Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:
- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.
- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.
- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.
Câu 2:
Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả trong bốn câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ.
Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này.
Câu 3:
Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.
Câu 4:
Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học "nghiêng nước nghiêng thành" (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân.
Câu 5:
Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.
Câu 6:
Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.
Soạn bài: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)
Bố cục:
- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Lời giới thiệu của tác giả về hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân.
- Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Phần 3 (mười sáu câu thơ còn lại): Vẻ đẹp, tài năng thiên phú của Thúy Kiều.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:
- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.
- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.
- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.
Câu 2:
Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả trong bốn câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ.
Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này.
Câu 3:
Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn:
"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.
Câu 4:
Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học "nghiêng nước nghiêng thành" (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân.
Câu 5:
Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.
Câu 6:
Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.
Luyện tập
(Học thuộc lòng đoạn thơ)
Ý nghĩa - Nhận xét
- Về nội dung:
→ Học sinh cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp "mười phân vẹn mười" của hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân
→ Học sinh thấy được cảm hứng nhân văn ở tác giả Nguyễn Du qua dự cảm về kiếp tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều.
- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị đặc sắc trong ngòi bút của Nguyễn Du: bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp con người.
Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích
(trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Bố cục:
- Phần 1 (sáu câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích.
- Phần 2 (tám câu thơ tiếp theo): Nỗi nhớ thương của Kiều đối với Kim Trọng và với cha mẹ mình.
- Phần 3 (tám câu thơ cuối cùng): Tâm trạng buồn bã, sầu thảm của Thúy Kiều thể hiện qua bức tranh thiên nhiên.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều:
- Kiều bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích: khoá xuân
- Vẻ mênh mông, chống chếnh của không gian tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, xa trông, non xa, trăng gần … Đúng là: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
- Hình ảnh trăng, mây sớm đèn khuya biểu đạt sự quay vòng của thời gian. Cùng với những hình ảnh gợi tả không gian, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian càng nhấn đậm thêm tình cảnh cô đơn, buồn bã của Kiều.
Câu 2:
Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều. Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp quy luật tâm lý (những người trẻ tuổi bao giờ cũng nhớ người yêu trước), vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ lời thề ước dưới trăng, thương chàng Kim Trọng đêm ngày đau đáu trông chờ uổng công vô ích.
Tiếp đó, Nàng nhớ đến cha mẹ. Nàng thương xót cha mẹ già yêu mà nàng không được chăm sóc. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là cha mẹ ngày một thêm già yếu. Lần nào khi nhớ về cha mẹ, Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu" và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy con cái của cha mẹ. Cũng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ lại khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau.
Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Những suy nghĩ này cho thấy Kiều là người tình chung thủy, người con hiếu thảo, người phụ nữ có tấm lòng vị tha đáng trọng.
Câu 3:
Ở tám câu thơ cuối đoạn trích, Nguyễn Du đã cho thấy một bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật, cảnh vật thể hiện tâm trạng:
- Sắc thái của bức tranh thiên nhiên thể hiện từng trạng thái tình cảm của Thuý Kiều:
+ Nhớ thương cha mẹ, quê hương, cảnh vật là:
Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
+ Nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở, thì cảnh là:
Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu.
+ Buồn tủi, đau đớn cho thân mình, thì cảnh là:
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Như vậy, từng chi tiết, hình ảnh khung cảnh thiên nhiên đều mang đậm trạng thái tình cảm của Thuý Kiều. Mỗi cảnh là mỗi tình, song tất cả đều buồn thương, đúng là: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
- Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên. Sóng gió nổi lên như sự báo về những đau khổ ê chề rồi đây sẽ xảy ra đối với Kiều, là dự cảm cho một đoạn đời "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.".
Luyện tập
Câu 1 (trang 96 SGK):
- Tả cảnh ngụ tình là một bút pháp đặc trưng của văn học trung đại nói chung, của ngòi bút Nguyễn Du nói riêng với cơ chế là tả cảnh thông qua đó để bộc lộ tâm trạng con người, tả cảnh để nói tình chứ không chỉ là bức tranh tả cảnh thuần túy.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối:
→ Cảnh vật ở tám câu thơ cuối được nhìn qua con mắt của Thúy Kiều nên nhuốm màu tâm trạng rõ rệt.
→ Buồn trông cửa bể chiều hôm - Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa: gợi liên tưởng đến những chuyến đi xa, rời khỏi bến đỗ => tâm trạng cô đơn, lac lõng trong tình cảnh lưu lạc của Thúy Kiều.
