Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
STT | Thời gian | Sự kiện chính |
1 | Năm 1416 | Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai ( Lê Lợi và 18 người ) |
2 | Năm 1418 | Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn ( Thanh hóa ) và tự xưng là Bình Định Vương . |
3 | Năm 1421 | Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn , Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh . |
4 | Năm 1423 | Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh . |
5 | Năm 1424 | Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ An . |
6 | Năm 1425 | Giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa . |
7 | T9 - 1426 | Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc . |
8 | T11 - 1426 | Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động . |
9 | T10 - 1427 | Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, chiến tranh kết thúc . |
10 | T12 - 1427 | Hội thề Đông Quan diễn ra , quân Minh rút quân về nước . |
Khởi nghĩ Lam Sơn gồm ba giai đoạn chính:
-Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423)
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh.
-Tiến vào phía nam (1424-1425)
Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình,Thuận Hóa.
-Giải phóng Đông Quan (1426-1427)
Vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng.
Nguồn: Wikikpedia
Ba giai đoạn chính của khởi nghĩ Lam Sơn
-Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423)
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh.
-Tiến vào phía nam (1424-1425)
Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình,Thuận Hóa.
-Giải phóng Đông Quan (1426-1427)
Vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng.
1. Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
2.
Nguyên nhân: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Theo em, ý( Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.) là quan trọng nhất vì nếu không có tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc thì cũng sẽ thất bại như nhà Hồ mà thôi!!Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).
Lĩnh vực |
tác giả |
Tác phẩm |
Văn học |
Nguyễn trãi
Lê thánh tông |
Bình ngô đại cáo, quân trung từ mệnh tập, chí linh sơn phú, quốc âm thi tập,... Quỳnh uyển cửu ca, châu cơ thắng thưởng, Hồng đức quốc âm thi tập,...
|
Sử học |
Ngô sĩ liên
|
Đại việt sử ký toàn thư (15 quyển) Đại việt sử ký (10 quyển), lam sơn thực lục, hoàng triều quan chế,... |
Địa lý |
Hồng đức bản đồ, dư địa lí, am nam hình thăng đồ | |
Y học |
Bản thảo thực vật toát yếu | |
Toán học |
Lương thế vinh
|
Đại thành toán pháp Lập thành toán pháp |
Mấy chỗ trống là hok có nha bn
Chúc bn học tốt
Văn học :
-Chữ Hán :
+ Quân trung từ mệnh tập , Bình Ngô đại cáo , Chí Linh sơn phú ,.... của Nguyễn Trãi.
+Quỳnh uyển cửu ca,... của Vua Lê Thánh Tông.
- Chữ Nôm :
+ Hồng Đức quốc âm thư tập ,... của Lê Thánh Tông.
+ Quốc âm thi tập,... của Nguyễn Trãi.
Sử học:
- Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu.
-Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.
- Lam Sơn thực lục.
Địa lí:
- Hồng Đức bản đồ , Dư địa chí của Lê Thánh Tông.
-An Nam hình thăng đồ của Nguyễn Trãi.
Y Học:
-Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên.
Toán học:
-Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh.
- Lấp thành toán pháp của Vũ Hữu.
Nghệ thuật sân khấu:
-Ca ,múa, nhạc, chèo tuồng được phục hồi nhanh chống , nhất là chèo và tuồng.
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ thể hiện rõ nét và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm , cung điện tại Lam Kinh ( Thanh Hóa) .
-
- Chữ Nôm :
- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”:
+ Gồm có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.
+ Các binh chủng: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh.
+ Vũ khí: đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.
+ Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Quân đội mạnh được bố trí bảo vệ biên giới.
- Nhà nước Lê sơ thể hiện qua đoạn trích là thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ. Đây là lời răn đe, bài học cho bao thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.
* Kinh tế
- Nông nghiệp : Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.
Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất; kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng ; đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ... Thi hành chính sách quản điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.
Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp :
+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. Nhiều ngành, nghề thủ công truyền thống ờ các làng xã ngày càng phát triển. Các công xưởnq do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...
+ Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông
I. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
-Lê Lợi là người yêu nước thương dân và có uy tín lớn ➜chọn Lam Sơn (Thanh Hóa) làm căn cứ khởi nghĩa.
-Nguyễn Trãi là người học rộng, tài cao, giàu lòng yêu nước.
-Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy, tổ chức hội thề Lũng Nhác.
-Ngày 2/1 năm Mậu Tuất (7/2/1418) ➜Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương.
II. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
-Trong những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn, quân Minh liên tiếp tấn công.
➜Quân ta 3 lần rút lui lên núi Chi Linh.
-Mùa hè 1423, Lê Lợi đề nghị tam hòa ➜Được quân Minh chấp nhận➜ 5/1423, Quân ta trở về Lam Sơn.
- Bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi➜ Quân Minh trở mặt tấn công.
III. Giai phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424-1426).
1. Giai phóng Nghệ An (1424).
-Nguyễn Chích đề nghị chuẩn quân vào Nghệ An.
-Ngày 12/10/1424, nghĩa quân tập kích tại đồn Đa Căng và giành thắng lợi➜ Rồi hạ thành Trà Lân.
-Ta tiến đánh giặc ở khả lưu➜ Rồi chiếm được Nghệ An, Thanh Hóa➜ Quân giặc cố thủ trong hành (liên tiếp).
IV. Giai phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425).
-Đầu tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân, chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.
-Sau 10 tháng (10/1424➞8/1425), ta đã giải phóng từ Thanh Hóa → Thuận Hóa.
*So sánh tương quan giữa ta và địch.
-Ta: Ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, ở thế chủ động.
-Địch: Co cụm lại, thế phòng thủ, bị động.
V. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (1426).
-9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc , chia làm 3 đạo.
-Nhiệm vụ: Vân đồn giả phóng đất đai, chặn viện binh của giặc.
➜ Thành lập chính quyền mới.
-Nghĩa quân đi đến đâu cũng nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
➜ Kết quả: Ta chiến thắng nhiều trận lớn, địch phải cố thủ trong thành Đông Quan.
VI. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1426- cuối năm 1427).
1. Trận Tốt Động- Chúc Động (cuối năm 1426).
a) Hoàn cảnh:
-Tháng 10/1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan.
b) Diễn biến:
-Để dành lại thế chủ động, 7/11/1426, Vương Thông quyết định tấn công quân ta ở Cao Bộ thuộc (Chương Mĩ Hà Nội).
-Ta: đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Động.
➜Khi quân Minh lọt vào chận địa mai phục, ta nhất tề xông thẳng vào địa hình giặc.
c) Kết quả:
-Ta làm 5 vạn giặc bị tử thương, bắt sống 1 vạn tên.
-Vương Thông cùng các tướng tháo chạy về Đông Quan.
d) Ý nghĩa:
-Ta giải phóng thêm nhiều châu huyện.
-Quân giặc lún sâu vào thế bị động.
!THAM KHẢO!