnh hưởng to lớn. Một mặt, nó có tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỉ lại vốn có của người Việt Nam. Con người chuyển sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Tác phong làm việc và học tập cũng hoàn toàn thay đổi.

Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống mới đó một cách thiếu định hướng (tiếp thu cả mặt tiêu cực của nó) mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Rất nhiều học sinh vì thế mà xem thường việc học tập. Họ chạy theo lối sống đua đòi, thực dụng tầm thường mang tính thụ hưởng. Họ lười biếng hoặc bỏ bê việc học hoặc học một cách đối phó, khiên cưỡng. Từ đó, không những kết quả học tập yếu kém, chất lượng đào tạo sụt giảm mà đạo đức cũng suy thoái nghiêm trọng.

Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái cá nhân, vị kỷ, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực… Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận tuổi trẻ. Đặc biệt là những học sinh sống ở các khu đô thị lớn. Học sinh bị kích động bởi việc tiếp xúc với những trang mạng có tính bạo lực qua mạng Internet. Nhiều học sinh đã có những hành động mang tính bạo lực, hung hãn, gây nên những hậu quả đau lòng. Hiện tượng bạo lực học đường bởi thế không ngừng gia tăng trong các năm qua.

Tâm lý sùng hàng ngoại và kiểu thời trang táo bạo đang xâm nhập khá mạnh vào đời sống người Việt Nam. Học sinh với tính tò mò, hiếu kì đã bắt chước một cách kịch cỡm, đáng cười. Không những thế, những kiểu thời trang thiếu tế nhị, phản cảm còn xuất hiện ngay trong trường học.

Cũng không thể trách học sinh, những con người còn thiếu bản lĩnh, chưa trưởng thành về nhân cách. Chính sự giao thoa về văn hóa đã phá vỡ các chuẩn mực vốn đã ăn sâu vào cội rễ văn hóa dân tộc. Chính sự tràn ngập của hàng hóa của nền sản xuất lớn đã tạo ra cho con người nhiều lựa chọn hơn. Từ đó tạo ra khả năng về sự tha hóa trong nhân cách, đạo đức con người.

Văn hóa tiêu cực từ nước ngoài đã tác động tiêu cực tới đời sống tinh thần, văn hóa của một bộ phận nhân dân. Ảnh hưởng của lối sống thực dụng đã làm xuất hiện tâm lý “chạy theo đồng tiền”, coi tiền là trên hết. Con người không cần biết đến đạo lý phải trái, đánh mất nhân cách và nhân tính. Không ít trường hợp vì tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình người. Tình nghĩa gia đình suy giảm. Quan hệ thầy trò không còn gắn kết nữa. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy án đã trở nên khá phổ biến.

Từ thực trạng xã hôi đó, nhiều học sinh ỷ lại vào vị thế gia đình, tỏ ra kiêu ngạo, xem thường học tập, trường lớp, bạn bè, thầy cô. Nhiều học sinh khác tỏ ra bất mãn, không muốn học tập. Mọi lời hay ý đẹp trở nên vô nghĩa, thậm chí là giả dối.

Lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ của nhiều học sinh. Điều đó làm cho mối dây liên kết giữa cá nhân và tập thể không bền chặt. Mối liên kết giữa học sinh và trường học trở nên lỏng lẻo. Một bộ phận giáo viên suy thoái đạo đức, nhân cách. Chính họ đã nêu gương xấu cho nhiều học sinh. Học sinh không còn tin tưởng vào giáo viên, trường học. Những bài học đạo đức bị xem à giáo điều vô nghĩa. Từ đó, học sinh không chấp hành nội quy, thích làm ý mình, tỏ ra khiêu khích hơn.

