Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự
Câu 2: Câu '' Thưa thầy, thầy có nhớ con không ?" thuộc kiểu câu nghi vấn. Thực hiện hành động hỏi
Câu 3: Câu chuyện trên đã để lại bài học thông điệp đầy ý nghĩa cho bản thân em. Đó là bài học về lòng biết ơn thầy cô, những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình.
- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn... nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người.
- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).
- Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí.
Bình luận, rút ra bài học:
- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ...
- Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp.
- Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người.
- Hãy có những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn.
Liên hệ mở rộng:
- Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô, tinh thần "tôn sư trọng đạo" và truyền thống "uống nước nhớ nguồn".
- Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa.
- Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực...
=> Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.
- Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh... chúng ta có thể miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại. - Trình tự thường găp : + Tả người: Tả ngoại hình -> suy nghĩ, tình cảm, tính cách (hoặc ngược lại). + Tả đồ vật: Tả đặc điểm chung -> đặc điểm từng phần, từng bộ phận. + Tả con vật: Đặc điểm chung —> đặc diểm từng bộ phận —> tính nết. + Tả phong cảnh : Tả từ khái quát —> cụ thể; tả từ xa đến gần, từ cao đến thấp (hoặc ngược lại) hoặc tả từng khía cạnh của cảnh vật : âm thanh, màu sắc, đường nét... 4. Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đé “người thầy đạo cao đức trọng”. Hãy cho biết cách sắp xêp các sự việc ấy. Gợi ý - Thầy Chu Văn An là người tài cao. - Thầy Chu Văn An là người đạo đức. - Thây được học trò kính trọng. 5. Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản. Gợi ý - Cách sắp xếp nội dung phần Thân bài phải bảo đảm tính thông nhất, mạch lạc trong triển khai chủ đề. - Trình tự sắp xếp nội dung phần Thân bài của một văn bản tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung theo trình tự sau: + Theo trình tự thời gian. + Theo trình tự không gian. + Theo sự phát triển của sự việc.