K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2020

Hoàng hậu Dương Vân Nga (? – 1000), “người Ái Châu (Thanh Hóa), con gái Nha tướng Dương Đình Nghệ". Bà là vợ vua Đinh Tiên Hoàng, sau khi vua Đinh và con trai cả là Đinh Liễn bị ám sát, bà đã giao quyền nhiếp chính cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (Lê Đại Hành) sau đó bà lại trở thành vợ vua Lê Đại Hành, chính điều đó đã đưa đến cho bà nhiều tai tiếng và cái nhìn kỳ thị của xã hội lúc bấy giờ.

2 tháng 5 2020

Có hai lí do chính mà Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô:

- Hoa Lư là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh.

- Hoa Lư được miêu tả: “Là nơi núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước là đồng bằng, xa nữa là biển... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng được chọn để dựng đô”.

=> Là nền tảng để xây dựng đất nước, nhiều đồi núi tạo ra thế phòng thủ trước kẻ thù xâm lược.

2 tháng 5 2020

Tham khảo nhé bạn

Là người phụ nữ có quyết định ảnh hưởng đến cả vận mệnh dân tộc khi tôn Lê Hoàn lên làm vua thay nhà Đinh, Dương Vân Nga đã bị sử cũ phê phán gay gắt.

Dương Vân Nga là Hoàng hậu của 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong lịch sử Việt Nam - Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê. Tuy nhiên, bà không được chính sử ghi chép nhiều. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ cho biết bà họ Dương, không nói bà tên là gì, cũng không viết xuất thân của bà ra sao.

Còn theo truyền tụng dân gian, Dương Vân Nga là con gái của ông Dương Thế Hiển, quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình. Sinh thời, Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ.

Năm 968, sau khi dẹp xong "loạn 12 sứ quân", thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) lên ngôi vua, lấy tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Thái Bình.

Trong một lần đến vùng Nga My, nghe tiếng hát giọng trong trẻo của một cô gái, Đinh Bộ Lĩnh xuống ngựa, cho người gọi cô gái, nhưng không thấy. Ông chợt nghĩ đến người bạn bố mình xưa kia là Tướng quân Dương Thế Hiển ở gần đây, bèn ghé vào thăm. Thế Hiển sai con gái Vân Nga bưng nước mời khách. Nàng có tiếng nói hệt giọng hát Đinh Bộ Lĩnh vừa nghe. Nhà vua xin được đón cô gái về kinh đô, lúc đó Vân Nga tròn 16 tuổi. Về sau, bà là một trong 5 hoàng hậu của vua Đinh, được vua rất yêu chiều do có nhan sắc và hiểu biết.

Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và hoàng tử Đinh Liễn bị hoạn quan Đỗ Thích giết hại. Triều thần tôn Vệ Vương Đinh Toàn (mới được 6 tuổi) lên ngôi Hoàng đế, tôn Dương Vân Nga làm Hoàng Thái Hậu. Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Lê Đại Hành) được Dương Thái hậu chọn làm Nhiếp chính, sau tự xưng là Phó Vương.

Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp thấy quyền lực rơi vào tay Lê Hoàn, lại nghi Dương Thái hậu cùng Lê Hoàn tư thông nên kéo quân về Hoa Lư tiến đánh nhưng bị Lê Hoàn đánh bại. Ở biên giới phía Bắc, giặc Tống lợi dụng tình hình Đại Cồ Việt rối ren, chuẩn bị cất binh xâm lược.

Năm 980, trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Dương hoàng hậu cùng triều thần tôn Lê Hoàn lên làm Hoàng đế, lập nên nhà Tiền Lê. Việc này, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục đều có chép lại:

"Bấy giờ, Lạng Châu nghe tin quân Tống sắp kéo sang, liền làm tờ tâu báo về. Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cư Lạng làm đại tướng quân. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân, Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người rằng: 'Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn'".

Quân sĩ nghe vậy đều hô 'vạn tuế'. Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Lê Hoàn lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Phúc vào đầu năm 980, giáng phong Đinh Toàn làm Vệ Vương".