Nền giáo dục đang có khuynh hướng “thương mại hóa” cao. Những biểu hiện như dạy thêm, học thêm tràn lan, mua bằng, bán điểm, lạm thu,… càng làm cho học sinh chán nản. Chất lượng đào tạo và tuyển dụng cán bộ giáo viên còn nhiều bất cập. Chất lượng giáo dục trong nhà trường suy giảm nghiêm trọng. Điều này góp phần làm môi trường sư phạm xuống cấp. Đạo lý thầy trò suy thoái. Lối sống thiếu hoài bão, lý tưởng xuất hiện trong một bộ phận học sinh, sinh viên, giáo viên.

Chương trình giáo dục nặng nề, thiên về lý thuyết hơn thực hành. Điều đó, khiến học sinh càng học càng thấy khó, càng học càng thấy chán. Chế độ thi cử gây nhiều áp lực. Lại thêm tâm lí chạy đua thành tích trong học tập, khiến cho học sinh không còn hứng thú học tập. Học sinh cũng không say mê nghiên cứu hay sáng tạo. Học là để thi, để lên lớp, lấy bằng cấp mà thôi. Kéo theo đó, học sinh cũng không ý thức rèn luyện đạo đức, tác phong của bản thân. Xem đó chỉ là hình thức giao tiếp nhằm làm hài lòng người khác chứ không phải là văn hóa ứng xử.

Giải pháp giáo dục đạo đức, tác phong cho học sinh hiện nay

Trước hết, xã hội cần xác định những giá trị đạo đức cho con người trong thời đại mới. Những chuẩn ấy phải rõ ràng, chuẩn mực và tiến bộ, phù hợp với thời đại.

Nền giáo dục phải tích cực thay đổi và bắt kịp với thời đại công nghệ. Chương trình giáo dục không nặng về lý thuyết. Lấy thực hành để giáo dục kĩ năng con người, tạo nhiều hứng thú cho học sinh. Khi học sinh thích học, thấy việc học dễ dàng hơn sẽ ứng xử tốt hơn.

Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ giáo dục tri thức cùng với giáo dục nhân cách cho học sinh. Chương trình không cần nhiều nhưng phải hết sức sâu sắc, gần gũi, dễ tiếp thu và vận dụng.

Tăng cường tuyên dương những tấm gương tốt đẹp trong cuộc sống. Lấy đó làm mẫu mực khuyến khích học sinh noi theo.

Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tiến bộ và giàu tình yêu thương. Lấy trật tự, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm làm nguyên tắc quản lí giáo dục.

Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh học tập và làm theo. Cần quyết liệt loại bỏ những cán bộ giáo viên suy thoái nhân cách, yếu kém năng lực ra khỏi hệ thống. Khuyến khích cán bộ giáo viên cống hiến sức mình vì sự tiến bộ của ngành giáo dục, vì sự nghiệp giáo dục đất nước. Phát hiện và nâng đỡ những giáo viên có tài năng để họ có điều kiện cống hiến sức mình.

Một người thầy giỏi sẽ tạo ra nhiều thế hệ học trò giỏi. Một người thầy mẫu mực sẽ tạo ra nhiều thế hệ con người mẫu mực. Bởi thế, William A. Warrd đã nói rằng: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”.

Gia đình và xã hội phải chung tay cùng nhà trường giáo dục nhân cách, đạo đức, tác phong cho học sinh. Xã hội phải nghiêm khắc với những hành vi lệch chuẩn, đi ngược với thuần phong mỹ tục dân tộc. Xã hội cũng cần quyết liệt lên án những hành vi vô văn hóa, dung tục của giới trẻ. Tinh thần tập thể, cộng đồng chính là sức mạnh có thể điều hướng mọi hành vi sai lầm của con người theo hướng tích cực.

Mỗi bậc cha mẹ phải là một tấm gương sáng về đạo đức và tác phong ứng xử. Bởi vì, con cái chịu ảnh hưởng và rèn luyện theo nếp sống gia đình. Văn hóa gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành, phát triển nhân cách của con người.

