K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2017

Vì các cây cao thường là nơi sét đánh xuống. Không nên trú mưa dưới cây cao để tránh bị sét đánh => không gây thương tích.

16 tháng 4 2017

Vì trong cây có nhựa cây là chất dẫn điện nên khi mưa có thể sẽ có sét => cây bị xét đánh trúng=> nếu người đứng cạnh cây sẽ bị xét đánh trúng.

Vì trong thân cây có nhựa cây - là một chất dẫn điện, hơn nữa cây lại cao nên rất dễ bị sét đánh trúng. Người đứng dưới các cây cao khi bị sét đánh trúng cây cũng sẽ bị giật. Vậy nên không được tránh mưa dưới các cây cao.

28 tháng 1 2018

Vì trong cây có nhựa cây là chất dẫn điện nên khi mưa có thể sẽ có sét => cây bị xét đánh trúng=> nếu người đứng cạnh cây sẽ bị xét đánh trúng.

Chúc bạn học tốtbanhqua

20 tháng 12 2018

Trong các cơn dông thường xảy ra sét đánh gây nguy hiểm chết người. Hiện tượng sét này xảy ra là do các đám mây di chuyển nhanh và cọ xát vào nhau, cọ xát vào không khí trong thời gian dài nên các đám mây bị nhiễm điện mạnh. Khi các đám mây đến gần nhau hay tới gần các đỉnh núi, ngọn cây cao thì xảy ra hiện tượng phóng điện tạo thành các tia chớp, sét. Tại đó nhiệt độ rất cao, lớp không khí ở đó nóng và giãn nở nhanh tạo thành tiếng nổ gọi là sấm. Tia sét thường đánh vào các vật nhọn, nhô cao trên mặt đất như các cây cao, gò đất cao…. Vì vậy ta không nên trú dưới các gốc cây cổ thụ, gốc cây cao để tránh bị sét đánh gây nguy hiểm chết người

Câu 1. Trong kĩ thuật hiện đại, người ta dùng sơn tĩnh điện.              Làm như vậy có lợi gì so với sơn thường?Câu 2. Để nhận biết hai vật nhiễm điện cùng loại hay khác loại ta cần làm gì?Câu 3. Trong các cơn giông, ta không nên tránh mưa dưới các cây cao, tại sao?Câu 4. Dòng điện là gì?             Muốn cho bóng đèn điện sáng, bếp điện tỏa nhiệt, ti vi hoạt động thì cần...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong kĩ thuật hiện đại, người ta dùng sơn tĩnh điện. 

             Làm như vậy có lợi gì so với sơn thường?

Câu 2. Để nhận biết hai vật nhiễm điện cùng loại hay khác loại ta cần làm gì?

Câu 3. Trong các cơn giông, ta không nên tránh mưa dưới các cây cao, tại sao?

Câu 4. Dòng điện là gì? 

            Muốn cho bóng đèn điện sáng, bếp điện tỏa nhiệt, ti vi hoạt động thì cần có điều kiện gì?

Câu 5. Nguồn điện dùng để làm gì? Em hãy kể các  nguồn điện thường dùng trong gia đình?

Câu 6. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. 

             Hãy giải thích tác dụng của các tấm kim loại đó?

Câu 7. Vào buổi tối mùa đông, khi cởi áo len, áo dạ ta thường thấy áo dính vào lớp áo trong và tiếng nổ lép bép, nếu quan sát ở chỗ tối còn thấy có chớp sáng nhỏ. Hãy giải thích hiện tượng trên?

Câu 8. Điện tích của hạt nhân nguyên tử vàng là +79e. Hỏi:

a, Nguyên tử vàng có bao nhiêu êlectrôn xung quanh hạt nhân? Vì sao em biết điều đó?

b,Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2 êlectrôn nữa hoặc mất bớt 2 êlectrôn thì điện tích hạt nhân có thay đổi không? Vì sao?

Câu 9. Các bồn dùng chở xăng dầu thường có một sợi xích sắt nối từ bồn xuống đất. Dây xích bị kéo lê trên đường khi xe chạy. Làm như thế có tác dụng gì?

Câu 10. Khi:

a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.

b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.

             Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao?

Câu 11. Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? Vì sao

Câu 12. Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là ắc quy.

                                                                    

 

 

 

3
19 tháng 2 2021

CÂU 1|:Sơn tĩnh điện sẽ sử dụng phương pháp phủ một lớp sơn lên bề mặt của sản phẩm bằng một lực hút tĩnh điện khác hoàn toàn với phun sơn trực tiếp như với sơn thường. Nhờ đó mà bề mặt sơn được bóng đẹp hơn, cực kì tiết kiệm nguồn nguyên liệu.

