Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khái niệm của khoan dung?
Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
Ý nghĩa của khoan dung?
Khoan dung là đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung mà cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên thân ái và dễ chịu.
Chúng ta nên làm gì để thể hiện sự khoan dung của ta?
Chúng ta hãy sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử 1 cách chân thành, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
Khái niệm của đoàn kết, tương trợ?
Đoàn kết, tương trợ là thông cảm, sẽ chia và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn
Đoàn kết tương trợ là 1 truyền thống quý báu của dân tộc.
Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ?
Đoàn kết, tương trợ sẽ giúpta có sức mạnh vượt qua khó khăn.
Sống đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta hòa nhập vs mọi người xung quanh và sẽ được m.n xung quanh yêu quý, kính trọng.
Phần học bài 1. Còn tiếp =>
Vì dài quá chia ra nhé!
Tìm 1 mẫu truyện về lòng yêu thương con người.
Một buổi sáng Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhò, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn: - Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về. Bà hàng phở nhìn nó rồi lại cụp đầu xuống. Tưởng bà không nghe, nó nói càng to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả: - Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán? Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày. Mẹ nó đang bệnh... . .
Tìm vài câu thành ngữ tục ngữ nói về lòng tôn sư trọng đạo, khoan dung và đoàn kết tương trợ.
1. Tôn sư trọng đạo:
- Ân nghĩa trả đền
2. Đoàn kết, tương trợ
- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
3. Khoan dung:
- Đánh kẻ lạc đi, ko ai đánh người chạy lại
Ca dao tục ngữ :
a) Tự trọng
TỤC NGỮ
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
- Danh dự quý hơn tiền bạc.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Được tiếng còn hơn được miếng.
- Ăn một miếng tiếng một đời.
- Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
- Người chết nết còn.
- Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Chết đứng hơn sống quỳ.
CA DAO
- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
b) Tôn sư trọng đạo
- Sư vi phụ.
- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Có thờ thầy mới được làm thầy.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dót.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mầy làm nên
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế nầy
Cơm cha, áo me, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Yêu kính thầy mới được làm thầy
Những phường bội bạc sau này ra chi.
- Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi,
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
- Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên !
c) Đoàn kết tương trợ
- Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.- Cả bè hơn cây nứa.
- Chết cả đống còn hơn sống một người.
- Chung lưng đấu cật.
- Một hòn chẳng đắp nên non
Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.
- Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
- Dân ta nhớ một chữ đồng :
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
- Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Lá lành đùm lá rách.
- Miếng khi đói bằng gói khi no.
Anh em như thể tay chân
- Lá lành đùm lá rách
- Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại thành hòn núi cao
- Giọt máu đào hơn ao nước lã
- Huynh đệ tương phùng
- Thương người như thể thương thân
-Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng
- Con chim khôn cả đàn cùng khônCon chim dại cả đàn cùng dại
- Chim khôn đậu mái nhà quanTrai khôn tìm vợ gái ngoan tìm chồng
- Thương nhau chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng 2)Tình huống :a) Tôn sư trọng đạo Lan là 1 h/s lớp 7 , trong 1 lần đi chợ Lan gặp cô giáo dạy mk hồi lớp 1 . Lan đã giả vờ như k quen biết cô rồi rẽ sang 1 ngã khác đi để tránh gặp mặt cô .- Cách sử lí : Đứng lại nghiêm trang chào hỏi cô giáo . Vì đó là cách ững sử thể hiện sự tôn sư trọng đạo .b) Đoàn Kết tương trợHôm nay lớp 7A phải lao động chiều , phần đất lao động nhiều rễ cây chằng chịt và nhiều cỏ mà lớp 7A lại nhiều h/s nữ nên việc làm rất khó khăn mà lớp 7B cx lao động nhưng họ đã làm xong nhanh chóng và ngồi nghỉ ngơi cười đùa trong khi lớp 7A đg vất vả lm việc .- Cách sử lí : Kêu gọi mọi người lp 7B giúp lp 7A để thể hiện lòng đoàn kết , tương trợc) tự trọng . Nhiều người trong xã hội ỷ có quyền thế mà tham ô tiền của của nông dân .- cách sử lí : k nên tham ô vì đó là 1 hành vi xấu xa và k có long tự trọng Chúc bn hok tốt ! ( k chắc phần 2 đúng âu nha )
- Tôn sư trọng đạo:
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
.+ Thầy cô như thể cha mẹ,
Kính yêu, chăm sóc, mới là trò ngoan.
+ Muốn sang phải bắt cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy,
Gắng công mà học, có ngày thành danh.
- Tự trọng:
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Chết vinh còn hơn sống nhục.
+Chết đứng còn hơn sống quỳ.
+ Giấy rách phải giữ lầy lề.
+ Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Đoàn kết, tương trợ:
+ Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
+ Lá lành đùm lá rách.
+ Thương người như thể thương thân.
+ Dân ta nhớ một chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
C1:
+ Về cử chỉ hành động
+ Lời nói
+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh
+ Không đùa đòi
Là học sinh:
+ Trang phục đúng quy định
+ Giúp đỡ các bạn khác
+ sống đúng với hoàn cảnh
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành lòng tự trọng của trẻ: trẻ được khen thưởng; được lắng nghe; được người khác tôn trọng khi giao tiếp trò chuyện; sự quan tâm, âu yếm của gia đình, và thành công trong học tập hay vui chơi thể thao. Một yếu tố không thể thiếu là đó là một người bạn đáng tin cậy.
