Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồ Gươm xanh ngắt
Trong vắt ơi à sớm mai rằng
Tôi lý ơi à sớm mai
Rằng tôi lới ơi à sớm mai
ai đem a tình tính tang tình rằng
Lung linh trời rộng rung động biết bao tâm tình
Rằng tôi lý ơi à nước non rằng tôi lới ơi à nước nom
Bạn tham khảo :
Quê hương tôi không đẹp nên thơ những cũng đủ để tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn xót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng tôi kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi. Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao. Nó gửi gắm ước mơ về 1 tương lai tươi đẹp của bọn trẻ thôn quê. Thêm vào đó con sông Hồng quang năm mải miết chảy bồi đắp phù xa cho 2 hàng cây tỏa bóng soi mình xuống mặt nước khiến cảnh vật trở nên hữu tình. Đứng ngắm hoàng hôn đang dần tắt, ánh hồng đang dần mất đi cảm giác tiếc nuối lạ kì. Chao ôi! Một ngày sôi động, ồn ã đã kết thúc.
(mik ko cần bạn k nhé !)
Chúc bạn học tốt !
ham khảo 5
Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ, mùa của sức sống, khát khao đã về rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non, lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân. Trong các vòm cây, kẽ lá, những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân, rộn rã. Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt, tươi vui lạ thường. Trên nền trời, cánh én chao liệng vu vơ, từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi, vui mừng. Ôi! thật là đẹp. Tất cả thật là đẹp.
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
Ở đời, đạo đức được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người. Đạo đức sẽ thể hiện được tính cách, phẩm chất và giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Đồng thời, trong đạo đức có rất nhiều phạm trù khác nhau để đánh giá bản chất của con người. Và lòng biết ơn, sự ghi nhớ ơn nghĩa của người khác đối với mình cũng là một phạm trù quan trọng của đạo đức. Đây được coi là một phẩm chất không thể thiếu trong cuộc sống. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.
Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.
Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.
Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.
Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.
Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.
Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.
Em tham khảo nhé !!
1. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" với ý nghĩa sâu xa là đạo lí tốt đẹp của nhân dân và nó là truyền thống quý báu của dân tộc về lòng biết ơn.
2. Thân bài
a) Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
+ Nghĩa đen của câu: Mượn hình ảnh quen thuộc là “quả” là thành quả, vật chất, tinh thần. Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động mà người trồng cây có được.
=> Câu tục ngữ muốn nhắc chúng ta: Khi ăn, hưởng những trái ngon thì phải nhớ đến người đã làm ra, trồng ra cây đó. Họ là những người đã bỏ công sức vất vả có khi cả xương máu để tạo ra thành quả đó. Còn “Nhớ” là thái độ, tình cảm của mỗi người.
+ Nghĩa bóng của câu: nhắn nhủ chúng ta phải luôn biết ơn, nhớ đến công lao của những người đi trước, những người đã cho ta hưởng được thành quả như bây giờ.
=> Tóm lại câu tục ngữ muốn giáo dục chúng ta về truyền thống biết ơn.
b) Chứng minh, giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
- Vậy tại sao “Ăn quả“ phải “nhớ kẻ trồng cây”?
+ Bởi lẽ không phải tất cả những thành quả mà chúng ta đã hưởng tự nhiên mà có. Nó là những thành quả của mồ hôi, công sức, trí tuệ, có khi xương máu của lớp lớp người đi trước.
+ Chúng ta hưởng sự hòa bình, tự do là nhờ công lao, công sức, xương máu của các vị anh hùng, các chiến sĩ. Chúng ta được lớn lên, đầy đủ, học hành là nhờ công lao trời bể của cha mẹ, thầy cô.
+ Ý nghĩa của câu tục ngữ còn được đúc kết quả những câu tục ngữ, ca dao khác như : “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Chúng ta có thể thấy hai câu tục ngữ này đều cùng nội dung với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là chúng ta phải nhớ đến nguồn gốc, cội nguồn là con dân đất Việt. Đó là lòng nhớ ơn, biết ơn tổ tiên của mình. Trong gia đình, con cháu biết ơn ông bà, tổ tiên. Điều đó đã được thể hiện trong câu ca dao ngọt ngào thấm đẫm tình cảm:
“Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn”
-> Những câu tục ngữ, ca dao này đã phản ánh một truyền thống vô cùng tốt đẹp của ông cha ta. Thế hệ trẻ chúng ta cần giữ gìn, phát huy những truyền thống ấy
c) Rút ra kinh nghiệm, bài học
- Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng miệng mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy.
