K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong Lá thư cuối cùng của mẹ tôi, nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết những dòng sau: "Trường học là một bà mẹ hiền En-ri-cô ạ. Trường học đã nhận con từ hai tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con, con không bao giờ được quên nhà trường. Sau này khi con đã thành người lớn, con sẽ đi vòng quanh...
Đọc tiếp

Trong Lá thư cuối cùng của mẹ tôi, nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết những dòng sau:

"Trường học là một bà mẹ hiền En-ri-cô ạ. Trường học đã nhận con từ hai tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con, con không bao giờ được quên nhà trường. Sau này khi con đã thành người lớn, con sẽ đi vòng quanh thế giới, sẽ thấy những đô thị mênh mông và những lâu đài tráng lệ nhưng con sẽ nhớ mãi mãi ngôi nhà quét vôi trắng bình thường ấy với những cửa chớp đóng kín, khu vườn rợp bóng cây, đó là nơi đã nảy nở đóa hoa đầu tiên của trí tuệ con. Con sẽ nhìn thấy ngôi trường ấy cho mãi đến ngày cuối cùng của đời con."

(Những tấm lòng cao cả - NXB Văn học)

Từ những dòng thư trên, em hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) để bày tỏ suy nghĩ về mái trường nơi em đã gắn bó một phần cuộc đời mình.

3
16 tháng 6 2021

Con người ta sẽ có những lúc tìm thấy cho mình một điều gì đó mà tác động và ảnh hưởng đến bản thân một cách tích cực, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta, và với tôi, đó chính là hai chữ “Mái trường”. “Mái trường” trong bạn là gì? Còn mái trường trong tôi đó là nơi đã đem lại cho tôi biết bao kiến thức, giá trị sâu sắc về đời sống, dạy tôi những bài học làm người, đó cũng là nơi lưu giữ biết bao những kỷ niệm thân thương và đáng nhớ nhất của tuổi học trò, cái lứa tuổi đẹp nhất của đời người mà không thể phai mờ. Phải chăng, với ai cũng vậy, ai cũng sẽ bỡ ngỡ, lạ lẫm khi lần đầu bước vào cái thế giới mộng mơ và đầy tri thức ấy phải không? Tôi cũng vậy, tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên, được mẹ nắm lấy bàn tay, đi qua cánh cổng trường, nhìn thấy biết bao gương mặt xa lạ , ngại ngùng trước nụ cười thắm thiết của cô giáo thân yêu và một áp lực nhỏ khi bước vào lớp học trang nghiêm. Ngày đầu tiên đi học của tôi cứ thế mà trôi qua trong cái cảm giác hồi hộp mà lo lắng vậy, để rồi sau này, từng ngày trôi qua cũng giống như những trang giấy vẽ mà đầy màu sắc , đầy hình ảnh. Cuốn sách học trò ấy của tôi vào cái ngày mà bước đến trang cuối cùng, đó cũng là lúc mà một đứa trẻ ngây thơ đã trưởng thành biết bao nhiêu thoe dòng chạy của bánh xe thời gian. Tôi nhận ra, một phần cuộc đời này của mình thì ra đã gắn với hai từ “mái trường” lâu đến vậy. Dường như, đó là cái thế giới mà đôi khi con người ta chưa hẳn đã muốn bước vào bởi sự gò bó hay kỷ luật nhưng lại không nỡ bước ra khi phải rời xa thầy cô, bạn bè, rời xa cái môi trường đã cho ta biết bao kiến thức. N.Mandela đã từng nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”, và trường học, theo một khía cạnh nào đó, chính là nơi sản sinh ra thứ vũ khí uy lực ấy. Sau này, khi con người ta trưởng thành, đạt được những thành công nhất định, hãy đừng bao giờ quên đi cội nguồn đã cho ta những hành trang để ta đi đến được cái đích ấy. Mái trường có thể không bao la tình yêu thương của gia đình, người thân, nhưng nó lại cho ta những niềm vui, kỷ niệm, dạy ta cách sống và hơn hết là tri thức. Mái trường trong cuộc đời của mỗi người sẽ được định nghĩa khác nhau nhưng đều giống nhau ở cách ta tiếp thu được bao kinh nhiệm, bài học đáng quý. Ngôi trường thân yêu của tôi, đã sắp đến lúc tôi phải xa nơi đây rồi, cũng sắp đến lúc tôi phải cởi lớp áo chắn mà gia đình và nhà trường đã khoác cho mình, để tiếp tục vững bước trên con đường tương lai của chính tôi sau này, không còn là một sự bảo bọc nữa mà phải cất cao đôi cánh của chính bạn để bay xa hơn về những chân trời kia, để trở thành một con người mà mái trường của bạn có thể tự hào. Trường học, một ký ức đẹp mà không bao giờ có thể phai nhòa.

28 tháng 12 2021

1. Mở bài:

Bức thư mẹ En-ri-cô gửi cho con đã khẳng định vai trò to lớn của trường học đối với mỗi con người. Đó là, cái nôi nuôi dưỡng cho mỗi chúng ta khôn lớn trưởng thành.