CÂU 2:

Ta đưa hai vật nhiễm điện đó lạ gần nhau, có thể xảy ra 2 trường hợp sau :

TH1 : 2 vật hút nhau => 2 vật nhiễm điện khác loại.

TH2 : 2 vật đẩy nhau => 2 vật nhiễm điện cùng loại.

CÂU 3:Khi mưa giông, các đám mây ở gần mặt đất thường tích điện âm và mặt đất tich điện dương. Giữa đám mây và mặt đất có hiệu điện thế rất lớn. Những chỗ nhô cao trên mặt đất như gò hay ngọn cây là nơi có điện tích tập trung nhiều nên điện trường rất mạnh, dễ dàng có sự phóng tia lửa điện giữa dám mây và những chỗ đó gọi là sét.

CÂU 4:

dòng điện là các dòng electron dịch chuyển có hướng 

Muốn cho bóng đèn điện sáng, bếp điện tỏa nhiệt, ti vi hoạt động thì cần có điều kiện là phải có nguồn điện và dây dẫn 

CÂU 5: 

Nguồn điện là một thiết bị điện có khả năng cung cấp dòng điện lâu dài cho các thiết bị điện hoạt động.

-Một số nguồn điện trong cuộc sống:

+Các loại pin(pin nhiệt điện,pin quang điện,pin mặt trời)

+Các loại ắc qui(ắc qui axit,ắc qui kiềm)

+Máy phát điện(dinamo xe đạp,máy phát điện nhỏ ở xe máy,ô tô,....)

CÂU 6: Đáp án: Trong các xưởng dệt vải thường có các bụi vải bay lơ lửng trong không khí. ... Vì vậy mà người ta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch hơn.

CÂU 7: 

- Khi ta cử động cũng như cởi áo, do áo len(dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiểm điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các phần tử bị nhiểm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lữa điện là các chớp sáng li ti.

- Không khí khi đó bị giản nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ.

CÂU 8:Bài 1 : Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích +79 hỏi: a) Trong nguyên tử vàng có bao nhiêu êlectron bay xung quanh hạt nhân ? vì sao biết? Có 79 electron bay xung quanh hạt nhân. Do trong nguyên tử tổng các điện tích âm có trị số tuyệt đối bằng tổng các điện tích dương . b) Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2 êlectron nữa hoặc mất đi 2 êlectron thì điện tích của hạt nhân có thay đổi ko? Vì sao? Có thay đổi vì nếu nguyên tử nhận thêm 2 electron nữa thì nguyên tử (-), nếu nguyên tử mất bớt 2 electron đi thì nguyên tử (+).

CÂU 9:Khi xe chở xăng hoạt động trên đường, do ma sát giữa thùng chứa xăng và không khí làm thùng xăng bị nhiễm điện. Nếu lượng tích điện quá lớn sẽ gây ra cháy; vì vậy thùng xăng có sợi dây xích kéo lê trên mặt đất để trung hòa lượng điện tích đã bám vào thùng xăng tránh được hiện tượng gây cháy

CAU 10 

a) Hai mảnh nilon sau khi cọ xát sẽ đẩy nhau vì hai vật này mang điện tích giống nhau thì hai vật này sẽ đẩy nhau

b) Thanh thủy tinh và thanh nhựa sau kkhi cọ xát thì hai vật này sẽ hút nhau vì thanh thủy tinh mang điện tích dương và thanh nhựa mang điện tích âm mà hai vật mang điện tích khác nhau sẽ hút nhau

CÂU 11: Khi cọ xát một thước nhựa vào một mảnh lên thì thước nhựa mang điện tích âm. Mảnh len có nhiễm điện và mang điện tích dương. Vì khi cọ xát electron đã dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa nên thước nhựa nhận e thì mang điện tích âm, mảnh len mất e thì mang điện âm. Vậy điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa

CÂU 12:Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquyDụng cụ điện sử dụng nguồn điện là acquy: xe máy, xe ô tô, đèn thắp sáng.

XONG 

TICK TUI NHAAAA!!!hiha

19 tháng 2 2021

MỆT VÃI

NGỒI COPY VỚI DÁN VÀO HẾT NỬA TIẾNGkhocroi

NHỚ TIK NHÁ!!!

18 tháng 3 2022

refer

- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. - Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô gây nên sự cọ xát làm cho chúng nhiễm điện.  thế chúng hút các hạt bụi vải lại nên ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng.  

 Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. - Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô gây nên sự cọ xát làm cho chúng nhiễm điện. Vì thế chúng hút các hạt bụi vải lại nên ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng.  

27 tháng 7 2017

Vào những ngày trời nắng, mặt trời là nguồn sáng. Cây và lá cây đóng vai trò là vật chắn sáng, trên mặt đất (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối. Các tia sáng mặt trời bị chắn lại bởi thân, cành và lá cây, tạo ra bóng đen trên mặt đất gọi là bóng râm

20 tháng 12 2020

1 . Vì khi ta nhắm mắt thì không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta nên ta không thấ ánh sàng của đèn.

2 . Khi cắm ta cắm từng cây một sao cho mỗi lần cắm xong, ta đặt mắt thẳng trước 3 cây kim và ngắm.

+ Nếu hình ảnh cây kim thứ nhất che khuất hình ảnh  của cây kim thứ hai và thứ ba => Thì 3 cây kim đã thẳng hàng với nhau (Vì khi đó ánh sáng từ cây kim thứ hai và thứ ba bị cây thứ nhất che khuất và không truyền được tới mắt ta)

3 . Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước và cùng vị trí đặt mắt nên khi đặt gương ở các đoạn ường khuất khỉu sẽ giúp người lái xe dễ quan sát xe ngược chiều, giảm tốc độ và tránh gây ra tai nạn.

27 tháng 6 2016

vì ban đêm trời không mưa sẽ có nhiều sao và trăng sáng nên ánh sáng do đèn xe ô tô phát ra hòa vào các ánh sáng kia làm cho ta không nhìn rõ ánh sáng từ đèn xe ô tô , ban đêm khi trời mưa thì bầu trời sẽ tối đen không có sao ,mặt trăng bị mây đen bao phủ ,nên lúc đó trời sẽ rất tối và ánh sáng của đèn do xe ô tô phát ra khi chạy trên đường sẽ truyền vào mắt ta ,khi đó ta sẽ nhận biết được ánh sáng rõ hơn so với lúc rời không mưa.
 

4 tháng 12 2016

Không mưa: nhiều sao và trăng sáng nên đèn do xe ô tô phát ra hòa vào ánh sáng kia làm cho ta không nhìn rõ ánh đèn từ xe ô tô

Mưa: trời tối đen không trăng cũng không sao, ánh sáng từ đèn xe ô tô truyền vào mắt ta, lúc đó ta nhìn thấy rõ hơn lúc không mưa

Câu 1 : Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng từ vật đó chiếu đến mắt ta 

Câu 2 : Ta nhìn thấy vật màu đen vì nó được nằm bên cạnh những vật sáng, nó nổi bẩt lên nên ta có thể nhìn thấy chúng.

Câu 3 : Vào những ngày trời nắng to, mặt trời là nguồn sáng hẹp, các tia sáng đến mặt đất được coi là song song, và có cường độ lớn, nên khi có vật chắn sáng, sẽ tạo ra bóng đen trên mặt đất (bóng người, bóng cây)

Câu 4 : Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

+ Đứng ở vùng bóng tối ta không nhìn thấy mặt trời nên quan sát được nhật thực toàn phần.

+ Đứng ở vùng bóng nủa tối ta nhìn thấy một phần mặt trời nên quan sát được nhật thực một phần.

Nguyệt thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, trái đất ở giữa thì trên mặt trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối

Câu 5 : mặt đường (nhất là đường nhựa) hấp thụ ánh sáng mặt trời mạnh nên rất nóng. Lượng nhiệt này sau đó bức xạ trở lại làm nóng những lớp không khí trên mặt đường. 

Lớp không khí càng gần mặt đường càng bị đốt nóng và sẽ bị giãn nở, chiết suất giảm. Vì vậy, tia sáng từ một vật thể ở xa như ôtô, xe máy sẽ bị khúc xạ nhiều lần qua những lớp không khí có chiết suất khác nhau và có xu hướng bẻ cong thoai thoải xuống mặt đường. Đến một lúc góc tới của tia sáng vượt qua giá trị của góc khúc xạ tới hạn sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Lúc này tia sáng bị phản xạ lên phía trên và truyền đến mắt, khiến chúng ta thấy bóng lờ mờ của vật thể phía trước thấp thoáng trên mặt đường. Cùng với đó là hiện tượng đối lưu không khí làm chúng ta có cảm giác như ở phía trước có vũng nước và hình ảnh dao động thấp thoáng.