K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2018

1 . Cô Tô

2 . Cây tre Việt Nam

3 . Lòng yêu nước

4 . Lao xao

19 tháng 4 2018

Cô To , cây tre Việt Nam , Lao Xao ,  Lòng yêu nước 

Hình như hết rồi

Lưu ý : Lao Xao là hồi kí nhé

12 tháng 8 2016

biết mới lạ...kk

12 tháng 8 2016

 Bạn muốn nói tác phẩm truyện kí hiện đại nào đã học trong lớp 6 hihi

Bạn tham khảo :

- Cô Tô 

- Cây tre Việt Nam 

- Lao xao

STT

Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Tác giả

Thể loại

Tóm tắt nội dung (đại ý)

1

Bài học đường đời đầu tiên

(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận.

2

Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)

Đoàn Giỏi

Truyện dài

Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo.

3

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Tình cảm hồn nhiên,trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình.

4

Vượt thác (trích Quê nội)

Võ Quảng

Truyện dài

Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn.

5

Buổi học cuối cùng

An -phông-xơ Đô-đê.

Truyện ngắn

Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.

6

Cô Tô

Nguyễn Tuân

Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô.

7

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

Cây tre - người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

8

Lòng yêu nước

I-li-a Ê-ren-bua

Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

9

Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)

Duy Khán

Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.

15 tháng 6 2019

I. Truyện và kí:

1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học:

STT

Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Tác giả

Thể loại

Tóm tắt nội dung (đại ý)

1

Bài học đường đời đầu tiên

(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận.

2

Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)

Đoàn Giỏi

Truyện dài

Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo.

3

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình.

4

Vượt thác (trích Quê nội)

Võ Quảng

Truyện dài

Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn.

5

Buổi học cuối cùng

An -phông-xơ Đô-đê.

Truyện ngắn

Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.

6

Cô Tô

Nguyễn Tuân

Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô.

7

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

Cây tre - người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

8

Lòng yêu nước

I-li-a Ê-ren-bua

Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

9

Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)

Duy Khán

Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.

2. Những yếu tố có chung ở truyện và kí:

STT

Tên tác phẩm hoặc đoạn trích)

Cốt truyện

Nhân vật

Nhân vật kể chuyện

1

Bài học đường đời đầu tiên

(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Kể theo trình tự thời gian

Có nhân vật chính và nhân vật phụ (Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc...)

Mèn- ngôi kể thứ nhất.

2

Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)

Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian

Ông Hai, thằng Cò, thằng An...

Nhân vật thằng An- ngôi kể thứ nhất.

3

Bức tranh của em gái tôi

Theo trình tự thời gian

Anh trai, em gái Kiều Phương, chú Tiến Lê, bố mẹ Kiều Phương...

Người anh trai- ngôi kể thứ nhất.

4

Vượt thác ( trích Quê nội)

Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian

Dượng Hương Thư và các bạn chèo thuyền

Hai chú bé Cục và Cù Lao- ngôi kể thứ nhất, xưng chúng tôi

5

Buổi học cuối cùng

Theo trình tự thời gian

Chú bé Phrăng , thầy Ha-men, cụ Hô-de...

Chú bé Phrăng- ngôi kể thứ nhất.

6

Cô Tô

Không

Anh hùng Châu Hòa Mãn và vợ con, những người dân trên đảo, tác giả...

Tác giả-ngôi kể thứ nhất.

7

Cây tre Việt Nam

Không

Cây tre và họ hàng của tre, nông dân, bộ đội....

Giấu mình- ngôi kể thứ ba.

8

Lòng yêu nước

Không

Nhân dân các dân tộc thuộc Liên Xô

Giấu mình- ngôi kể thứ ba.

9

Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)

Không

Các loài hoa, ong, bướm, chim....

Tác giả-ngôi kể thứ nhất.

II. Thơ:

STT

Tên bài thơ- năm sáng tác

Tác giả

Phương thức biểu đạt

Nội dung (đại ý)

1

Đêm nay Bác không ngủ (1951)

Minh Huệ- Nguyễn Đức Thái (1927-2003)

Tự sự, miêu tả

Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác Hồ với bộ đội, nhân dân và tình cảm kính yêu cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.

2

Lượm (1949)

Tố Hữu (1920-2002)

Miêu tả, tự sự

Bài thơ khắc họa hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với chúng ta.

3

Mưa (đọc thêm- 1967)

Trần Đăng Khoa (1958)

Miêu tả

Bài thơ miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê.

III. Văn bản nhật dụng:

STT

Tên bài

Tác giả

Nội dung

1

Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử

Thúy Lan (báo Người Hà Nội)

Hơn một thế kỉ, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử.

2

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

x

Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

3

Động Phong Nha

Trần Hoàng

Động Phong Nha là kì quan thứ nhất. Vẻ đẹp của hang động đã và đang thu hút khách trong và ngoài nước tham quan. Chúng ta tự hào về vẻ đẹp của Phong Nha và những thắng cảnh khác.

30 tháng 7 2016

Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn  hiểu thế nào về tình yêu quê hương?

Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.

Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.

Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.

Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.

Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.

Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.

Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn nguwxd “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. CHính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.

Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.

31 tháng 7 2016

bn giống mình dữ vậy