  • Kết luận:

Như vậy, có thể thấy, ở học sinh hiện nay có sự xa rời những chuẩn mực đạo đức truyền thống. Những chuẩn mực vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại đã không được duy trì. Một khi những chuẩn mực đó không được giữ vững như là định hướng trong họat động của con người thì sự suy thoái là điều không tránh khỏi.

Vì vậy, giữ vững đạo đức, văn hóa cho học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội. Xây dựng đời sống lành mạnh, văn minh, tiến bộ là trách nhiệm của mỗi con người. Mỗi học sinh nên ý thức rằng rèn luyện đạo đức trong sáng, lành mạnh nghĩa là tiến bộ. Sống tốt đẹp và thành công nghĩa là yêu nước. Có làm được như vậy, mới tin tưởng rằng thế hệ học sinh hôm nay là tương lai của đất nước. Học sinh đủ sức đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm sau như Bác Hồ đã kì vọng.

12 tháng 4 2022

SOS

12 tháng 4 2022

Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. ".

Một số gợi ý:

a) Giải thích khái niệm tài và đức.

b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

- Mối quan hệ giữa tài với đức

- Trong quá trình rèn luyện cần thể hiện song song, hướng tới sự hoàn thiện cả đức và tài

b, Viết phần dàn ý

MB:

    + Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu ý nghĩa, nội dung lời dạy đó

TB

- Giải thích câu nói của Bác

    + Khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của câu nói trong việc rèn luyện, tu dưỡng cá nhân

- Nêu mối quan hệ, phương hướng phấn đấu để thực hiện lời dạy của Bác ( mối quan hệ giữa tài- đức)

- Tầm quan trọng của hai yếu tố tài – đức trong thời kì đất nước hội nhập

KB

- Khẳng định tầm quan trọng của tài và đức.

6 tháng 8 2023

Một số ý:

* Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: Tình trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay.

* Thân bài:

- Thực trạng học sinh hút thuốc lá hiện nay:

+ Hiện nay một bộ phận học sinh có sự tha hóa về mặt đạo đức, mắc phải những tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè và nghiện hút thuốc lá. Đây là một thực trạng đáng buồn và đáng lên án, bởi các bạn vẫn đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường mà lại có những hành động đáng chê trách như vậy.

- Nguyên nhân học sinh hút thuốc lá:

+ Trước hết là do bản thân học sinh có nhận thức không đúng đắn. Tuổi học trò là tuổi muốn thể hiện và khẳng định bản thân mình, một số bạn có suy nghĩ sai lệch cho rằng phải hút thuốc lá, uống rượu bia,.. mới là sành điệu, như vậy bản thân mới được tôn trọng, đề cao. => Nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn lệch lạc.

+ Thứ hai, có thể là do không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủ từ phía gia đình. Cha mẹ luôn là tấm gương để con cái nhìn vào để học tập, noi theo, bởi vậy, trong gia đình nếu bố hoặc mẹ hút thuốc cũng là hình ảnh xấu có thể khiến đứa trẻ làm theo.

+ Do bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê.

- Tác hại khi hút thuốc lá:

+ Trước hết là ảnh hưởng tới sức khỏe của chính học sinh sử dụng thuốc lá, hút nhiều bào mòn sức khỏe, ảnh hưởng tới kết quả học tập.

+ Làm mất đi hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè, thầy cô.

+ Là học sinh chúng ta chưa làm ra tiền, bởi vậy để đáp ứng nhu cầu của bản thân sẽ dẫn đến hành vi sai trái lệch lạc như ăn trộm tiền của bố mẹ.

- Giải pháp.

+ Trước hết các bạn học sinh phải nhận thức được tác hại của thuốc lá, bỏ thuốc ngay từ bây giờ.

+ Gia đình cần quan tâm hơn đến con cái.

+ Nhà trường tăng cường thêm các tiết học ngoại khóa để học sinh thấy được những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá.

* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Học sinh phải nói không với thuốc lá.