→ Buồn trông ngọn nước mới sa - Hoa trôi man mác biết là về đâu: hoa tượng trưng cho vẻ đẹp, nhưng bây giờ lại bị vùi dập giữa dòng nước => Nỗi âu lo về số phận long đong, vô định của Thúy Kiều.
→ Buồn trông nội cỏ rầu rầu - Chân mây mặt đất một màu xanh xanh: Màu xanh không còn là biểu hiện cho sức sống => cảnh vật nhuốm màu tâm trạng của con người, chịu sự chi phối của tâm trạng nên giờ đây màu xanh cũng trở nên buồn tẻ, màu xanh từ cỏ cây đến đất trời khiến người ta không biết nhìn về đâu.
→ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi => Dự cảm chẳng lành của Kiều về số phân đầy trắc trở, gập ghềnh của mình.
=> Toàn bộ tám câu thơ đều nhằm khắc họa tâm trạng lạc lõng, cô đơn, đầy âu lo của Thúy Kiều về số phận của chính mình.
Câu 2 (trang 96 SGK):
Học thuộc lòng đoạn thơ
Ý nghĩa - Nhận xét
- Học sinh thấy được nét đặc sắc của đoạn trích này, đây là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều.
- Học sinh phân tích được giá trị của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong trích đoạn.
- Qua đoạn trích, học sinh đồng cảm với cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và thấy được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sư hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm" làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại. Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật.
Câu 2: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh được gợi tả trong tám câu thơ tiếp:
- Phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh)
- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:
+ Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.
+ Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu.
+ Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.
Câu 3:
Sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thần, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh thay đổi bởi không gian, thời giant hay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: "tà tà", "thanh thanh", "nao nao" không chỉ gợi ta sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ "nao nao" như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ.
Câu 4:
Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.
Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo.
Soạn bài: Cảnh ngày xuân
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Bố cục:
- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp.
- Phần 2 (tám câu thơ tiếp theo): Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
- Phần 3 (sáu câu thơ cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sư hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm" làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại. Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật.
Câu 2: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh được gợi tả trong tám câu thơ tiếp:
- Phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh)
- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:
+ Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.
+ Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu.
+ Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.
Câu 3:
Sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thần, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh thay đổi bởi không gian, thời giant hay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: "tà tà", "thanh thanh", "nao nao" không chỉ gợi ta sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ "nao nao" như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ.
Câu 4:
Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.
Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo.
Luyện tập
Câu 1 (trang 87 SGK):
+ Nguyễn Du đã tiếp thu ý tưởng từ câu thơ câu thơ cổ Trung Quốc để miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân. Bức tranh mùa xuân ở hai câu thơ hiện lên với những nét vẽ tương đồng với nhau:
→ Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la, ngút ngàn (cỏ thơm liền với trời xanh - cỏ non xanh tận chân trời).
→ Cành lê với những bông hoa lê trắng điểm xuyết.
+ Sự sáng tạo của Nguyễn Du so với cổ nhân thể hiện tập trung ở câu thơ thứ hai.
→ Ở câu thơ cổ Trung Quốc chỉ đơn thuần là miêu tả lại trên cành lê nở mấy bông hoa.
→ Câu thơ "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" của Nguyễn Du đặc biệt nhất mạnh vào bút pháp chấm phá điểm xuyết. Trọng tâm trong bức tranh của Nguyễn Du chính là những bông hoa lê trắng giữa nền xanh bao la của đất trời. Tác giả đã sử dụng phép đảo ngữ, đặt động từ "điểm" lên trước cụm danh từ "một vài bông hoa".
Câu 2 (trang 87 SGK): Học thuộc lòng đoạn thơ
Ý nghĩa - Nhận xét
- Qua đoạn trích, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, lễ hội ngày xuân tươi đẹp trong sáng.
- Đồng thời, học sinh phân tích được những giá trị nghệ thuật thể hiện qua từ ngữ và bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của đại thi hào Nguyễn Du.
Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Bố cục:
- Phần 1 (mười hai câu thơ đầu): cảnh Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh.
- Phần 2 (hai mươi hai câu thơ còn lại): Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Mười hai câu đầu đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân. Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh. Nàng gọi Thúc Sinh là "Người cũ" mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là "cổ nhân" mang sắc thái trang trọng. Với nàng dù có "Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân" cũng chưa dễ xứng với ơn nghĩa nặng của Thúc Sinh. Trong khi nói với Thúc Sinh. Kiều cũng nhắc về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố "Sâm Thương" cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Còn lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc "Kẻ cắp bà già gặp nhau", "Kiến bỏ miệng chén" với những từ Việt dễ hiểu: hàng động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Câu 2:
Những lời đầu tiên của Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến:
Thoắt trông nàng đã chào thưa: "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"
Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọi Hoạn Thư là "tiểu thư", cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ở đời "càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều". Kiều tin chắc vào chiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!
