K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2017

Kinh tế nông nghiệp châu đại dương:

- Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, phát triển nhất là Ôxtrâylia và Niu Di-len

Ngành Kinh tế Ôxtraylia và Niu Di-len Kinh tế các quốc đảo
Công nghiệp

Đa dạng, phát triển nhất là khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm.

Chế biến thực phẩm là ngàng phát triển nhất.
Nông nghiệp

Chuyên môn hóa sản phẩm nổi tiếng là lúa mì, len, bò, sữa, cừu

CHủ yếu khai khoáng TN, trồng cây CN để xuất khẩu
Dịch vụ Tỉ lệ lao động dịch vụ cao, du lịch đc phát huy mạnh tiềm năng Du lịch có vai trò quan trọng trong nền k tế
*Kết luận: Hai nước có nền kính tế phát triển. Đều là các nc đang phát triển

7 tháng 5 2021

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý

Ngày 18/4, Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông cáo, Quốc vụ viện nước này mới đây đã phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc “thành phố Tam Sa”.

 

 TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ (Ảnh: Mạnh Hùng)

Trước yêu sách trên, ngày 19/4/2020, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. 

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai.

Trao đổi với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nhận định, những việc này nằm trong kế hoạch được Trung Quốc toan tính từ rất lâu. Trước đây, để tiến xuống Biển Đông,Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, rồi sau đó lợi dụng tình hình để xâm chiếm một số cấu trúc địa lý tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tiếp theo, họ lợi dụng thế mạnh về kinh tế, kỹ thuật để bồi đắp trái phép những đảo chiếm đóng trái phép thành các đảo nhân tạo lớn với nhiều công trình quy mô.

Việc quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa”  là mưu đồ theo đuổi từ lâu của họ, được họ đẩy mạnh ngay sau khi dùng vũ  lực chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và chiếm một số đảo thuộc Trường Sa năm 1988. Họ muốn hợp thức hóa những hành động vũ lực đó bằng các biện pháp hành chính, dân sự, pháp lý.

Năm 2012, sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, như một hành động trả đũa, Trung Quốc tuyên bố  thành lập cái gọi là “ Thành phố Tam Sa” để  “quản lý” quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam), Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) và  Trung Sa (bãi Macclesfield).

Tháng 9/2017, họ đưa ra chiến thuật mới là “Yêu sách Tứ Sa”, đòi hỏi chủ quyền với 4 nhóm đảo gồm 3 nhóm trên và thêm Đông Sa (quần đảo Pratas hiện do Đài Loan quản lý), đòi hỏi quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế xung quanh 4 nhóm này.  Đó là một vài mốc trong chuỗi hành động của họ và mỗi lần chúng ta đều có công hàm phản đối mạnh mẽ.

Lần này họ tiếp tục công bố phê duyệt thành lập đơn vị hành chính cấp quận, nâng cấp đơn vị hành chính để thay mặt nhà nước Trung Quốc  “quản lý” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.  Bởi vì, Trung Quốc xưa nay luôn lập luận rằng họ có “chủ quyền lịch sử đối với 2 quần đảo này. Họ dùng tất cả tài liệu lịch sử có được để nói người Trung Quốc đã phát hiện, khai phá, quản lý Hoàng Sa và Trường Sa ngay từ trước Công nguyên?! Nhưng thật ra họ chưa đưa được một bằng chứng pháp lý nào có liên quan đến việc nhà nước Trung Quốc trước đây đã tổ chức các đơn vị hành chính ở đây. Mà minh chứng thực tế là tư liệu lịch sử và bản đồ của người Trung Quốc xuất bản chính thức không thể hiện được điều đó. Các tư liệu của Trung Quốc cho đến nay, kể cả tư liệu trong cuộc trưng bày bản đồ do Chánh án Tòa án Tối cao Philippines tổ chức, cho thấy bản đồ Trung Quốc chỉ vẽ cực nam nước này là đến  phía nam đảo Hải Nam. Trung Quốc thiếu bằng chứng chứng minh, nên giờ họ đang nguỵ tạo, tìm cách bổ sung khoảng trống, điểm đen trong hồ sơ pháp lý chủ quyền. Mà yêu sách thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” là một cách, dù họ biết đó là phi lý.

Nếu là lãnh thổ trong một quốc gia có chủ quyền, nhà nước ấy có quyền sáp nhập, tách ra, tổ chức đơn vị hành chính phù hợp với địa lý, dân cư, trong phạm vi quyền hạn của nhà nước đó. Nhưng  quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hai vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vì vậy, quyết định nói trên là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Những gì Trung Quốc đã và đang làm hoàn toàn đi ngược luật pháp quốc tế. Bởi vì,Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa” - TS Trần Công Trục nhấn mạnh.

Bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo này đã và đang được nhiều quốc gia, cộng đồng quốc tế  và nhiều nhà khoa học khẳng định: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện hành- nguyên tắc chiếm hữu thật sự- của Công pháp quốc tế.

Suốt trong 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đội Hoàng Sa, một tổ chức do nhà nước lập ra để  quản lý, bảo vệ, khai thác 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội Hoàng Sa, về sau lập thêm Đội Bắc Hải do Đội trưởng Đội Hoàng Sa kiêm quản, đã hoạt động theo lệnh của 7 đời chúa, từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi dậy, không gặp phải bất kỳ sự tranh chấp, phản kháng nào.

“Trong giai đoạn lịch sử này, có một chứng cứ hết sức quan trọng không thể không đề cập đến khi chứng minh nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý thật sự, hiệu quả đối với 2 quần đảo này. Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước lúc bấy giờ” – TS Trần Công Trục nhấn mạnh.

Ông cho biết, thời chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc Thừa tuyên Quảng Nam hay Quảng Nghĩa (Ngãi), lúc là Phủ khi thì Trấn: “Bãi Cát Vàng trong phủ Quảng Nghĩa” (Toản tập Thiên Nam Tứ chí Lộ đồ thư); “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa, thuộc dinh Quảng Nam, huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh”( Phủ biên Tạp lục của Lê Quí Đôn); sang thời Tây Sơn, phủ Quảng Nghĩa đổi thành phủ Hòa Nghĩa. Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Thời Pháp, với tư cách là đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại theo Hiệp ước Patenotre 1884, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng thủ tục pháp lý đương đại.

 Vua Bảo Đại năm 1938 cũng quyết định tách Hoàng Sa khỏi Quảng Ngãi và nhập về Thừa Thiên.

Đến thời kỳ Việt Nam tạm thời chia 2 miền Nam Bắc, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên các chính thể ở miền Nam Việt Nam, với tư cách là những chính thể có tư cách pháp lý trong quan hệ quốc tế, đã tiếp tục bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1954 đến 1975. Các chính thể miền Nam Việt Nam đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước, cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này; chẳng hạn, ngày 20/10/1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh đổi tên các tỉnh miền Nam và đặt quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy. Ngày 13/7/1961, Việt Nam Cộng hòa sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam; tại Nghị định số 709-BNV-HCĐP-26, ký ngày 23/10/1969, xã Định Hải được sáp nhập vào xã Hòa Long, tỉnh Quảng Nam. Ngày 6/9/1973, Tổng trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định số 420-BNV-HCĐP sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Từ ngày 13 đến 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân giải phóng nhân dân Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.

Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, từ ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bằng nhiều hoạt động, vừa đảm bảo đầy đủ và đúng thủ tục trên phương diện đấu tranh pháp lý, vừa đảm bảo củng cố và duy trì sự hiện diện của quân và dân trên các thực thể địa lý hiện đang đặt dưới sự quản lý của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam  đã quyết định thành lập các đơn vị hành chính, đặc biệt năm 1982 Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa và huyện Trường Sa, mà nay huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa; trong huyện Trường Sa có các đơn vị nhỏ hơn trong đó, như thị trấn Trường Sa ( bao gồm đảo Trường Sa lớn và phụ cận); xã Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây và phụ cận); xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận)…

“Như vậy, Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này qua các thời kỳ lịch sử” – TS Trần Công Trục khẳng định.

Cảnh giác với kịch bản “sự đã rồi”

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông, theo TS Trần Công Trục: chủ trương nhất quán của Việt Nam rất rõ ràng, đó là kiên trì, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp. Chúng ta vừa đấu tranh bằng mọi biện pháp đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp nhưng vẫn phải có trách nhiệm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực. Nói cách khác, Việt Nam sẽ giải quyết bằng phương pháp hòa bình.

Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục các chương trình phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về biển đảo, nhất là kiến thức pháp lý.

TS Trần Công Trục cho rằng, chúng ta cần chủ động, cảnh giác, không được để họ tạo kịch bản “sự đã rồi” nhằm biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, để buộc phải thực hiện chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác”; rồi từ vùng tranh chấp sẽ trở thành vùng hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc../.

  
25 tháng 5 2022

Refer

- Điều kiện phát triển: + Khoáng sản có trữ lượng lớn, tập trung trên các đảo thuộc Thái Bình Dương (bôxit, niken, sắt, than đá, dầu mỏ, khí đốt, vàng, uranium,...). + Các đảo san hô có nhiều phốt phát, nhiều bãi biển đẹp, đại dương bao quanh nhiều hải sản.

25 tháng 5 2022

TK

Khoáng sản có trữ lượng lớn, tập trung trên các đảo thuộc Thái Bình Dương (bôxit, niken, sắt, than đá, dầu mỏ, khí đốt, vàng, uranium,...). + Các đảo san hô có nhiều phốt phát, nhiều bãi biển đẹp, đại dương bao quanh nhiều hải sản.

4 tháng 5 2016
Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

-Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3

- Châu Nam Cực chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .

Câu 2: Sự phân bố và đặc điểm các kiểu khí hậu của Châu Âu:

_ Vùng ven biển tây âu và phía tây của bắc âu khí hậu ôn đớihải dương 
_ Vùng ven biển địa trung hải từ bồi đào nha sang tận hi lạp khí hậu địa trung hải 
_ Toàn bộ vùng trungvà đông âu phia đông dãy xcan-đi-na-vi : khí hậu địa trung hải 
_ Vùng phía bắc của châu âu có một bộ phận nhỏ nằm trong vòng cực khí hậu hàn đới 

Câu 3: 

- Các nước Bắc Âu nổi tiếng về phát triển kinh tế bền vững, vì biết khai thác hợp lí để bảo vệ nguồn lợi mà vẫn bảo vệ tốt nôi trường thiên nhiên

24 tháng 5 2022

+ Các đảo san hô có nhiều phốt phát, nhiều bãi biển đẹp, đại dương bao quanh nhiều hải sản.

+ Khoáng sản có trữ lượng lớn, tập trung trên các đảo thuộc Thái Bình Dương 

hong cần tặng a đâu e :>

24 tháng 5 2022

phát triển

8 tháng 1
Hiện tại, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Dưới đây là một số hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế của từng quốc gia:
1. Trung Quốc:
- Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đất nước này đã chuyển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và dịch vụ.
- Trung Quốc có một ngành công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và dệt may.
- Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ thương mại mạnh mẽ, với việc trao đổi hàng hóa và đầu tư.
2. Nhật Bản:
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và là quốc gia có mức sống cao.
- Nhật Bản có một ngành công nghiệp công nghệ cao và là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, ô tô, điện tử và máy móc.
- Nền kinh tế Nhật Bản cũng dựa vào xuất khẩu, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Nhật Bản có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, công nghệ và văn hóa.
3. Hàn Quốc:
- Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Hàn Quốc có một ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và công nghệ thông tin.
- Hàn Quốc cũng là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Hàn Quốc có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, văn hóa và giáo dục.
Tổng quan, cả ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam. Việt Nam đã hưởng lợi từ việc hợp tác kinh tế với các quốc gia này, đồng thời cũng đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ ba quốc gia này. 
2 tháng 5 2022

4.

⇒Hình thức tổ chức và đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu

→Hình thức tổ chức : Sản xuất tổ chức theo các hộ gia đình hoặc các trang trại. Các hộ gia đình tiến hành sản xuất theo hướng đa canh và mỗi trang trại là 1 xí nghiệp

→Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu

- Quy mô sản xuát nông nghiệp các quốc gia Châu Âu thường không lớn

-Có nền thâm canh phát triển ở trình độ cao .

-Chăn nuôi có tủ trọng cao hơn trồng trọt

⇒Nguyên nhân thúc đẩy nền nông nghiệp Châu Âu đạt hiệu quả kinh tế cao

→Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật tiên tiến và gắn chặt với công nghiệp chế biến nên sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

5.Lĩnh vực dịch vụ ở châu Âu phát triển rất đa dạng: - Hoạt động dịch vụ thâm nhập vào và phục vụ sự phát triển của mọi ngành kinh tế. - Hoạt động dịch vụ đa dạng: giao thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương mại,... + Tập trung các trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại hàng đầu thế giới.

16 tháng 11 2019

- Phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước

- Ô-xtray-lia và Niu-di-len có nền kinh tế phát triển ( tên một số mặt hàng nổi tiếng và một số ngành công nghiệp nổi tiếng )

- Các nước còn lại đang phát triển . Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản đề xuất khẩu và du lịch

- Các mặt hàng xuất khẩu chính : khoáng sản ( than đá , dầu mỏ , vàng , sắt ...) ; nông sản ( chuối , vani , cà phê , cacao ...) ; hải sản ( cá ngừ , ngọc trai ) ; gỗ

8 tháng 11 2019

làm gái ngành trai bao