6 tháng 8 2023

Hiện nay, khi xã hội phát triển giàu mạnh, văn minh thì song song với đó vẫn còn nhiều mặt tối nhức nhói được mọi người quan tâm. Một trong số đó chúng ta phải nhắc đến chính là việc hút thuốc lá. Hiện tại, nó đã được phổ biến với một dạng khác, một hình dáng bắt mắt hơn, đó chính là thuốc lá điện tử, một loại thuốc lá nhưng hiện đại hoá. Dù vậy, tác hại của nó cũng ngập tràn chứ không vi hiện đại mà mất đi, bằng chứng là bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) đã tiếp nhận 4 học sinh (SN 2008) nhập viện với các triệu chứng ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử. Cảm giác choáng váng, khó chịu toàn thân, bủn rủn, run tay chân, tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn nhiều là những thứ thuốc lá điện tử mang lại sau những giờ phút phê pha vui vẻ nhưng có lẽ chừng này là chưa đủ đáng sợ để răn đe tới các bạn học sinh vẫn đang ngày ngày coi thường mạng sống của bản thân mà không biết tới hệ luỵ sau này như ung thư, đột quỵ,. Việc tuyên truyền và nâng cao kiến thức đã được thực hiện vô số lần nhưng một số bộ phận học sinh luôn coi thường điều ấy và có suy nghĩ đấy là một điều thật ngầu và tiếp tục hút, mặc kệ những lơi can ngăn, giáo dục. 

6 tháng 6 2018
  • Mở bài:

Ở mỗi thời đại khác nhau, các chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhân cũng khác nhau. Đạo đức là một trong hai nhân tố căn bản làm nên giá trị con người. Bởi thế, việc rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức ở con người là nhiệm vụ rất quan trọng. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh.

  • Thân bài:
Đạo đức là gì?

Theo triết học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội, trong các mối quan hệ cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội.

Hiểu một cách đơn giản, đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện. (Vấn đề đạo đức học sinh).

Ngoài những phẩm chất cao đẹp như: đức tính khiêm nhường, khoan dung, dũng cảm, trung thực,… các phẩm chất cao quý khác của con người như: lòng thương người, lòng tự trọng, lòng hiếu thảo,… cũng được gọi là đạo đức con người.

Tại sao học sinh sống phải rèn luyện và thực hành đạo đức?

Con người sống rất cần có đạo đức. Không chỉ người tốt cần rèn luyện và thực hành lối sống có đạo đức mà bất kì ai trong xã hội cũng cần làm việc ấy. Bởi các chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định nhằm đảm bảo cho con người hành động đúng mực, làm cho cuộc sống hiền hòa, công bằng và góp phần xây dựng trật tự, kỉ cương trong xã hội.

Người có đạo đức tốt đẹp, nhân cách cao cả luôn được mọi người tôn trọng và tin tưởng trong cuộc sống. Bởi họ luôn sống và hành động đúng theo các nguyên tắc, chuẩn mực mà xã hội đã quy định nhằm mang đến những lợi ích nhất định cho bản thân và cho tất cả mọi người. Người có đạo đức luôn hướng đến người khác, sống vì người khác. Không bao giờ họ ích kỉ, tham lam hay vụ lợi cho cá nhân.

Sống có đạo đức tâm hồn sẽ được than thản, an vui và lạc quan trong cuộc sống này. Cuộc sống của họ luôn tràn đầy ý nghĩa tốt đẹp và niềm tin tưởng hướng đến tương lai.

Đạo đức là kim chỉ nam giúp con người hành động đúng đắn và là động lực tiến bộ của con người. Sống có đạo đức giúp ta tránh được những sai lầm trong công việc và đời sống. Không những thê, còn tránh được tệ nạn xã hội và đóng góp nhiều hơn trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển xã hội.

Xây dựng nền tảng đạo đức ở học sinh như thế nào?

Xây dựng và bồi dưỡng đạo đức ở con người là nhiệm vụ quan trọng nhất. Như Bác Hồ đã từng nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là kẻ phá hoại”. Bởi thế, rèn luyện và thực hành lối sống đạo đức là trách nhiệm của mỗi con người.