+ Những hành động thiết thực như thờ cúng tổ tiên, làm cơm ngày giỗ đều thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên...
+ Cho đến ngày nay nhân dân ta vẫn tiếp tục truyền thống đạo lí của cha ông.
+ Thế hệ trẻ Việt Nam vẫn luôn phát huy và tiếp nối.
3. Kết bài
- Câu tục ngữ này đã mang một đạo lí có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó không chỉ có ý nghĩa giáo dục giới trẻ ngày nay mà còn để thế hệ trẻ mai sau. Chúng ta phải luôn giữ gìn và phát huy đạo đức tốt đẹp này.
Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc
Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.
Đã bấy lâu nay bác đến nhà
Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.
Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.
Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa. Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho.
Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.
Mùa xuân đang trôi đi một cách âm thầm, lặng lẽ. Thế là mùa hè mến yêu đã đến. Lại một niềm vui mới cho lũ học trò nghịch ngợm nhưng lại nôn nao không muốn xa mái trường thân yêu, xa thầy cô, bạn bè, xa cây bàng già và cây phượng thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời nay. Còn bây giờ thì hoa phượng nở đỏ rực trên từng cành như thắp lửa cả ngôi trường em. Tiếng ve sầu cũng bắt đầu cất tiếng kêu vang. Mọi thứ như hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ.
Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ. Gốc phượng to sần sùi vì bao năm tháng qua mưa nắng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn đang vui đùa và cùng nhau mừng mùa hè đến. Hoa phượng đỏ bao nhiêu thì lá cây của nó có một màu xanh um bấy nhiêu . Cành cây đăm ra từ người mẹ của nó. Cuống hoa xanh mơn mỡn khoảng tám phân, thon dài, nối liền giữa bông hoa và cành hoa. Nụ hoa thật đẹp, lúc thoáng nhìn cứ tưởng hạt ngọc bích. Hoa phượng nở từng chùm, một màu đỏ rực như muốn tô điểm lên vẻ đẹp lộng lẫy của ngày hè ở trường em. Hoa phượng đỏ rực thế mà sao hiền diệu quá.
Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất.Nhưng không vì thế mà phượng lấy làm buồn bã, cứ hàng ngày, phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò.Và rồi cuối cùng những bông hoa phượng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng, giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp. Năm cánh hoa phượng mịn như nhung, lung linh dưới nắng hè, có lúc rực lên như chứa lửa chứa nắng. Giữa năm cánh hoa là nhụy hoa như những cô tiên áo vàng đáng tỏa hương thơm ngát, lan tỏa khắp cả khu vườn.Cánh hoa phượng như những anh hùng vĩ đại đã hi sinh vì tổ quốc thân yêu. Màu vàng của nhị hoa như màu da của con người Việt Nam. Hoa phượng như lá cờ đỏ, sao vàng. Thể hiện cho sự anh dũng, yêu Tổ Quốc bao đồng bào dân tộc đã hi sinh vì Tổ Quốc mến yêu. Màu máu đỏ như hòa quyện với màu hoa phượng, để nhắc nhở chúng em nhớ đến những chiến sĩ của đồng bào dân tộc mà cố gắng học tập thật giỏi để mai sau Tổ Quốc giàu đẹp.
Lũ học trò chúng em xem chị phượng như người bạn tri kỉ, chia sẻ những chuyện vui buồn. Cứ mỗi buổi ra chơi, chúng em lại tụ nhau ngồi dưới gốc phượng để tâm tình. Có bạn mặt rạng rỡ khoe với các bạn những điểm mười đỏ chói. Có bạn mặt buồn bực vì những chuyện không vui. Còn gì thích hơn được ngồi dưới gốc phượng, tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, dễ chịu giữa trưa hè.Nghe những tiếng ve đang râm rang rạo rực như tan biến những cái mệt mỏi, căng thẳng sau giờ học. Trong không khí nhộn nhịp, nàng phượng vẫn lặng lẽ đứng nhìn chúng em vui chơi, đùa giỡn, em chợt thấy ánh mắt phượng rộn lên. Vẫy tay trong nắng . Rồi những buổi chúng em nhặt những cành phượng để chơi đá gà. Lũ học trò chúng em tụm năm, tụm ba lại mà không biết rằng chị phượng cũng đang đón chờ kết quả.
Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Hoa phượng báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện. Nào là hè đã đến rồi, đã đến lúc nghỉ ngơi sau một học kì. Một năm học căng thẳng đã đến lúc vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng là hoa phượng báo hiệu đã đến lúc faj xa mái trường, thầy cô, bạn bè. Nhưng dù có xa cách mấy, nó luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi người. ven công viên có biết bao là cây phượng nhưng em chỉ thấy cây phượng ở trường em là đẹp nhất thôi. Hoa phượng như đánh dấu bước ngoặc trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào kì thi quan trọng.
Vì sao tuổi học trò chúng em lại yêu hoa phượng đến thế. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng hay nghe tiếng ve cất tiếng là lòng em lại nôn nao quá. Chính vì vậy mà cây phượng là kí ức tươi đẹp mà học trò. Với nhiều người, mùa hè đơn giản chỉ là một mùa trong bốn mùa, không hơn, không kém. Nhưng đối với ai đã trải qua thời áo trắng thì mùa hè là nỗi niềm, là tâm trạng và trong thẩm sâu tâm hồn ta còn nỗi háo hức đón hè về. Phương ơi, ve ơi, lũ học trò sẽ chẳng bao giờ quên bạn đâu. Nhờ các bạn mà mình hiểu được mùa hè thú vị đến thế nào. Mùa hè mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Chúng mình sẽ mãi mãi không quên màu đỏ của hoa phượng. Các bạn ơi đừng ngắt phượng, bắt ve, đừng tàn phá mùa hè bạn
Chu Văn An sinh năm 1292 tại xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chu Văn An "tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc". Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, "học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa".
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam viết Chu Văn An là thầy giỏi nhưng nghiêm khắc, trọng tài năng của học trò và ghét những người cậy giàu ham chơi. Học trò của ông có nhiều người giỏi, có công giúp nước như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, hai quan lớn của triều Trần. Sinh thời, ông được dân chúng tôn là "Vạn thế sư biểu", nghĩa là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam.
Ở thời Chu Văn An, trường học còn rất hiếm. Cả nước chỉ có một trường quốc lập là Quốc Tử Giám ở kinh đô dành cho con vua, con quan, sau mở rộng cho những người tài trong nhân dân theo học. Tư Thiện Đường, Toát Trai Đường ở Thiên Trường (Nam Định) chỉ dành cho con em tôn thất nhà Trần. Trường Yên Tử (Quảng Ninh) hay Hương Sơn (Hà Tây cũ) dành riêng cho nhà chùa.
Bởi trường lớp quá ít, con em nhân dân phần lớn thất học, Chu Văn An đã mở trường Huỳnh Cung tại quê nhà (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội ngày nay) để dạy học. "Trường có lớp, thư viện.... Học trò đến học ở trường Huỳnh Cung khá đông, đến 3.000", tác giả Trần Lê Sáng viết trong cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - ba bậc thầy của giáo dục Việt Nam.
Thời kỳ dạy học ở Huỳnh Cung, Chu Văn An chuyên truyền đạt kinh điển Nho giáo, mục đích cao nhất của ông không ngoài "giáo kính, giáo trung, giáo văn", nghĩa là dạy sự cung kính, trung hậu và văn nhã. Học trò ở trường Huỳnh Cung cũng chịu ảnh hưởng của thầy Chu rất lớn.
Trong khoa thi năm 1314, hai học trò của ông đỗ Thái học sinh, tương đương học vị tiến sĩ. Việc này gây tiếng vang lớn trong giới sĩ tử đương thời. Thầy giáo Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết đến. Trường Huỳnh Cung trở thành mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Kể từ đây, bên cạnh trường quốc lập, các trường dân lập phát triển, đông đảo con em nhân dân có nơi học tập, sự nghiệp giáo dục nước nhà mở rộng hơn trước.
Trở thành Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám
Sau khi danh tiếng của Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết tới, ông được vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp (hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học cho cả nước. Dù được phong chức Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, những năm đầu, Chu Văn An chỉ có trách nhiệm chính là kèm cặp thái tử Trần Vượng, đào tạo vua mới cho nước nhà.
Sau khi Trần Vượng (tức vua Trần Hiến Tông) lên ngôi năm 1329, Chu Văn An mới thực sự chuyên tâm vào công việc ở trường Quốc Tử Giám. Ông cho mở mang trường, viết Tứ thư thuyết ước, tóm tắt bốn bộ sách lớn là Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung, làm giáo trình dạy học. Kể từ thời Chu Văn An trở về sau, Quốc Tử Giám mỗi ngày được củng cố, mở rộng.
