K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2017

Các nhà thám hiểm với phát kiến địa lí của họ :
- B.Đi-a-xơ : đã đo vòng qua điểm cực Nam châu Phi vào năm 1487
- Va-xcô đơ Ga-ma cũng đi qua điểm cục Nam châu Phi để đến năm 1498 , đã cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn độ ( từ năm 1497 - > 1498 )
- C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ năm 1492
- Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lan lần đầu tiên đã đi vòng quanh Trái Đất hết gần 3 năm ( từ năm 1519 - > 1522)
Đúng thì like nha !

16 tháng 11 2021

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. 

- Các nước phương Tây  muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

Những cuộc thám hiểm của B. Đi-a-xơ, Va-xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lan được xem là những cuộc phát kiến lớn về địa lí vì: Những cuộc thám hiểm đó đã tìm ra những con đường biển mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. Nó đáp ứng nhu cầu cấp thiết của sự phát triển sản xuất, thỏa mãn yêu cầu của quý tộc và thương nhân.

 Theo em ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lí là: Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà họ cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.

 

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí . Tại sao nói các cuộc thám hiểm của B.Đi-a-xơ , Va-xco đơ Ga-ma , C.Cô-lôm-bô, P.Man-gien-lan là các cuộc phát kiến địa lí ? Em hãy nêu ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lí ?Câu 2: Nêu những thành tựu về văn hóa , khoa học , kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến ?Câu 3: Thế nào là chế độ quân chủ ? Nền chuyên chế của các quốc gia phong kiến Phương Đông có...
Đọc tiếp

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí . Tại sao nói các cuộc thám hiểm của B.Đi-a-xơ , Va-xco đơ Ga-ma , C.Cô-lôm-bô, P.Man-gien-lan là các cuộc phát kiến địa lí ? Em hãy nêu ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lí ?

Câu 2: Nêu những thành tựu về văn hóa , khoa học , kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến ?

Câu 3: Thế nào là chế độ quân chủ ? Nền chuyên chế của các quốc gia phong kiến Phương Đông có gì khác nền chuyên chế các quốc gia Châu Âu ?

Câu 4: Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước ? Nêu công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập ?

Câu 5: Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ?

Câu 6: Vì sao nhân dân ta kháng chiến chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này. Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?

mk can gap giup minh voi

1
9 tháng 11 2021

Bạn nên đăng từng câu hỏi một, như thế sẽ được hỗ trợ nhanh hơn đó!

17 tháng 5 2016

- Có các cuộc phát triển lớn địa lý do nhu cầu phát triển của sản xuất, có những tiến bộ về kỹ thuật hàng hải, la bàn, hải đồ, kỹ thuật đóng tàu. Các thương nhân Châu Âu rất cần có nhiều vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.

- Phương tiện : La bàn, hải đồ và các con tàu

- Mục tiêu : Đến Ấn Độ, các nước Phương Đông, Châu Phi và Châu Mĩ

17 tháng 5 2016

Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.
 

1) Cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? Nước nào đã tiên phong trong công cuộc thám hiểm này?2) Ai là người đã tìm ra châu Mĩ?3) Mục đích của cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV của các quý tộc phong kiến châu Âu?4) Vì sao nhà Tống lại muốn đem quân xâm lược Đại Việt5) Cơ cấu hành chính dưới thòi Lý được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?6) Vì sao luật pháp thời Lý...
Đọc tiếp

1) Cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? Nước nào đã tiên phong trong công cuộc thám hiểm này?

2) Ai là người đã tìm ra châu Mĩ?

3) Mục đích của cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV của các quý tộc phong kiến châu Âu?

4) Vì sao nhà Tống lại muốn đem quân xâm lược Đại Việt

5) Cơ cấu hành chính dưới thòi Lý được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?

6) Vì sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

7)Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược trong những năm 1075 – 1077 do ai chỉ huy?

8) Mục đích của Lý Thường Kiệt khi đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm là gì?

9) Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào

10) Vào mùa Xuân vua Lý thường về địa phương để là gì?

 11) Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng vào thời gian nào?

12) Nhà Lý mở khoa thi để tuyển chọn quan lại, vậy khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm nào?

13) Nhà Trần được thành lập vào thời gian nào? Ai là vị vua đầu tiên của nhà Trần?

14) Bộ luật của thời Trần có tên gọi là gì? Ban hành vào năm nào?

15) Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương nào?

16) Thời Trần những người nào được tuyển chọn vào cấm quân?

17) Nhà Trần đã đặt thêm các chức gì để nhằm phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp?

18) Triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào trước nguy cơ đất nước bị quân Mông Cổ xâm lược?

19) Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?

20) Thời Trần, ruộng đất của quý tộc, vương hầu do khai hoang mà có gọi là gì?

TỰ LUẬN:

1) Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên? Hãy chỉ ra cách đánh giặc độc đáo của vua tôi nhà Trần trong 3 lần kháng chiến?

2) Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ ba (1287 – 1288) của nhà Trần?

3) Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên giành thắng lợi?

0
21 tháng 8 2016

Vì các cuộc thám hiểm đó đã giúp con người tìm thấy và khai phá được những vùng đất mới trên thế giới.