Câu 3:
Thế nhưng Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao":
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu Khấu đầu dưới chiếu, liệu điều kêu ca. Rằng: "Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình..."
Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã "hồn lạc phách xiêu", Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định "ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà", Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã "làm ơn" cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt... Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ "hồn lạc phách xiêu" chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình.
Câu 4:
Rốt cuộc, người thua trong cuộc đấu trí, đấu khẩu đó lại chính là Thuý Kiều. Bằng chứng là khi nghe xong những lời "bào chữa" của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã xuôi lòng mà tha bổng cho mụ, không những thế lại còn khen: "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" và tự nói với mình rằng: "Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen".
Kết cục đó có thể bất ngờ với người đọc nhưng lại rất hợp lí với lô gích của tác phẩm. Đoạn "báo ân" với Thúc Sinh đã cho thấy: dù thế nào đi nữa, nàng vẫn là người phụ nữ đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa. Một người phụ nữ như thế, thật khó có thể đối đầu được với một kẻ gian ngoan, quỷ quyệt như Hoạn Thư.
Câu 5:
Qua đoạn trích có thể thấy Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đến ơn xứng đáng. Thúc Sinh là một ví dụ. Còn với Hoạn Thư, nàng kiên quyết trừng phạt. Nhưng trước thái độ khôn ngoan kêu ca "đến mực, phải lời", Kiều đã tha bổng. Nàng tha Hoạn Thư cho thấy Kiều là người không hẹp hòi, không nhỏ nhen, không cố chấp. Sự rộng lượng của nàng càng làm cho người ta, kể cả Hoạn Thư – kẻ thù, phải tâm phục, khẩu phục.
Hoạn Thư là một người phụ nữ nham hiểm và hết mực khôn ngoan.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 109 SGK): Những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.
+ Thúy Kiều:
→ Có yêu, có ghét rõ ràng, lúc thì rất ôn hòa, lúc lại rất cương quyết, cứng rắn: Nàng trả ơn đền nghĩa cho Thúc Sinh, ngược lại trừng phạt Hoạn Thư - người đã từng có tội với nàng.
→ Tuy nhiên, mọi hành động của Thúy Kiều đều dựa trên nguyên tắc đạo lý: nàng là người thấu hiểu đạo lý, nên mới đền ơn cho người đã cưu mang mình, đồng thời tha tội cho Hoạn Thư bởi nàng thấu hiểu cho phận đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.
+ Hoạn Thư:
→ Trước sau Hoạn Thư đều là người khôn ngoan, mưu kế. Dù run sợ trước lời buộc tội của Kiều nhưng vẫn khôn khéo đưa ra được lời biện minh để thoát tội cho bản thân, lợi dụng lòng đồng cảm của Thúy Kiều: Về tình cảm riêng, tuy vẫn rất yêu quý tài năng của Thúy Kiều nhưng cảnh chồng chung thì ai nào chịu được, nên thói ghen tuông cũng là thường tình.
Ý nghĩa - Nhận xét
- Qua đoạn trích, học sinh thấy được nét tính cách nhất quán trong hai nhân vật Thúy Kiều va Hoạn Thư.
- Cảm nhận được nội dung tư tưởng của đoạn trích: đoạn trích thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Học sinh phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong ngồi bút xây dựng tính cách nhân vật trông qua ngôn ngữ đối thoại của tác giả Nguyễn Du.
Soạn bài: Mã Giám Sinh mua Kiều
(trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Bố cục:
- Phần 1 (mười câu thơ đầu): Bức tranh về ngoại hình, tính cách của tên xấu xa Mã Giám Sinh.
- Phần 2 (mười sáu câu còn lại): Tình cảnh tội nghiệp, nỗi đau đớn, tái tê của Thúy Kiều trong cuộc mua bán với bọn buôn người.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Trong đoạn trích, từ ngoại hình đến tính cách, bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh được bộc lộ rõ nét:
- Ngoại hình: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
+ Cử chỉ, hành động, cách nói năng: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng; Đắn đo cân sắc cân tài - ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ; Cò kè bớt một thêm hai,…
+ Tính cách: thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người chỉ như một món hàng hoá có thể mua bán, thậm chí cò kè bớt xén; giả dối từ việc giới thiệu lí lịch cho đến trình bày mục đích mua Kiều: "Rằng: "Mua ngọc đến Lam Kiều - Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?"…
Câu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh của Thúy Kiều.
