K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài biển đẹp :Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mân bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu :...
Đọc tiếp

Bài biển đẹp :Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mân bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu
: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, … Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khoẻ nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.
Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.
Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng, như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên trên biển múa vui.
Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ, … Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ai cũng chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nêKhoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Buổi chiều khi gió đông bắc vừa dừng, nước biển có màu sắc như thế nào?
A. Màu đỏ đục B. Màu hồng
C. Màu xanh D. Màu vàng
2. Những từ ngữ nào cho ta thấy biển giống như một con người?
A. Bốc hơi nước, óng ánh đủ màu.
B. Buồn vui, lạnh lùng.
C. Vỗ đều đều, rì rầm.
D. Dâng cao lên, chắc nịch.
3. Tác giả miêu tả màu nước biển thay đổi theo thời điểm nào trong ngày?
A. Sáng sớm B. Xế trưa
C. Chiều tàn D. Cả ba thời điểm nêu trên
4. Trong câu: “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng”. Chủ ngữ là:
A. Như một co người biết buồn vui
B. Con người
C. Biển
D. Một con người
5. Bài văn giúp em cảm nhận được điều gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………..

6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?
A. xanh biếc, tím phớt, hồng
B. lặng, đỏ đục, đầy
C. xanh biếc, xám xịt, múa lượn
D. đục ngầu, ánh sáng, giận dữ
7. Để liên kết các từ ngữ, các câu trong đọan văn cuối “Biển nhiều khi rất đẹp….do mây, trời và ánh sáng tạo nên…”. Tác giả đã dùng mấy quan hệ từ?
A. Một quan hệ từ (Đó là từ : như)
B. Hai quan hệ từ (Đó là các từ : như, và)
C. Ba quan hệ từ (Đó là các từ : như, nhưng, và)
D. Bốn quan hệ từ (Đó là các từ : như, nhưng, của, và )
8. Tìm 4 từ trái nghĩa với từ: “ khổng lồ”. Đặt câu có 1 từ vừa tìm được.
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
giúp mk với 

1
30 tháng 12 2023

dài quá mình rối hết mắt luôn

bạn cũng có thễ động não suy nghĩ vì đề này ko hề khó

1 tháng 6 2021

THAM KHẢO :

Nhìn cảnh biển vào buổi sáng mới thấy dược vẻ đẹp diệu kì của biển.
Mặt trời lên cũng là lúc một vệt hồng rạng ở chân trời, lớn dần cho đến khi rải thành một con dường hồng thắm từ chân trời đến nơi em đứng. Sóng biển lấp lánh những chiếc vẩy màu hồng, càng xa càng nhạt dần. Rồi như trong phép lạ, mặt trời tròn, to và đỏ nhoi lên khỏi biển, oai vệ ngắm nhìn bốn phía. Mọi thứ trên biển, trên đất: những ngôi nhà, những rặng cây, những mặt người, đều tắm màu hồng càng loãng dần rồi nhường chỗ cho một màu chói sáng, lấp lánh. Khi ấy mặt biển đầy những mảnh sáng, nhìn vào đã muốn nhức mắt.
Biển đã thức dậy, càng lúc càng xanh thăm thẳm. Ở phía xa, biển như một tấm thảm xanh mịn, phập phồng lên xuống. Như tiệp với chân trời, những con thuyền in rõ hình những cánh buồm trắng chậm chạp di chuyển.
Gần bờ, biển càng nhấp nhô sóng lượn. Kìa, một lớp sóng bỗng rướn cao lên, hăm hở tiến nhanh vào bờ, nó vỗ một cái thật mạnh vào bãi cát rồi từ từ rút xuống. Trong khi một lớp sóng khác từ ngoài đã tiến vào, chồm lên lớp sóng trước, chúng gặp nhau, cùng nhảy lên thật cao, làm tung tóe lên trời những vòi nước nhỏ, đầy bọt trắng xóa, cùng với những tiếng gầm gào cuồng nhiệt.

1 tháng 6 2021

thanks bạn nhiều

“Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mớihiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bayxuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diềutuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi”.(Cánh diều tuổi thơ – Theo Tạ Duy Anh) -Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ...
Đọc tiếp

“Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới
hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay
xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều
tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi”.

(Cánh diều tuổi thơ – Theo Tạ Duy Anh)
 -Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình. Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh như thế có gì hay?
câu 2:
"Một cơn mưa phùn buổi đầu xuân hay một trận mưa rào ngày mùa hạ đều có thể mang đến cho thiên nhiên một nét đẹp riêng, quyến rũ."
-Em hãy tả lại một cảnh đẹp của thành phố quê hương em trong hoặc sau cơn mưa đó.
Giúp mình nha

1

Tham khảo :

Câu 1 :

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình.Các từ ngữ " cháy lên "," cháy mãi "," khát vọng "," ngửa cổ "," tha thiết "," cầu xin "," khát khao "...cùng với hình ảnh " một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời "  và  " cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao " đã cộng hưởng nhằm nhấn mạnh niềm hi vọng thiết tha,ước mơ,khát khao cháy bỏng của tác giả trong thời thiếu niên.

Câu 2 :

Quê em là vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Những cơn mưa đầu hè luôn mang lại sự tươi mát cho quê em. Chiều qua cũng có một cơn mưa như vậy.

Trời đang nắng to, khí trời thật ủ dột, oi bức, không có tới một cơn gió nào thổi qua cả. Cây cối đứng im lìm. Nắng như cái lò "bát quái" phả xuống mặt đất. Hàng chuối xơ xác đứng rủ lá. Chú chó nhà em nằm dài ngoài hiên, thè cái lưỡi ra thở hừng hực vì không chịu được nóng.

Bỗng nhiên trời đang nắng đó mà tối sầm ngay lại. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất. Thấy vậy lũ gà nháo nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Từ phía xa xa, em đã nghe thấy tiếng gió rào rào chạy lại. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến. Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín đen cả một góc trời. Gió mỗi lúc một giật mạnh, bốc từng đám cát bụi mù mịt như táp vào mặt người đi đường ran rát. Trên đường, người mỗi lúc một thưa dần. Ai cũng cố đạp thật nhanh để về nhà cho kịp khỏi ướt.

Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên mái tôn. Tiếng mưa loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối…

Lúc đầu, ngoài trời chỉ một vài hạt lách tách, càng về sau mưa càng to. Nước như thể có bao nhiêu trên trời là đổ xuống hết cả. Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió. Hàng cau nghiêng ngả như người say rượu. Ngoài vườn, những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con mối bị vỡ tổ. Trên đường, lũ trẻ thi nhau đuổi chạy tắm mưa. Hai bên đường, loáng thoáng bóng người trú mưa. Chỉ một lúc sau, sân nhà em đã lưng nước.

 

Thế nhưng, chỉ một lát sau mưa đã tạnh dần. Lũ gà chạy ra kiếm mồi. Trời rạng dần. Những chú chim lại bay ra hót ríu ran. Bầu trời như cao và xanh hơn. Ông mặt trời ló ra, chói lọi trên vòm lá bưởi lấp lánh.

Mưa đã ngớt nhưng nước vẫn chảy từ mái nhà xuống ồ ồ. Những rạch nước nhỏ lênh láng trên khoảng vườn. Hết mưa rồi. Mọi người lại vội vàng đổ ra đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Cơn mưa chiều qua đã làm cho đất trời quê em thêm sức sống mới. Nhờ cơn mưa này, lúa thêm tươi tốt. Em thầm nghĩ chắc năm nay quê mình lúa được mùa lắm đây.

19 tháng 4 2022

1 năm r=))

 

Bài văn giúp người đọc thấy được màu sắc của biển:)

19 tháng 6 2021

giúp mình với

19 tháng 6 2021

Biển rất đẹp. Buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những chiếc buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.”

19 tháng 6 2021

“Biển rất đẹp. Buổi sáng nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những chiếc buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.”