17 tháng 8 2017

Những cuộc thám hiểm trên là những phát kiến lớn về địa lí vì : Những cuộc thám hiểm đó đã tìm ra những con đường biển mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới.

28 tháng 8 2021

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

Các cuộc phát kiến địa lý:  - Năm 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi. - Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ. - Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ. - Năm 1519 – 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất.



 

1 tháng 12 2021

tham khảo

 Nguyên nhân: do sản xuất phát triển, cần thị trường, nguyện liệu, vàng bạc.
* Điều kiện: sự phát triển của khoa học - kỹ thuật tiến bộ –  cho phép đóng tàu lớn và có la bàn để con người có thể vượt trùng dương xa xôi, tìm ra những con đường mới, những vùng đất mới.

1 tháng 12 2021

Tham khảo:

 Nguyên nhân: do sản xuất phát triển, cần thị trường, nguyện liệu, vàng bạc.
*Những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:
+  1487, B. Di- a - xơ vòng qua cực Nam châu Phi đến mũi Hảo Vọng.
+   8- 1492, C. Cô-lôm-bô từ Tây Ban Nha đi về hướng tây đến biển Ca ri bê, đặt chân đến châu Mỹ
+   1497, Va-xcô đơ Ga-ma từ Lix-bon, đến Ca-li-cút (Tây Ấn Độ).
+   1519- 1522, Ph.Ma-gien-lan lần đầu tien đã đi vòng quanh Trái Đất.

21 tháng 12 2016

Nguyên nhân của những cuộc phát kiến địa lý: Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông. Tại Tây Âu, tầng lớp giàu có cũng tăng lên do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm, ngà voi... tăng vọt hẳn lên. Trong khi đó, con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc đó lại đang bị đế quốc Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi chiếm giữ, đi qua chỉ có mất mạng, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển. Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái đất hình cầu. Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thuỷ thủ dũng cảm.

 

Những cuộc phát kiến địa lý lớn: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lí. Năm 1415 một trường hàng hải do hoàng tử Henri của Bồ Đào Nha sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc thám hiểm men theo bờ biển phía tây Châu Phi.

 

Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do B. Dias chỉ huy đã tới được cực nam Châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hy Vọng . Năm 1497, Vascô đơ Gama (Vasco de Gama ) đã cầm đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ. Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt trời lặn.

 

Năm 1492, một đoàn thám hiểm do C. Côlông ( C. Colombus) chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung Châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ. Ông gọi những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Côlông không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người Châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên America. Thật đáng tiếc cho C. Côlông.

 

Năm 1519 - 1522, F. Magienlan đã cầm đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mĩ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam Châu Mĩ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magienlan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. F.Magienlan đã bỏ mạng ở Philippin do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người bỏ mạng trên tất cả các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Nhưng thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.

21 tháng 12 2016

Vai trò và ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lý: Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học... Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguôn gốc văn hoá khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân... Một làn sóng di chuyển dân cư lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI-XVIII với những dòng người Châu Âu di chuyển sang Châu Mĩ, Châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ . Hoạt đông buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ti buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập. Những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.

 

Phát kiến địa lí được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức: lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất. Nó có đóng góp quyết định về lí luận cũng như thực tiễn cho sự phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên thế giới đều giống nhau. Như thế, phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các loại sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hoá và văn minh khác nhau. Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi. Nó cũng thúc đẩy nền thương nghiệp ở châu Âu phát triển, làm cho đời sống thành thị ở khu vực này trở nên phồn vinh.Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí còn dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và chế độ thực dân, gây nhiều đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa.

Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. - Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? - Kể tên các cuộc phát kiến địa lí.  Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến. - Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học - kỹ thuật của người Trung...
Đọc tiếp

Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. 

- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? 

- Kể tên các cuộc phát kiến địa lí.  

Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến. 

- Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học - kỹ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến? 

Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến. 

Các triều đại phong kiến ở Ấn Độ: thời gian hình thành, phát triển và suy vong. 

- Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. 

Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 

Sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên. 

- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 

 Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến. 

- Thời gian hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở phương Đông và phương Tây. 

- Cơ sở kinh tế-xã hội của xã hội phong kiến. 

Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập. 

- Ngô Quyền dựng nền độc lập. 

- Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất? 

Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. 

- Luật pháp, quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý? 

Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). 

- Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt. 

- Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. 

Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hóa. 

- Trình bày văn hóa và giáo dục của thời nhà Lý. 

Chủ đề: Đại Việt dưới thời nhà Trần. 

- Nêu được thờigian thay thế nhà Lý. 

 gian nhà Trần- Luật pháp thời Trần. 

- Biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. 

- Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258. 

- Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên. 

- Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến, diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến năm 1285. 

PHẦN TỰ LUẬN: 

Câu 1. Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu đặc trưng của lãnh địa? 

Câu 2. Nêu sự thành lập nhà Lý? Nhà Lý làm gì để củng cố khối đoàn kết dân tộc? 

Câu 3. Nêu diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt? Nêu nét độc đáo  trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? 

Câu 4. Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?Theo em nhà Trần lên thay nhà Lý có phù hợp với yêu cầu lịch sử không? Vì sao? 

1
7 tháng 1 2022

mình cần ggaapd

gianroi