Mình không rõ lắm.
- Sống giản dị thì khó lắm.
- Trung thưc:
+ Tập nếp sống trung thực với bản thân và với người khác.
+ Không nói dối.
+ Tôn trọng sự thật.
- Tự trọng: Khó lắm.
- Đạo đức và kỉ luật:
+ Đặt mình trong một khuôn khổ rèn luyện.
- Yêu thương con người:
+ Chú ý và quan tâm đến người khác.
- Tôn sự trọng đạo:
+ Yêu mến thầy cô.
+ Kính trọng thầy cô.
+ Học tập tốt.
- Đoàn kết tương trợ: Khó lắm.
- Khoan dung:
+ Có lòng thương người, thương vật.
câu 1:
sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
Ý nghĩa : sống giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
Câu 2:
Trung thực Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Phải sống trung thực vì sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu kính trọng
Về bản thân em, em luôn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm, không gian lận khi thi,...........
Câu 3:
tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều trỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
ý nghĩa của tự trọng trong cuộc sống: Giúp chúng ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
Câu 4:
yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.
Biểu hiện tốt:Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia,........
Biểu hiện chưa tốt: không biết tha thứ, hy sinh cho mọi người,.........
Câu 5:
Đoàn kết tương trợ, chia sẻ và có những việc làm cụ thể để giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
VD: các bạn lớp 7A giúp đỡ các bạn lớp 7B lao động,....
ý nghĩa: giúp chúng ta có thêm sức mạnh khi gặp khó khăn
câu 6:
khoan dung là rộng lòng tha thứ
Ý nghĩa: khoan dung là một đức tính quý báu của con người.Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy và có nhiều bạn tốt.Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và con người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu
câu 7:
gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ của công dân
Ảnh hưởng: giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống,.....
Câu 8:
tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành độngmột cách chắc chắn, không hoang mang dao động.
bản thân em luôn chủ động, tự giác học tập, làm việc nhà; luôn tham gia các hoạt động tập thể,.........
Câu 9:
yêu thương con người:
- Thương người như thể thương thân.
- người dưng có ngãi thì đãi người dưng
anh em không ngaic thì đừng anh em
- tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông
khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em
đoàn kết tượng trợ:
- chung lưng đấu cật
- cả bè hơn cây nứa
- là lành đùm lá rách
tự trọng:
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Quân tử nhất ngôn.
tự tin:
- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
trung thực:
- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.
1. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: Không xa hoa lãng phí; không cầu kì, kiểu cách.
Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
2. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
Khi có lỗi thì dũng cảm nhận lỗi
3. Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
4. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Tốt: Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
Xấu: Coi thường những người gắp khó khăn, hoạn nạn
5. Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, sẻ chia và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn
Tập thể lớp cùng nhau đoàn kết trong buổi lao động của trường
Đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua được khó khăn.
6. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ.
Người có lòng khoan dung luôn được người khác tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và biết sử chữa lỗi lầm.
7. Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; không đua đòi, ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
8. Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động kiên quyết, dám nghĩ, dám làm.
Bằng cách chủ động, tự giác học tập và tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta được củng cố và nâng cao. Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
câu 1:- Vấn đề an toàn giao thông ở địa phương em đc thực hiện khá tốt, tuy nhiên, có vài người dân,hoặc phần lớn là các bạn trẻ chưa thực hiện đúng luật ATGT.
- Vd : các bạn học sinh chưa đủ 18 tuổi nhưng đã biết và chạy xe honda ; chạy xe đạp điện, xe honda mà không đội mũ bảo hiểm...
Câu 2 : giản dị, trung thực,tự trọng đem lại cho em :
- Được bạn bè quý mến.
- Cuộc sống trở nên dễ dàng, an nhàn hơn.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.
Câu 3: Trong cuộc sống, chúng ta phải biết yêu thương con người. Không tình cảm nào quý hơn tình người. Có tình người, chúng ta mới có mối quan hệ tốt, tạo nên sự khắng khít, trân trọng giữa người với người. Tình người đã tạo nên biết bao câu chuyện đẹp trong đời sống. Ví dụ : các chiến sĩ công an giúp người dân chống lũ ở Quảng Ninh,...
Câu 4 : - Tôn sư: tôn trọng thầy cô.
- Trọng đạo : biết quý trọng đạo đức, lẽ phải.
Câu 5 : Ý nghĩa : đoàn kết, tương trợ tạo nên nguồn sức mạnh của tập thể. Ví dụ : cùng nhau hoàn thành 1 bài tập khó theo nhóm sẽ dễ hơn khi làm cá nhân,...
Câu 6 :- khoan dung nghĩa là sự tha thứ
-em đã từng tha thứ cho 1 bạn mượn rồi vô ý làm mất cây bút chì của em .
TK
“Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Lòng khoan dung là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình
Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trong đó: Tôn sư tức là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là với những thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình.
Tham khảo:
-Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
- Đoàn kết: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó. Đối lập với đoàn kết là chia rẽ. Ví dụ: Đoàn kết đánh giặc ngoại xâm.
- Tương trợ: Thông cảm, chia sẽ, giúp đỡ (Sức lực, tiền của). Tương trợ hay hỗ trợ, trợ giúp. Đối lập với tương trợ là ích kỉ. Ví dụ: Miễn tiền học cho học sinh nghèo.
- Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
– Tôn sư tức là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là với những thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình. Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy.