Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.
Văn LangVăn Lang (chữ Hán: 文郎) được coi là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ bao gồm khu vực đồng bằng sông Hồng và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.
Âu LạcNăm 257 TCN, nước Âu Lạc (甌雒, 甌駱[1], 甌貉) được dựng lên, từ việc liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm phần đất của Văn Lang trước đây cộng thêm vùng núi Đông Bắc Việt Nam và một phần tây nam Quảng Tây (Trung Quốc).
Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN[2]), Triệu Đà (Quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.
Vạn XuânVạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi triều đình trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.
Đại Cồ ViệtĐại Cồ Việt (大瞿越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng thiết đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm cho đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
Đại ViệtĐại Việt (大越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
Đại NguĐại Ngu (大虞) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si" (愚癡).
Việt NamQuốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
Đại NamNăm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
Đế quốc Việt NamSau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa vào ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế Đế quốc Nhật Bản vẫn cai trị Việt Nam. Sau khi Nhật đầu hàng quân Việt Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Nhật và Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố trao lại chủ quyền Việt Nam cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòaViệt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước để chính thức thành lập Quốc hội và Chính phủ khóa I. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam.
Quốc gia Việt NamQuốc gia Việt Nam là danh xưng của một phần vùng lãnh thổ Việt Nam mặc dù tuyên bố đại diện cho cả nước, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Thực tế, chính quyền Quốc gia Việt Nam vẫn thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởngBảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trong suốt thời gian tồn tại, Quốc gia Việt Nam chưa từng tổ chức được Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm năm 1946.
Việt Nam Cộng hòaViệt Nam Cộng hòa là tên gọi của một chính thể được thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Trong Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này sụp đổ vào năm 1975.
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt NamCộng hòa miền Nam Việt Nam là một chính thể cũng ở miền Nam Việt Nam, tồn tại từ năm 1969 tới 1976. Chính thể này được thành lập dựa trên cơ sở là những cán bộ Việt Minh được giữ lại miền Nam để chuẩn bị cho Tổng tuyển cử thống đất nước dự kiến được tổ chức năm 1957 (theo Hiệp định Geneve 1954 thì chỉ tập kết quân sự, các thành phần chính trị ở nguyên tại chỗ để chuẩn bị tổng tuyển cử thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc). Cộng hòa miền Nam Việt Nam có mục tiêu chống Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đế thống nhất đất nước. Sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1976, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.[3]
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt NamNgày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa VI quyêt định thống nhất Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hòa miền Nam Việt Nam với tên gọi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.
Về hành chính: Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã.
Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm.
Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất.
Nhận xét: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến phương Bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta và chính sách đồng hóa của chúng là thâm độc nhất.
Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
a. Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam (28 tỉnh)
b. Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta
- Đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)
- Đảo Trường Sa (Khánh Hòa)
- Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh)
- Đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)
- Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
- Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
- Đảo Phú Quý (Bình Thuận)
- Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
c. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia .
- Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu).
- Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)
- Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang).
Câu 2: Diễn biến:
- Tháng 4/42, Mã Viện chỉ huy dẫn 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công và chiếm Hợp Phố, sau đó chia thành 2 đạo thủy bộ tiến vào nước ta.
- Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi, Hai Bà lui về Cấm Khê (Ba Vì- Hà Tây) chiến đấu giữ từng tấc đất, xóm làng.
- Tháng 3/43 Hai Bà hy sinh trên đất Cấm Khê nhưng cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/43 mới kết thúc.
chúc bạn học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt và chia ra làm 2 quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Bắc Trung Bộ). ở mỗi quận có một viên cai trị gọi là quan sứ hay điền sứ với tư cách là sứ giả của nhà vua.
Các lạc tướng đều dưới quyền kiểm soát của hai viên quan sứ. Bên cạnh các viên quan sứ còn có 1 viên chức quan võ (tả tướng) và một số quân đồn trú đề kiềm chế các lạc tướng. Bên dưới quận chưa hề có một tổ chức hành chính nào khác. Những luật lệ, phong tục tập quán cũ của Âu Lạc dưới thời Triệu tạm thời được duy trù.
-Từ 111 tr.CN sau khi chinh phục được Nam Việt, nhà Tây Hán đã thay nàh Triệu cai trị Âu Lạc. Nhà Hán chia vùng đất mới chiếm ra làm 9 quận là Đạm Nhic, Chu Nhai (thuộc đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (thuộc Quảng Đông, Quảng Tây), Giao Chỉ (Bắc bộ Việt Nam), Cửu Chân (vùng Thanh – Nghệ Tĩnh), Nhật Nam (Quảng Bình Quảng Nam). Năm 106 nhà Tây Hán đặt châu Giao Chỉ để thống suất 7 quận miền lục địa. Trụ sở của châu đặt tại quận Giao Chỉ -là quận lớn nhất, tại đất Mê Linh. Đứng đầu châu là một viên thứ sử phụ trách công việc của các quận. Mỗi quận có 1 viên thái thú và 1 viên đô uý (cai quản hành chính – dân sự, quân sự). Dưới quận là huyện từ các bộ phận chuyển thành. Các lạc tướng vẫn nắm quyền cai trị và vẫn được thế tập nhưng đổi gọi là huyện lệnh.
Tuy nhà Hán đã áp đặt được bộ máy ở cấp châu, quận nhưng ở cấp huyện và cấp cơ sở, bộ máy quản lý hành chính cổ truyền của người Việt hầu như vẫn được giữ nguyên.
Từ 23 – 220 nhà Đông Hán thay thế nhà Tây Hán cai trị Âu Lạc và tổ chức bộ máy đô hộ hoàn thiện hơn. Đứng đầu châu Giao Chỉ là chức châu mục, đến năm 42 đổi lại thành thứ sử. Thứ sử phải luôn trụ tại sử làm việc và cử người thay mặt mình về triều đình báo cáo. Giúp việc châu mục có các lại viên gọi là tòng sự sử gồm 7 người: công tào tòng phụ trách việc tuyển bổ quan lại, tào tòng sự … ở cấp quận, ngoài viên thái thú còn đặt thêm chức quận thừa giúp việc và thay thế khi thái thú vắng mặt. ở nhiều quận biên giới đặt 1 viên thừa (ngạch quan văn) làm trưởng sử giúp thái thú. Đến 38, các quận biên giới bỏ chức thái thú và quận thừa, tất cả quyền hành tập trung vào thừa trưởng sử. Thái thú nắm cả quyền quản lý hành chính xét xử và chỉ huy quân sự. Bộ máy hành chính cấp quận chia thành các tào, đứng đầu là các duyên sử, tuỳ từng quận mà có thế đặt thêm chức quan diêm quan, thiết quan (đúc chế sắt), công quan (thu thuế thủ công nghiệp)…
Các huyện thuộc quận, đứng đầu là huyện lệnh, huyện trưởng do các lạc tướng nắm giữ, ăn lương nhà nước. Dưới huyện lệnh là 1 viên thừa (quan văn) và 2 viên uý (quan võ) giúp việc. Bộ máy hành chính cấp huyện cũng chia thành các tào chuyên trách.
Địa bàn nước ta khi ấy nằm trên 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
+Quận Giao Chỉ chia ra 10 huyện: Liên Lâu, An Định, Câu Lâu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Theo Đào Duy Anh: “Quận Giao Chỉ ở đời Hán là đất Bắc Bộ ngày nay, trừ miền Tây Bắc còn ở ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán, 1 góc tây nam tỉnh Ninh Bình bây giờ là địa đầu của quận Cửu Chân và một dải bờ biển từ Thái Bình Kim Sơn (Ninh Bình) bấy giờ chưa được bồi đắp, lại phải thêm, vào đấy một vùng về phía tây nam Quảng Tây”.
+Quận Cửu Chân chia làm 7 huyện: Tư Phố, Cư Long, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết, Vô Biên.
+Quận Nhật Nam gồm 5 huyện: Chu Ngô, Tỷ ảnh, Lê Dung, Tây Quyển, Tương Lâm.
Qua mấy thế kỉ giờ đây đất nước ta đã trở lại sự bình yên như trước. Cũng đã lâu lắm rồi chúng ta mới có thể lấy lại quyền cai trị đất nước. Chúng ta đã giành chiến thắng, giành lại non sông đất nước của chúng ta. Ôi đây đúng là chiến thắng vẻ vang sau những thế kỉ mà chúng ta đã cực khổ làm nô lệ cho chúng
a) Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị : Lao động ở nông thôn nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25% lao động của cả nước, năm 2005).
b) Phân tích tác động tích cực của đô thị hoá :
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách cả nước, năm 2005).
- Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn ; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
đọc sách giáo khoa trang 58