2. Thân bài:

a. Vai trò của trường học đối với con người:

+ Đem lại sự khỏe mạnh, rèn luyện thân thể cho mỗi chúng ta.

+ Giáo dục đạo đức cho mỗi con người, để chúng ta trở thành người tốt.

+ Đem lại tri thức, để chúng ta trở thành con người có ích.

+ Trường học là nơi lưu giữ những kỉ niệm êm đềm, đẹp đẽ của tuổi thơ mỗi người.

b. Là một học sinh cần phải làm gì ở nhà trường:

+ Cần xác định mục tiêu học tập đúng đắn, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu đã đề ra.

+ Kết hợp hài hòa giữa học và chơi.

+ Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, sức khỏe.

+ Thân thiện, hòa đồng với bạn bè.

c. Liên hệ bản thân: Em đã nhận được những gì từ nhà trường trong suốt những năm học vừa qua.

3. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa nghị luận.

Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí...
Đọc tiếp

Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:
"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...
1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí giải lí do nào khiến anh không nghĩ như vậy nữa?
2. "Trong cái lặng im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
a. Họ là những ai ? Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm của mình ?
b. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ chủ đề: Ở Sa Pa luôn có những con người miệt mài làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ).
3. Cuộc sống của "anh" trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" gợi em liên tưởng tới nhân vật nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn?

1
27 tháng 6 2018

1. Nghề này là nghề làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu mà anh đang làm. Lí do khiến anh không nghĩ vậy nữa vì anh thấy có sự gắn bó giữa công việc của mình với bao nhiêu anh em đồng chí dưới xuôi, đồng thời công việc cũng chính là một người bạn, làm cho anh không cảm thấy cô đơn.

2. a. Họ là những người ngày đêm thầm lặng cống hiến như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét... Tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình hàm ý đó không chỉ là một con người cụ thể mà đặt tên dựa trên nghề nghiệp và giới tính đẻ lấy họ làm đại diện cho những con người đang lặng thầm cống hiến nói chung.

Viết đoạn văn rõ chú thích nhé em.

3. Cuộc sống của anh thanh niên khiến em liên tưởng tới nhân vật Rô-bin-xơn trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô) cũng từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn. 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c) Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,… là nhận xét của người nào, về ai?

1
10 tháng 7 2019

- Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy…” là lời nhận xét, đánh giá của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.

  Cuộc Đời Má Tôi - Chap 3Thời gian thấm thoắt trôi, rồi đến lúc tôi cũng phải xa má, xa quê vào thành phố để học. Mặc dù thấy má vui nhưng tôi biết má rất buồn, phải xa đứa con trai duy nhất của mình, đứa con mà vì nó má đã khổ sở thật nhiều, má đành cố giấu nỗi buồn để con mình yên lòng ra đi. Rồi ngày đi cũng sắp đến, tôi cố làm những việc sau cùng, viếng mộ ông bà, rồi...
Đọc tiếp

  Cuộc Đời Má Tôi - Chap 3

Thời gian thấm thoắt trôi, rồi đến lúc tôi cũng phải xa má, xa quê vào thành phố để học. Mặc dù thấy má vui nhưng tôi biết má rất buồn, phải xa đứa con trai duy nhất của mình, đứa con mà vì nó má đã khổ sở thật nhiều, má đành cố giấu nỗi buồn để con mình yên lòng ra đi. Rồi ngày đi cũng sắp đến, tôi cố làm những việc sau cùng, viếng mộ ông bà, rồi đi thăm các gia đình bà con nội ngoại để chuẩn bị cho một chuyến đi dài. Tôi đã tự hứa rằng nếu không có chuyện gì thì 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn thế, chừng nào tôi thành đạt, tôi sẽ trở về quê sống với má như những ngày trầm lặng đã qua, đó là ước mơ cuối cùng của cuộc đời tôi. Tôi rời quê trên một chiếc xe đò cũ, trong tôi biết bao kỉ niệm tràn về, khó tả…Những giọt nước mặn chát bất thần lăn trên đôi má khi xe qua đèo, những tưởng rằng sờn cảnh nghèo khổ tôi đã quên khóc như thế nào rồi chứ, sao hôm nay lạ vậy. Chiếc xe ì ạch, chậm chạp bò lên đỉnh đèo, hai bên toàn lâu sậy, chỉ còn vài tia sáng yếu ớt trên bầu trời đang đổ mưa phùn, trước cảnh vật như thế tôi không cầm được lòng mình nên đã vô tình làm rơi những giọt tâm trạng…

 

3
22 tháng 7 2018

Rất hay và miêu tả sâu sắc .

22 tháng 7 2018

hay lắm bn ạ

ra tiếp ik nhé

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d*) Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

1
2 tháng 5 2018

- Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết, biết hết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật:

Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, có thể nhận xét: Người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật...

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b) Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? (Gợi ý: Có phải là một trong các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó?) Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? (Gợi ý: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?…)

1
16 tháng 3 2017

- Người kể là người giấu mặt, không phải là nhân vật trong truyện kể