Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Cấu trúc của khí quyển
Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng :
a) Tầng đối lưu
Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.
Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước (từ 4 trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật... Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ ; mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh ; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước ngưng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa... Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.
b) Tầng bình lưu
Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôdôn. nhất là ớ độ cao từ 22 - 25 km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.
c) Tầng giữa
Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 - 80 km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến - 800C ở đỉnh tầng.
d) Tầng ion (tầng nhiệt)
Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.
e) Tầng ngoài
Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli vả hiđrô, không khí ở tầng này rất loãng.
2. Các khu du lịch nổi tiếng của nước ta:
- Vịnh Hạ Long
- Chùa Thiên Mụ
- Hồ Hoàn Kiếm
- Hội An
- Phú Quốc
- Ruộng bậc thang Sa Pa
- Mũi Né
- Đồng bằng Sông Cửu Long
- Địa đạo Củ Chi
- Nha Trang
Mô tả quá trình tạo thành mây mưa
- Trả lời : Mưa rơi xuống , bốc hơi -> Gặp lạnh , ngưng tụ tạo thành mây -> mưa .
*/Trên bề mặt trái đất lượng mưa được phân bố như thế nào?
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
- Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình) ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam
- Mưa càng ít khi càng về hai cực Bắc và Nam
2. Lượng mưa không đều do ảnh hưởng của đại dương
Mưa nhiều hay ít tuỳ thuộc vào vị trí gần đại dương hay xa đại dương và dòng biển nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.
1. Luân Đôn
2.Sydney
3.Thành phố Amsterdam, Hà Lan
4.Paris, Pháp
5.Berlin , Đức
1. Thành phố London, Anh
2. Thành phố Amsterdam, Hà Lan
3. Thành phố Paris, Pháp
4. Thành phố Berlin, Đức
5. Thành phố Prague, Cộng hòa Séc
a. Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam (28 tỉnh)
b. Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta
- Đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)
- Đảo Trường Sa (Khánh Hòa)
- Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh)
- Đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)
- Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
- Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
- Đảo Phú Quý (Bình Thuận)
- Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
c. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia .
- Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu).
- Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)
- Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang).
Trong sách giáo khoa có rồi còn gì
Lào,Trung Quốc,Cam-pu-chia
Lào: lúa,gạo,gỗ
Cam-pu-chia: ko nhớ
Trung Quốc: đồ chơi,hàng công nghiệp,gốm sứ,..
a. Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta là:
- Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình với công suất 1.920 MW.
- Thủy điện Yaly trên hệ thống sông Xê Xan thuộc tỉnh Gia Lai với công suất 720 MW
- Thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai với công suất 400 MW.
- Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi trên sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận với công suất Hàm Thuận 300 MW, Đa Mi 175 MW.
- Thủy điện Đa Nhim (trên sông Đa Nhim, 160 MW), Thác Bà (trên sông Chảy, 110 MW)…
- Hiện nay, đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta trên sông Đà với công suất 2.400 MW, thuộc tỉnh Sơ La.
b. Giải thích sự phân bố
- Các nhà máy thủy điện lớn của nước ta đều phân bố trên các sông có độ dốc lớn, có nguồn nước dồi dào.
- Sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu tập trung ở 3 hệ thống sông lớn:
+ Hệ thống sông Hồng mà chủ yếu là sông Đà, riêng sông Đà chiếm tới 19% tiềm năng thủy điện của cả nước.
+ Hệ thống sông Xê xan, Xrepok
+ Hệ thồng sông Đồng Nai với các phụ lưu như sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé,….
mk biết vài nơi hà:
Vd: hồ thủy điện Hòa Bình, hồ thủy điện Sơn La, hồ thủy điện Trị An,...... nhiều lắm
Các hồ thuỷ điện nổi tiếng ở nước ta: hồ thuỷ điện Hoà Bình, hồ thuỷ điện Thác Bà, hồ thuỷ điện Yali, hồ thuỷ điện Đa Nhim, hồ thuỷ điện Hàm Thuận, hồ thuỷ điện Đa Mi, hồ thuỷ điện Thác Mơ, hồ thuỷ điện Trị An, ...