Cuộc đời của Thúy Kiều, một cô gai tài hoa nhưng bạc mệnh, cuộc đời của nàng là một chuỗi dài của sự bi thương đau đớn. Trong đoạn trích, hình ảnh của nàng là một chuỗi dài của sự bi thương đau đớn. Trong đoạn trích, hình ảnh của nàng hiện lên tuy không nhiều nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được tình cảnh tội nghiệp và nỗi đau đớn tái tê của nàng.
a. Tình cảnh tội nghiệp: Gia đình nàng gặp cơn nguy biến, Kiều phải bán mình cứu cha.
b. Nỗi đau đớn, tái tê.
- Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng, Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai. Đó là nỗi đau đớn đến tột cùng. Từ một cô gái khuê các, sống trong cảnh "trướng gấm màn che" bỗng dưng nàng bị ném vào cuộc đời ô trọc, bầm dập.
- Trong lòng nàng lúc bấy giờ đang ngổn ngang trăm mối tơ vò: tình duyên đứt đoạn, cha và em bị đánh đập, cửa nhà tan nát thế nhưng nàng phải đánh đàn, phải làm thơ để cho Mã Giám Sinh vừa lòng, trong lòng thì lại chất chứa lo lắng vì số phận sắp tới của mình.
Câu 3:
Đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du:
- Tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị chà đạp.
- Vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và đồng tiền lộng hành; Gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn, lên án thế lực đồng tiền bất nhân.
- Bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân.
Ý nghĩa - Nhận xét
- Qua đoạn trích, học sinh thấy được bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh thông qua những nét về ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, đồng thời thương xót cho số phận con người, đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc như Thúy Kiều trong xã hội đồng tiền đáng ghê tởm.
- Học sinh thấy được ngòi bút khắc họa tính cách nhân vật tài tình của tác giả Nguyễn Du.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.
Câu 2:
Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh "bất bình":
- Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô… - Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
Câu 3:
Là người chịu ơn, trong đoạn truyện này, Kiều Nguyệt Nga cũng đã bộc lộ những nét đẹp trong tâm hồn. Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô "quân tử", "tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
Trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn. Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái hào hiệp đó và đã giám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nét đẹp đó của Kiều Nguyệt Nga khiến người đọc cảm mến.
Câu 4:
Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức "kể thơ", tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.
Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.
Câu 5:
Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợ với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.
2. Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977.
3. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như...
4. Sự biến chuyển của trời đất lúc thu sang được nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế:
- Hương ổi phả vào trong gió se.
- Gió thu giăng mắc chầm chậm.
- Dòng sông dềnh dàng trôi.
- Những cánh chim bắt đầu vội vã (chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét).
- Đám mây mùa hạ đã "vắt nửa mình sang thu".
- Nắng cuối hạ vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa...
Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phải vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình...) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi của sự vật, mặt khác, chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.
5. Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại, yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết "sấm cũng bớt bất ngờ" cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước biến thái thiên nhiên, do đó cần đọc bằng giọng nhẹ nhàng,
1. Bài thơ có thể chia thành bố cục ba phần:
+ Phần 1: Ba khổ thơ đầu tiên: Là dòng hồi tưởng của nhà thơ Nguyễn Duy về khoảng thời gian tuổi thơ cùng với tình cảm gắn bó với vầng trăng.
+ Phần 2: Khổ thơ thứ tư: Nói tình huống bất ngờ xảy ra: Khi đèn điện chợt tắt.
+ Phần ba: Những khổ thơ còn lại: Là sự suy tư, trăn trở của nhà thơ.
Bài thơ “Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, bước ngoặt tạo ra những thay đổi trong tâm trạng của nhà thơ chính là tình huống bất ngờ xảy ra, đèn điện chợt tắt nhưng chính tình huống đó lại thắp dậy những kí ức thân thiết đã từng vô tình lãng quên, cùng với đó là những suy tư, trăn trở, ý thức được sự vô tình của bản thân. Là cơ sở để Nguyễn Duy thể hiện được tư tưởng chủ đề của bài thơ của mình.
2. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa, không chỉ là hình ảnh xuất hiện trong thực tại mà nó còn là những biểu tượng của dòng hồi ức quá khứ, những kỉ niệm sâu sắc mà nhà thơ đã từng trải qua.
+ Trước hết, hình ảnh của vầng trăng là hình ảnh tả thực, đó là hình ảnh nhà thơ chứng kiến trong quá khứ cũng như là hình ảnh xuất hiện trong cuộc sống hiện tại của nhà thơ, hình ảnh trực tiếp khơi dậy những dòng hồi tưởng về quá khứ.
+ Hình ảnh vầng trăng còn là biểu tượng cho những kí ức của quá khứ, đó là những kí ức mà con người từng trải nghiệm, gắn liền với nó là những tình cảm, những cảm nhận đặc biệt, tạo nên trong tâm thức những hình ảnh đặc biệt mà mỗi khi hình ảnh vầng trăng xuất hiện thì những kí ức ấy cũng sẽ theo về như dòng thác lũ.Ý nghĩa triết lí của bài thơ: Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
3. Kết cấu của bài thơ “Ánh trăng” khá đặc biệt, trước hết mở đầu là khoảng thời gian thực tại khi nhà thơ hồi tưởng về những kỉ niệm gắn bó với vầng trăng. Sau đó câu chuyện thực sự mở ra bằng một tình huống bất ngờ, gây ra những biến chuyển trong tâm trạng, tình cảm của nhà thơ, đó là khi đèn điện tắt, và những câu thơ sau đó lại xoáy vào sự day dứt, trăn trở suy tư của chính nhà thơ. Kết cấu này tạo ra sự độc đáo cho bức tranh tâm trạng của nhà thơ, cũng chính là sự xây dựng câu chuyện một cách hợp lí, một sự lí giải cho chính những độc giả.
4. Bài thơ “ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, ba năm sau khi đất nước được giải phóng ( 1975). Nguyễn Du đã từng có thời gian khoảng 10 năm sống trong quân ngũ, đã từng trải nghiệm cuộc sống của những người lính, từng có những kí ức sâu sắc trong khoảng thời gian đặc biệt đó. Vì vậy, bài thơ ánh trăng cũng chính là những dòng hồi tưởng, dòng tâm sự thực nhất của nhà thơ, nhắc nhở chính mình cũng như mang đến bài học triết lí, rằng hãy tôn trọng khoảng thời gian của quá khứ, bởi ta đã từng trải qua, đã từng trưởng thành, gắn bó sâu sắc với nó.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả :
Nguyễn Huy Tưởng ( 1912-1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, có sáng tác trước 1945. Sau cách mạng tháng Tám, ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học Cách mạng. Ông còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
2. Tác phẩm
Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946, trong không khí sục sôi của những năm đầu của cuộc kháng chiến. Kịch lấy bối cảnh cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 1940-1941), nội dung tập trung vào gia đình cụ Phương, một nông dân người Tày ở Bắc Sơn. Cụ Phương và Sáng - con trai cụ - hăng hái tham gia chiến đấu, còn bà cụ Phương và Thơm - con gái cùng với chồng là Ngọc thì sợ hãi, lẩn tránh. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi bước đầu. Đảng ử ông giáo Thái là cán bộ Đảng đến ủng hộ phong trào. Quân Pháp do Ngọc dẫn đường chiếm lại được Vũ Lăng, đàn áp dã man quần chúng cách mạng và truy lùng những cán bộ lãnh đạo. Cụ Phương và Sáng hy sinh. Trước cái chết của cha và em, lại dần nhận ra bộ mặt phản động của Ngọc, Thơm đau xót, ân hận. Khi Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm, cô đã che giấu va cứu thoát hai người. Biết tin Ngọc dẫn đường cho Pháp lên đánh du kích, Thơm đã luồn rừng báo cho quân ta kịp thời đối phó. Lúc quay về cô gặp Ngọc, bị y bắn nhưng chính y lại bị trúng đạn của quân Pháp và chết.
Bắc Sơn là vở kịch năm hồi. Đoạn trích là hai lớp hồi 4, thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Thơm và hành động cứu hai cán bộ cách mạng.
