Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn muốn nói tác phẩm truyện kí hiện đại nào đã học trong lớp 6
Hầu hết những tác phẩm truyện và kí đã học trong chương trình Ngữ văn 6 – tập 2 là những bài ca ngợi ca đất nước, con người và cuộc sống của nhân dân Việt Nam. Thông qua những văn bản đã học, chúng ta thêm yêu đất nước, yêu cuôc sống mà yêu mỗi người ở quanh ta. Giúp ta hiểu biết hơn về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước và cuộc sống con người ở mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là vẻ đẹp của những người dân lao động; những vấn đề gần gũi với đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của người dân Việt Nam ta.
Để thể hiện tình yêu quê hương, em sẽ:
Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt trong xã hộiGiữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.Vệ sinh khu phố mình đang ở cũng như xung quanh, hạn chế thả rác bừa bãiTuyên truyền việc tốt để các bạn nhỏ và mọi người thể hiện tình yêu quê hương đất nước.....BÀI THƠ: BỐN MÙA YÊU THƯƠNG
Tác giả: Đặng Minh Mai
Hoa đua nở đón chào mùa xuân đến
Em xinh tươi dễ mến quá môi cười
Nét xuân thì duyên dáng lắm em ơi!
Cả đất trời rạng ngời lên sức sống
Ánh mắt em khiến tim anh rung động
Bao đêm dài mơ mộng mãi không thôi
Muốn gặp em để trao gửi bao lời
Nguyện cùng em dựng xây đời hạnh phúc
Mùa hạ sang nóng ran trong tâm thức
Hình bóng em có sức hút lạ kỳ
Cả đêm ngày ôm trọn mối tình si
Tim vui sướng từ khi em đón nhận
Thu đến rồi lá vàng rơi ngơ ngẩn
Heo may về từng ngọn rất trong xanh
Tay trong tay em vui bước bên anh
Tim ca hát cùng yến oanh rộn rã
Lá bàng rơi mùa đông về khắp ngả
Cái lạnh đầu mùa ta đã có nhau
Đón em về vui duyên thắm trầu cau
Ngày vu quy bừng lên màu hạnh phúc
Bài thơ: Quê hương.
Tác giả: Nguyễn Đình Huân
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
2. Bài thơ: Yêu lắm quê hương
Tác giả: Hoàng Thanh Tâm
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
3. Bài thơ: Tình quê.
Tác giả: Hoa Lục Bình
Chiều tà nắng ngã triền đê
Mục đồng thông thả đi về lưng trâu
Dòng sông xanh ngắt một màu
Một đàn cò trắng từ đâu bay về
Bình yên một buổi chiều quê
Khói đồng lan tỏa đêm về vắng tanh
Ngoài đồng cây lúa còn xanh
Chiều quê êm ả trong lành biết bao
Nhìn đàn gà nhỏ gọi nhau
Mọi người xong việc gọi nhau ra về
Giờ đây đêm cũng đã về
Thoảng đâu trong gió tóc thề thơm hương
Bình minh một sớm mù sương
Đàn trâu nhai có ngoài vườn nhởn nhơ
Cánh cò bay lạc vào thơ
Làm cho tôi mãi ngẫn ngơ giữa đồng
Con đò nằm dưới bến sông
Hình như nó cũng chờ mong một người
Người người rôm rả nói cười
Đồng xanh bát ngát thơm mùi mạ non
Tình quê một dạ sắc son
Ở nơi thành thị em còn nhớ không
Con đò bến cũ chờ mong
Hôm nào anh cũng chờ trông em về.
4. Thơ lục bát: Miền quê
Tác giả: Đức Trung – TĐL
Tôi thầm nhớ một miền quê
Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ
Đồng xanh bay lả cánh cò
Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều
Vi vu gió thổi sáo diều
Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?
Dòng sông, bến nước, con đò
Có người lữ khách bên bờ dừng chân
Xa xa vẳng tiếng chuông ngân
Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim
Tuổi thơ thích chạy trốn tìm
Cây đa giếng nước còn in trăng thề
Xa rồi nhớ mãi miền quê
Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa…
5. Bài thơ : Quê hương qua lời mẹ kể.
Tác giả: Công Vinh
Con nghe Mẹ kể ngày xưa,
Quê hương của Mẹ, mỗi trưa nắng hè.
Bình yên những mái tranh che,
Sông Thu in bóng luỹ tre ven làng.
Quê hương hai tiếng dịu dàng,
Mà sao vẫn thấy ngỡ ngàng trong con.
Làm trai, chữ hiếu chưa tròn
Quê Cha, đất Tổ, mỏi mòn thiệt hơn.
Ngày xưa, Mẹ kể nguồn cơn,
Quê hương của Mẹ, đã hơn mươi đời.
Sông Thu, một thuở thiếu thời,
Chiến tranh, Mẹ phải xa rời quê hương.