Tháng 7/980 quân Tống xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn vừa lên ngôi đã phải triển khai lực lượng kháng chiến đánh giặc bảo vệ đất nước. Đến tháng 3/981, cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy thắng lợi hoàn toàn. Vua Tống buộc phải xuống chiếu lui quân. Sau thắng lợi, Lê Hoàn dốc sức chăm lo xây dựng đất nước.

Năm 982, Lê Đại Hành phong Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng Hậu. Chính sử không cho biết hai người có bao nhiêu con, nhưng theo các thần tích ở cố đô Hoa Lư thì họ có một cô con gái tên Lê Thị Phất Ngân. Về sau, công chúa Phất Ngân được gả cho cho Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn - người mở đầu triều đại nhà Lý.

Cuối đời, hoàng hậu Dương Vân Nga tu hành tại động Am Tiên ở phía đông kinh thành Hoa Lư. Tại đây còn lưu giữ một bài thơ truyền khẩu khắc trên tường Chùa tóm tắt về cuộc đời bà: "Hai vai gồng gánh hai Vua/ Hai triều hoàng hậu, tu Chùa Am Tiên/ Theo chồng đánh Tống bình Chiêm/ Có công với nước, vô duyên với đời...". Năm 1000, bà qua đời.

Hoàng hậu Dương Vân Nga được thờ cùng với vua Lê Đại Hành tại đền vua Lê ở khu di tích cố đô Hoa Lư và thờ cùng vua Đinh Tiên Hoàng tại đền Mỹ Hạ ở Gia Thủy, Nho Quan. Tại khu di tích đình - chùa Trung Trữ, Ninh Giang, huyện Hoa Lư, bà còn được phối thờ cùng cả hai vua. Nhân dân khi làm đền thờ, tô pho tượng Dương thái hậu, nhưng mặt pho tượng tô đỏ. Theo truyền thuyết dân gian thì việc tô mặt đỏ thể hiện sự ngượng ngùng của người đàn bà thờ hai đời chồng, một Hoàng hậu thờ hai đời vua.

Việc Dương Vân Nga - thái hậu nhà Đinh tôn Lê Đại Hành lên làm vua, mở đầu nhà Tiền Lê, rồi lại trở thành vợ vua Lê bị các nhà nho và sử gia trước đây lên án rất gay gắt. Khâm Định nhà Nguyễn bàn: "Đại Thắng Minh là tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng. Đại Hành lấy hiệu vua cũ đặt cho vợ mình: Thật là không còn kiêng nể chút gì cả! Sử sách ghi chép, để cười nghìn thu".

Đại Việt Sử Ký toàn thư còn phê phán nặng nề hơn: "Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?"

Tuy nhiên, về sau giới nghiên cứu lịch sử đã có cái nhìn thông cảm hơn đối với hoàng hậu hai triều Dương Vân Nga. Những nhà sử học bênh vực bà cho rằng, trong khi đất nước đang lâm nguy, nếu chỉ vì quyền lợi của dòng họ và ngôi vị của con mình thì có thể giữ được nước không? Sự lựa chọn và quyết định của bà trong hoàn cảnh ấy, đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người có khối óc lớn thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng.

Sử gia Nguyễn Khắc Thuần trong Việt Sử Giai Thoại cũng cho rằng: "Đinh Tiên Hoàng mất, vua nối ngôi là Đinh Toàn chỉ mới được 6 tuổi, Lê Hoàn làm Phó Vương, giữ quyền nhiếp chính, ấy là vì sự thể lúc đó buộc phải làm như vậy. Sau, vận nước lâm nguy, xã tắc không thể phó thác cho Đinh Toàn bé nhỏ, chư tướng cùng Dương Thái hậu tôn Lê Hoàn lên ngôi, và Lê Hoàn đã vui nhận ý tôn lập đó, ấy cũng bởi sự thể lúc bấy giờ buộc phải làm như vậy đó thôi. Ai lên ngôi để hưởng cuộc đời nhung lụa, còn Lê Hoàn lên ngôi trước hết là để nhận lấy sứ mệnh vinh quang mà cực kì khó khăn, đó là chỉ huy cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lăng, bảo vệ nền tự chủ và thái bình cho xã tắc, kính thay".