II. Trả lời câu hỏi
1. Diễn biến của sự việc trong đoạn trích : Thái, Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm bối rối và sợ hãi. Nhưng cô quyết tâm che chở cho hai người. Ngọc cùng đồng bọn truy lùng hai cán bộ nhưng không tìm được. Chính thời điểm này, Ngọc dần lộ mặt là tay sai cho giặc. Thơm đã che chở và cứu thoát được hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu
2. Trong đoạn trích, tình huống căng thẳng là Thái, Cửu khi bị giặc đuổi đã chạy nhầm vào nhà Thơm. Thái tin tưởng vào Thơm , trong khi Cửu băn khoăn lo lắng. Trước tình hình đó, Thơm đã dứt khoát che chở cho hai cán bộ cách mạng, đứng hẳn về phía cách mạng. Tình huống đó cũng làm cho Ngọc bị lộ mặt là kẻ tham gia truy lùng cán bộ, chính Ngọc là Việt gian đang cùng với bọn giắc bắt Thái và Cửu để lĩnh thưởng
3. Hoàn cảnh của Thơm lúc này là cha và em trai hi sinh, mẹ bỏ đi. Cô chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, chồng cô, những Thơm đã nghi ngờ chồng. Đột ngột ông giáo Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơ. Cô sợ hãi và bối rối. Nhưng bản chất lương thiện của Thơm đã khiến cô không tố cáo hai người và chủ động giấu hai người vào buồng và chỉ lối cho hai người thoát ra. Đói với Ngọc - chồng cô, Thơm đã hiểu rõ bản chất của chồng. Cô nói to báo cho hai người cán bộ biết bọn địch đang ở phía sau nhà, ở chỗ buồng đi ra. Cô khôn khéo để Ngọc không nghị ngờ và Ngọc ra đi cùng đồng bọn.
Hành động của Thơm chứng tỏ cô đã đứng hẳn về phía Cách mạng. Từ chỗ bị động, cô đã chủ động che chở và cứu thoát Thái, Cửu. Hành động của Thơm chứng tở tuy cách mạng bị đàn áp nhưng sức sống của nó không thể bị tiêu diệt, nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng và lôi cuốn cả những người vốn đứng ngoài như Thơm.
4. Tác giả để cho Ngọc bộc lộ bản chất của y qua hành động đi truy lùng các cán bộ cách mạng, trong việc y tính toán tiền thưởng khi bắt được cán bộ, qua việc y định tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm, định trị cho thằng Tốn nào đó đã mua tranh ruộng của y. Ngọc quyết tâm làm tay sai để có tiền, đồng thời anh ta cũng cố tỏ ra chiều vợ. Chính vì thế mà Thơm đã khéo léo đẩy Ngọc đi cùng với đồng bọn, kín đáo báo cho hai cán bộ biết bọn tay sai đứng ở sau nhà, lối đi từ buồng ra. Ngọc là người ham tiền, quyết tâm bắt hai cán bộ, y còn ngụy biện rằng y không bắt, người khác cũng bắt và bắt sớm cho dân đỡ khổ.
Hai nhân vật Thái và Cửu đều lâm vào hoàn cảnh nguy ngốn. Trong khi Cửu nóng nảy, xốc nổi, muốn hành động liều lĩnh ngay, hối hận vì đã đưa Thái vào chỗ nguy hiểm thì Thái lại hết sức bình tĩnh. Thái tin vào dòng máu nhà cụ Phương. Thái nghe giọng nói biết là Thơm không bao giờ bán rẻ hai người. Chính nhờ sự tin tưởng tuyệt đối của Thái mà Thơm mới đủ bình tĩnh để cứu hai người, đề nghị hai người nói nhỏ, không ra xem xét tình hình và lánh vào buồng.
Nét nổi bật của Thái và Cửu là bình tĩnh, không sợ chết, với Thái còn là sự nhạy cảm, tin rằng người như Thơm không thể làm điều ác, điều xấu
5. - Xung đột kịch trong hồi bốn tập trung thể hiện mâu thuẫn đối đầu giữa phía địch mà tiêu biểu là Ngọc và đồng bọn truy bắt các cán bộ cách mạng. Trong cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái và Cửu, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng để chống lại chồng. Xung đột lại thể hiện trong tâm trạng của thơm, thúc đẩy tâm trạng nhân vật đi đến bước ngoặt quan trọng.
- Tình huống truyện : éo le, bất ngờ
- Những đối thoại giữa Thái, Cửu, Thơm ngắn, căng thẳng, thể hiện sự gấp gáp, lo lắng, hồi hộp, bộc lộ nội tâm và tính cách của nhân vật
Soạn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Câu 1: Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
- Thời đại và gia đình:
+ Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
+ Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.
+ Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Cuộc đời:
+ Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.
+ Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…
- Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
Câu 2: Tham khảo tóm tắt "Truyện Kiều":
Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.
Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.
Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ " danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.