Miền trung chín nhớ, mười thương
Con như cánh Nhạn, lạc đường lẽ loi.
Sông Thu bên lỡ, bên bồi
Quê hương in dấu, một đời Mẹ Cha.
Con chưa về lại quê nhà,
Nên đâu biết được, đường xa hay gần?
Lòng con day dứt, băn khoăn
Nữa đời tóc đã pha dần màu sương.
Bao giờ về lại quê hương
Để xem Vĩnh Điện, An Tường là đâu?
Sông Thu xanh thẫm một màu
Bãi bồi cùng những ruộng dâu, nong tằm.
Bây chừ, Mẹ đã yên nằm
Lấy ai dìu dắt về thăm quê nhà
Đời con rồi cũng sẽ qua,
Quê hương rồi cũng chỉ là giấc mơ.
Quê hương đẹp tựa vần thơ
Sông Thu với những bến bờ yêu thương.
Dù cho xa cách dặm trường,
Lòng con vẫn mãi vấn vương Thu Bồn…
6. Bài thơ: Quê hương nỗi nhớ.
Tác giả: Hoàng Thanh Tâm
Trở về tìm mái nhà quê
Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa
Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa
Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho
Tìm đàn trâu với con đò
Áo bà ba mẹ câu hò trên sông
Nón lá nghiêng nắng nước ròng
Miền quê khó nhọc con còng con cua
Lục bình tim tím mùa mưa
Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo
Khói lên cháy bếp nhà nghèo
Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi
Heo gà chạy ngược chạy xuôi
Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê
Cánh cò trắng xóa vọng về
Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên
Đậm đà ký ức giao duyên
Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao
Con dù biền biệt phương nào
Quê hương một dạ dạt dào khó phai.
7. Thơ lục bát: Quê hương
Tác giả: Đức Trung – TĐL
Quê hương xa cách phương trời
Nỗi buồn thương nhớ đầy vơi trong lòng.
Đêm ngày hết nhớ lại mong
Hướng về quê mẹ ròng ròng lệ rơi..!
Nhớ chiều ra ngắm biển khơi
Cánh buồm theo gió về nơi chốn nào?
Quê hương hai tiếng ngọt ngào
Đường xa vạn dặm nôn nao nhớ thầm.
Mẹ cha xa cách bao năm
Ban ngày thương nhớ, đêm nằm chiêm bao.
Tuổi thơ – kỷ niệm dạt dào
Vẫn còn đầy ắp xuyến xao tâm hồn.
Nhớ quê lòng dạ bồn chồn
Mỗi lần ngắm cảnh hoàng hôn… xa nhà.
Quê hương – hai tiếng thiết tha
Còn in ký ức đậm đà yêu thương…
Tuổi thơ cắp sách đến trường
Lớn lên đi khắp bốn phương chân trời.
Nhớ về quê mẹ yêu ơi!
Bâng khuâng lại thấy bồi hồi trong tim.
8. Bài thơ: Quê hương thanh bình
Tác giả: Lãng Du Khách
Cảnh quê bình dị khiêm nhường
Mà sao quá đỗi thân thương với đời
Trưa hè vọng tiếng ru hời
Đong đầy thương mến trong lời mẹ ru
Chiều tà tiếng sáo vi vu
Mênh mang trời đất lãng du thanh bình
Người quê mộc mạc chân tình
Cùng nhau đùm bọc hết mình đói no
Đồng quê mỏi rã cánh cò
Cho ta hạt gạo thơm tho nuôi người
Dân quê rạng rỡ nụ cười
Yêu thương đùm bọc lòng người thiện chân
Bản tính vốn rất chuyên cần
Hăng say lao động gian truân chẳng sờn
Cùng nhau xây dựng giang sơn
Để cho cuộc sống đẹp hơn với đời
Cảnh quê xanh thắm tuyệt vời
Thân thương gắn bó với đời dân quê
Bình dị mà vẫn đam mê
Đó là nơi chốn ta về ai ơi.
a) * Giống : đều thuộc loại hình tự sự , đều có người kể chuyện ( người trần thuật ) có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp ở ngôi thứ 3 thể hiện qua lời kể .
* Khác :
- Truyện :
+ Phần lớn dựa vào sự tưởng tượng , sáng tạo của tác ghi trên cơ sở quan sát , tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận , đánh giá của tác giả .
+ Có cốt truyện , nhân vật , lời kể , người kể chuyện .
- Kí :
+ Kể về những gì có thật , đã từng sảy ra .
+ Thường không có cốt truyện , có khi còn không có cả nhân vật .
b ) Mình thích nhất là bài ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ vì :
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Tình cảm của tác giả trong văn bản :
+ Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu).
+ Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu).
=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.
Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?
Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.
Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.
Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.
Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn nguwxd “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. CHính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.
Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
bn giống mình dữ vậy