Thời gian làm hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám đem đến cho Chu Văn An nhiều vinh quang mới, nhưng cũng khiến ông gặp đầy sóng gió. Vua Hiến Tông, học trò của ông ở ngôi được hai năm thì qua đời, công lao hơn mười năm đào tạo khó nhọc và hy vọng củng cố nhà Trần của thầy trò tiêu tan.
Lúc này, vua Trần Dụ Tông lên thay, triều chính đất nước rối ren. Vua ham mê tửu sắc, nóng nảy, nông cạn. Trong triều, quyền gian liên kết hoành hành, bên ngoài giặc giã dấy lên cướp bóc. Thấy chính sự bê bối, nhà giáo Chu Văn An phẫn nộ. Ông đã viết Thất trảm sớ, đòi chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Dù bị vua Dụ Tông phớt lờ, tấu sớ của hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám gây chấn động dư luận bởi theo quy chế lúc bấy giờ, chỉ quan Ngự sử mới được quyền can gián vua.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi dâng Thất trảm sớ nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Dù là nơi thâm sâu cùng cốc, số học trò đến với thầy Chu vẫn đông. Lúc này, Chu Văn An lấy hiệu là Tiều Ẩn, chỉ lấy việc dạy học, làm thơ cho vui.
Từ khi Chu Văn An về, Chí Linh dấy lên phong trào học tập, nhiều người học giỏi nổi tiếng. Đặc biệt, ở đời nhà Mạc, huyện này có bà Nguyễn Thị Duệ thi đỗ tiến sĩ, là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của Việt Nam thời phong kiến. Ngoài ra còn có Nguyễn Phong, mới 14 tuổi đã cùng cha thi đỗ kỳ thi Hương, 26 tuổi đỗ tiến sĩ.
Những ngày dạy học ở Chí Linh, Chu Văn An còn trồng cây thuốc, nghiên cứu y học, giúp người dân chữa bệnh. Dù ở xa, nhiều học trò cũ đã làm quan vẫn về thăm ông. Đại Việt sử ký viết khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kính mến.
Cuối đời, Chu Văn An sống thanh thản trong cảnh nghèo, vui với lớp học, văn chương. Triều đình nhiều lần mời về nhưng ông nhất định từ chối. Thế nhưng lòng ông vẫn hướng về nhà Trần. Sau khi vua Trần Nghệ Tông dẹp yên loạn Dương Nhật Lễ, lấy lại được ngôi vua, Chu Văn An dù tuổi cao vẫn về triều chúc mừng. Việc làm đó của ông khiến nhân dân và sĩ phu đương thời quý trọng.
Trở lại Chí Linh, Chu Văn An lúc bấy giờ gần 80 tuổi, ốm nặng. Tháng 11/1370, ông trút hơi thở cuối cùng. Sau khi mất, triều đình đã đưa Chu Văn An vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc thánh hiền ngày xưa.
"Suốt cuộc đời mình, Chu Văn An không lúc nào sao nhãng sự nghiệp giáo dục... Điểm nổi bật trong công lao đóng góp của ông là việc sáng lập nên trường học trong nhân dân; việc học và dạy có kết quả lớn. Trường Huỳnh Cung đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch trình phát triển sâu rộng của nền giáo dục nước ta", tác giả Trần Lê Sáng khẳng định.
Năm 2018, Việt Nam đã xây dựng hồ sơ khoa học về danh nhân Chu Văn An để đề nghị UNESCO phối hợp tổ chức kỷ niệm 650 năm ngày mất của ông vào năm 2020. Phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Đặng Văn Bài khẳng định Chu Văn An có ảnh hưởng lớn tới nền giáo dục Việt Nam. Tư tưởng nổi bật của ông là tự học, tự lập, học tập suốt đời và là tấm gương tôn sư trọng đạo.
Để tưởng nhớ Chu Văn An, nhiều đường phố, trường học khắp cả nước được đặt theo tên ông. Gần đây nhất, trường Bưởi - Chu Văn An vừa kỷ niệm 110 năm thành lập. Giữa khoảng sân của ngôi trường cổ kính, tượng đài Chu Văn An đứng sừng sững như biểu tượng nhắc nhở thầy trò phải phấn đấu học tập. Vào những dịp như năm học mới hay ngày 20/11, nhiều thầy cô, học sinh, cựu học sinh tới trường Chu Văn An để thắp nén hương tưởng nhớ ông.