I/ Đọc thầm bài:                      MỘT VIỆC NHỎ THÔI          Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây dựng những tòa lâu đài trên cát. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.          Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc...
Đọc tiếp

I/ Đọc thầm bài:                      MỘT VIỆC NHỎ THÔI

          Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây dựng những tòa lâu đài trên cát. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.
          Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn quanh rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
           Hai vợ chồng không hẹn mà vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa bà cụ khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chỗ khác kiếm ăn.
            Bà cụ không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bờ biển.
           Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ .... sững sờ. Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván.
         Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe : “Ồ tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi.”
          Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống.

                                                                                                 MAI VĂN KHÔI (sưu tầm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Khi mới xuất hiện trên bãi biển, bố mẹ những đứa trẻ nhìn thấy bà cụ già đang làm gì?

a.      Miệng lẩm nhẩm điều gì đó.

b.     Mắt nhìn quanh dáo dác

c.      Thỉnh thoảng cúi nhặt vật gì đó bỏ vào cái túi cũ mang theo.

d.     Lừ lừ đi về phía bọn trẻ.

e.      Nhìn những đứa trẻ và mỉm cười với chúng.

Câu 2: Vì sao bố mẹ hai đứa trẻ muốn các con mình tránh xa bà cụ già?

a.      Vì họ sợ bà cụ đánh bọn trẻ.

b.     Vì họ coi kinh bà cụ.

c.      Vì họ sợ bà cụ xin con họ thức ăn.

Câu 3: Bà cụ đã làm gì khi đến gần hai đứa trẻ? Viết câu trả lời của em.

..............................................................................................................................

Câu 4: Hoàn cảnh bà cụ có gì đáng thương?

a.      Bà cụ có một cháu nhỏ mồ côi.

b.     Bà cụ sống một mình bằng nghề nhặt rác trên bãi biển.

c.      Bà cụ đi bán hàng rong trên bãi biển để nuôi đứa cháu ngoại mồ côi.

d.     Bà cụ có đứa cháu ngoại chết vì giẫm phải mảnh chai trên bãi biển khi bán hàng rong.

Câu 5: Bà cụ thường nhặt những gì trên bãi biển? Viết câu trả lời của em.

..............................................................................................................................

Câu 6: Sau khi trò chuyện với chủ quán, bố mẹ những đứa trẻ hiểu ra điều gì quan trọng?

a.      Bà cụ già đã mất trí nên mới đi lang thang.

b.     Bà cụ già phải đi nhặt rác để kiếm sống.

c.      Bà cụ già nhặt rác để tránh tai nạn cho bọn trẻ đi trên bãi biển

d.     Bà cụ rất thương nhớ đứa cháu ngoại đã chết.

Câu 7: Vì sao bố mẹ những đứa trẻ muốn nói lời cảm ơn với bà cụ?

a.      Vì bà cụ đã thể hiện sự yêu mến con của họ.

b.     Vì bà cụ đã làm việc tốt để giúp đỡ bọn trẻ trong đó có những đứa con của họ.

c.      Vì bà cụ đã dạy bọn trẻ con cần cẩn thận khi đi trên bãi biển.

Câu 8: Câu chuyện này cho em biết khi muốn xác định thái độ tôn trọng một người cần dựa vào điều gì là chính?

a.      Vào hình dáng bên ngoài đẹp hay xấu của người đó.

b.     Dựa vào vẻ sang trọng hay vẻ nghèo khó của người đó.

c.      Dựa vào việc làm tốt hay việc làm không tốt của người đó.

d.     Dựa vào tuổi tác của người đó.

Câu 9: Câu nào sau đây là câu ghép?

a. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.

b. Bỗng họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ.

c. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi.

 d.  Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi.

Câu 10: Câu ghép dưới đây nối với nhau bằng cách gì? Viết câu trả lời của em.

      Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.          

Câu 11: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?

Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống.

            a. bằng cách lặp từ ngữ.

         b. Bằng cách thay thế từ ngữ.

         c. Bằng cách dùng từ ngữ nối.

         d. Bằng cách lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối.

Câu 12: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Viết câu trả lời của em.

      Từ dạo ấy, bà thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc.       

...................................................................................................................................   ...................................................................................................................................