21 tháng 4 2017

* Vương triều Hồi giáo Đê li

    - Mặc dầu Ấn Độ có nền văn hóa truyền thống nhưng lại không thống nhất quốc gia nên cũng không tạo được sức mạnh để chống lại các thế lực bên ngoài. Người Hồi giáo gốc trung Á xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, đóng đô ở Đê-li gọi là Vương triều Hồi giáo Đê li.

    - Hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều hồi giáo đê li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân Ấn Độ theo Hin đu giáo, tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

    - Ở Ấn Độ, một yếu tố văn hóa mới- Hồi giáo được du nhập vào, đan xen tồn tại với văn hóa truyền thống.

    - Thực tế, Hồi giáo vẫn không hề chiếm ưu thế ở Ấn Độ vốn đã gắn bó mật thiết với Hin-đu giáo và Ấn Độ giáo. Tuy nhiên nó đã đứng chân được ảnh hưởng tới một kiến trúc mang phong cách nghệ thuật Hồi giáo.

    - Cũng từ đây, Hồi giáo được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi khác ở Đông Nam Á.

* Vương triều Mô- gôn

    - Thế kỷ XV, Vương triều Hồi giáo Đê li bắt đầu suy yếu, một bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi mông cổ bắt đầu tấn công Ấn Độ lập ra vương triều Mô – gôn.

    - Vương triều mô –gôn là thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên của vương triều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước để đến vua thứ tư A-cơ-ba đạt được bước phát triển mới.

    - A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:

        + Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ giáo.

        + Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

        + Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định mức ra mức thuế hợp lý, thống nhất hệ thống cân đong, đo lường.

        + Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

    - Đến đời con, cháu của A-cơ-ba là Gia-han ghi và Sa-gia-han, đất nước vẫn duy trì sự phát triển. Hoàng đế đã trưng vào ngân khố nhiều của cải và thu được nhiều châu báu làm của riêng. Nhưng tình hình đã biến đổi khác trước, đó là xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.

    - Hoàng đế cuối cùng của Vương triều, Ao-reng-dep phải gánh chịu hậu quả đó, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, mất Bom-bay và Ma-đrat.

27 tháng 2 2016

Đầu công nguyên, miền bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật vương triều Gúp ta ( 319-467), vương triều này chứng tỏ sức kháng cự không cho người Tây Á xâm lấn từ Tây Bắc, thống nhất Miền Bắc Ấn Độ. Sự phát triển và nét đặc sắc của vương triều Gúpta còn giữ đượ ở thời Hacsa giai đoạn sau ( 606-647)

27 tháng 2 2016

- Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ, năm 1206, người Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ gọi tên là Đêli.

23 tháng 11 2021

GIỐNG NHAU:

- cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên

- tạo điều kiện cho văn hóa phát triển

- áp bức thống trị nhân dân ẤN ĐỘ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc,làm cho cà 2triều đại đều suy yếu và sụp đổ

KHÁC NHAU:

* HỒI GIÁO ĐÊ-LI:

- năm 1206 người Hồi giáo đến xâm chiếm Ấn Độ  và lập ra vương triều Hồi giáo ĐÊ-LI

- chính sách cai trị:

+ truyền bá,áp đặt đạo hồi,tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại

+ tôn giáo:thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo

+ văn hóa:văn hóa hồi giáo được truyền vào Ấn Độ ,xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo và xây dựng kinh đô Đêli thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới

* ẤN ĐỘ MÔGÔN:

- vua Ba-bua (gốc Trung Á,tự nhận là dòng dõi Mông Cổ) đến xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương triều MOGÔN (1526-1707)

- chính sách cai trị:các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa,xây dựng đất nước,đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua Acoba (1556-1605)

+ xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc,không phân biệt nguồn gốc

+ xây dựng khối hòa hợp dân tộc,hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo,hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc

+ đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí,thống nhất đơn vị đo lường

+ khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.

23 tháng 11 2021

ghi thêm tham khảo nhé

24 tháng 9 2018

Đáp án C

15 tháng 2 2017

Chọn D

23 tháng 12 2021

Chọn D bạn nha! Mong bạn tick