Trước hết là chăm chỉ học tập tốt và rèn luyện nhân cách, nhân phẩm cho bản thân mình trở thành người hữu ích cho xã hôi. Mỗi học sinh sau này phải là một công dân tốt, có đạo đức trong sáng, vững mạnh, góp sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Rèn luyện đạo đức là một hành động tự giác, tự nguyện. Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, quý mến.

Không những luôn tuân thủ những chuẩn mực xã hội, chấp hành luật pháp, học sinh cần thực hiện rèn luyện đạo đức về mọi mặt. Trong học tập, phải phấn đấu học tập hiệu quả, nghiêm túc. Lấy học tập làm mục đích của hành động và luôn ưu tiên cho nhiệm vụ ấy. Trong quan hệ với bạn bè phải hòa đồng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong quan hệ với thầy cô giáo phải biết kính trọng, lễ phép. Trong mối quan hệ với gia đình phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; giữ gìn và phát huy truyền thống gia tộc mình.

Học sinh cần phải có tình yêu thương con người. Chính tình yêu thương con người dẫn ta đến với mọi người, gắn mình với tập thể. Thực hành lối sống vị tha, đề cao tình nghĩa. Đồng thời kiên quyết chống lại cái xấu và hiện tượng suy thoái trong đạo đức con người.

Trên cơ sở tiếp thu nền tảng đạo đức tốt đẹp của dân tộc, học sinh cũng cần phải tiếp thu các giá trị đạo đức trong thời địa mới. Những giá trị nào của truyền thống mà còn đúng đắn, tích cực thì phát huy mạnh mẽ. Những giá trị nào đã lạc hậu, không phù hợp nữa thì mạnh bỏ đi. Những giá trị đạo đức mới mẻ, tiến bộ cần tiếp nhận một cách nghiêm túc. Giá trị đạo đức trong thời đại mới phải là những giá trị đã được thử thách và khẳng định qua thời gian và phù hợp với đời sống dân tộc.

Phê phán những người suy thoái đạo đức:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều học sinh không chăm lo rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức của bản thân. Họ sống buông thả, tùy tiện, bất chấp đạo lí. Họ thường dễ sa nạn vào tệ nạn xã hội, vi phạm luật pháp và thất bại trong cuộc sống. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học:

Chính đạo đức trong sáng, vững mạnh và cao đẹp làm nên giá trị con người. Mỗi học sinh phải biết rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức để trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Kết bài:

“Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thực sự đạo đức” Hãy bồi dưỡng đạo đức tốt đẹp cho bản thân để có thể xây dựng cuộc sống thành công và thực sự hạnh phúc.

11 tháng 4 2023

Đoạn văn nào em?

14 tháng 9 2023

- Lí lẽ:

+ Thực tế: Nhiều người trẻ cho rằng, lịch sử là những về thuộc về xa xưa, không liên quan gì đến cuộc sống sôi động hằng ngày.

+ Việc thiếu hiểu biết về lịch sử ảnh hưởng rõ rệt đến nhân cách của người đó.

+ Một khi con người không có ý niệm gì … khó tránh khỏi.

- Dẫn chứng:

+ Họ không có nhu cầu tìm hiểu về quá khứ của đất nước.

+ Họ nhầm lẫn các thời kì, các sự kiện, các nhân vật lịch sử.

+ Không ít bạn học sinh lúng túng khi được hỏi về các nhân vật và sự kiện lịch sử nổi bật được dùng đặt tên đường, tên phố…

3 tháng 9 2021

Tham khảo

 “Đoạn văn diễn tả cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ thật tinh tế và giàu chất trữ tình”. Đọc đoạn trích "Trong lòng mẹ", người đọc không khỏi xúc động trước niềm hạnh phúc cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hồng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả. Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử". Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào. Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa... Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ của Hồng nói riêng.