Câu 13: Các câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?  “Bà cụ không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.

         a. bằng cách lặp từ ngữ.                     b. Bằng cách thay thế từ ngữ.

         c. Bằng cách dùng từ ngữ nối.           d. bằng cả 3 cách a, b, c.

Câu 14: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:   Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ.

8
16 tháng 5 2022

tối đa 10 câu

16 tháng 5 2022

10 câu tối đa 

I/ Đọc thầm bài:                      MỘT VIỆC NHỎ THÔI          Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây dựng những tòa lâu đài trên cát. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.          Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc...
Đọc tiếp

I/ Đọc thầm bài:                      MỘT VIỆC NHỎ THÔI

          Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây dựng những tòa lâu đài trên cát. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.
          Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn quanh rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
           Hai vợ chồng không hẹn mà vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa bà cụ khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chỗ khác kiếm ăn.
            Bà cụ không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bờ biển.
           Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ .... sững sờ. Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván.
         Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe : “Ồ tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi.”
          Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống.

                                                                                                 MAI VĂN KHÔI (sưu tầm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Khi mới xuất hiện trên bãi biển, bố mẹ những đứa trẻ nhìn thấy bà cụ già đang làm gì?

a.      Miệng lẩm nhẩm điều gì đó.

b.     Mắt nhìn quanh dáo dác

c.      Thỉnh thoảng cúi nhặt vật gì đó bỏ vào cái túi cũ mang theo.

d.     Lừ lừ đi về phía bọn trẻ.

e.      Nhìn những đứa trẻ và mỉm cười với chúng.

Câu 2: Vì sao bố mẹ hai đứa trẻ muốn các con mình tránh xa bà cụ già?

a.      Vì họ sợ bà cụ đánh bọn trẻ.

b.     Vì họ coi kinh bà cụ.

c.      Vì họ sợ bà cụ xin con họ thức ăn.

Câu 3: Bà cụ đã làm gì khi đến gần hai đứa trẻ? Viết câu trả lời của em.

..............................................................................................................................

Câu 4: Hoàn cảnh bà cụ có gì đáng thương?

a.      Bà cụ có một cháu nhỏ mồ côi.

b.     Bà cụ sống một mình bằng nghề nhặt rác trên bãi biển.

c.      Bà cụ đi bán hàng rong trên bãi biển để nuôi đứa cháu ngoại mồ côi.

d.     Bà cụ có đứa cháu ngoại chết vì giẫm phải mảnh chai trên bãi biển khi bán hàng rong.

Câu 5: Bà cụ thường nhặt những gì trên bãi biển? Viết câu trả lời của em.

..............................................................................................................................

Câu 6: Sau khi trò chuyện với chủ quán, bố mẹ những đứa trẻ hiểu ra điều gì quan trọng?

a.      Bà cụ già đã mất trí nên mới đi lang thang.

b.     Bà cụ già phải đi nhặt rác để kiếm sống.

c.      Bà cụ già nhặt rác để tránh tai nạn cho bọn trẻ đi trên bãi biển

d.     Bà cụ rất thương nhớ đứa cháu ngoại đã chết.

Câu 7: Vì sao bố mẹ những đứa trẻ muốn nói lời cảm ơn với bà cụ?

a.      Vì bà cụ đã thể hiện sự yêu mến con của họ.

b.     Vì bà cụ đã làm việc tốt để giúp đỡ bọn trẻ trong đó có những đứa con của họ.

c.      Vì bà cụ đã dạy bọn trẻ con cần cẩn thận khi đi trên bãi biển.

Câu 8: Câu chuyện này cho em biết khi muốn xác định thái độ tôn trọng một người cần dựa vào điều gì là chính?

a.      Vào hình dáng bên ngoài đẹp hay xấu của người đó.

b.     Dựa vào vẻ sang trọng hay vẻ nghèo khó của người đó.

c.      Dựa vào việc làm tốt hay việc làm không tốt của người đó.

d.     Dựa vào tuổi tác của người đó.

Câu 9: Câu nào sau đây là câu ghép?

a. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.

b. Bỗng họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ.

c. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi.

 d.  Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi.

Câu 10: Câu ghép dưới đây nối với nhau bằng cách gì? Viết câu trả lời của em.

      Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.          

 

0