LÀM ĐỀ SỐ 3 – MÔN NGỮ VĂN 8
I. ĐỌC - HIỂU:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, ông liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là …
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là …
- Thưa thầy, với...
Đọc tiếp
LÀM ĐỀ SỐ 3 – MÔN NGỮ VĂN 8
I. ĐỌC - HIỂU:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, ông liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là …
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là …
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…
(Ngữ văn 9, tập 1, trang 40 )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Xác định ngôi kể của văn bản.
Câu 3: Câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra cách nối các vế câu.
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, ông liền ghé vào thăm.
Câu 4: Bài học cuộc sống được gợi ra từ văn bản trên.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN:
Câu 1: Từ văn bản phần đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng giới thiệu về một tấm gương Tôn sư trọng đạo.
Câu 2: Viết bài văn thuyết mnh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở địa phương em.
Bình luận, rút ra bài học:
Liên hệ mở rộng:
=> Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.