Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý:
Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày
-Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy) cần đội mũ bảo hiểm theo quy định.
-Nhưng hiện nay, còn một số học sinh đi xe đạp điện vẫn chưa chấp hành đúng quy định.
-Thân bài
1. Giải thích vấn đề:
-Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện.
-Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.
-Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
2. Thực trạng:
-Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.
-Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm.
-Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…
3. Nguyên nhân:
-Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
-Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.
-Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn.
-Thích thể hiện mình khác người.
-Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…
4. Hậu quả:
-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.
-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.
5. Biện pháp:
-Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).
-Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.
-Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.
Kết Bài:
-Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.
-Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.
+ Mở bài:
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.
+ Thân bài:
* Giải thích:
– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình.
* Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay:
– Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước.
– Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
– Việc vi phạm qui định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã gây không ít khó khăn đối với cơ quan quản lí, gây bức xúc trong xã hội hiện nay.
* Nguyên nhân:
– Không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội.
– Xem thường tính mạng của mình và người khác.
– Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.
– Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.
– Ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc.
– Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.
– Lực lượng quản lí giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.
– Xã hội chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
– Vấn đề giáo dục, tuyên truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.
* Hậu quả:
– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.
– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị.
– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.
* Giải pháp khắc phục:
– Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.
– Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội.
– Nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Đồng thời giảm giá bán để ai cũng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm đúng chất lượng.
– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh.
* Bài học:
– Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình.
– Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.
+ Kết bài:
Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.
Mẫu mở bài: Có lẽ khoảng thời gian mà ai ai khi đã trưởng thành đều nhớ đến chính là lúc mình còn ngồi trên ghế nhà trường. Kỉ niệm ấy hồn nhiên, trong sáng như cơn mưa rào đẹp đẽ. Thế nhưng, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng nghỉ; internet và mạng xã hội đã gián tiếp bóp nghẹt những kỉ niệm ấy. Vì sao lại nói thế?, ấy là vì trong trường học hiện giờ xuất hiện vô vàn thách thức với tình trạng học tập của học sinh. Mà một trong những lý do đó là vấn đề: "...."
Một số ý chính cho bạn.
- Nguyên nhân xảy ra hiện tượng:
+ Quá đắm mình vào thế giới game online, mê mẩn các họa tiết và nhân vật ảo trong game.
+ Bạn bè rủ rê, lôi kéo chơi game chung từ đó sa đọa.
+ Thấy người khác chơi, mình tải về chơi theo và mong muốn đạt được điều gì đó cao trong game.
+ ...
- Biểu hiện:
+ Chơi game bỏ ăn uống.
+ Gạt chuyện học sang một bên.
+ ..
- Tác hại:
+ Làm hư mắt, tổn hại đến sức khỏe của học sinh.
+ Cha mẹ lo lắng, nhà trường cố gắng mệt mỏi khuyên răn.
+ ..
- Hậu quả:
+ Mất đi một tương lai tốt đẹp vốn có.
+ Bị cận thị chỉ có tăng mà không có giảm.
+ Sống vô nghĩa, sống có lỗi với người thân và mọi người xung quanh chỉ vì một con game vô bổ ích.
+ Sống phí thời gian, lỗi với cha mẹ đã cho mình hình hài một cuộc đời để sống.
+ ....
- Đánh giá vấn đề:
+ Tiêu cực cần bài trừ.
+ Phê phán những hành động nghiện game của một số bạn học sinh.
- Liên hệ thực tế:
+ Trong lớp em.
+ Ở trường em.
- Liên hệ bản than em: em có nghiện game không?, vì sao và nếu có em sẽ làm những gì để khắc phục tình trạng nghiện game của bản thân?.
+ Gợi ý giải pháp:
_ Tự kiềm chế bản thân bằng cách tự giác lấy vở học hành.
_ Lập thời gian chơi, học một cách đúng đắn.
_ Em có thể viết một bài báo tường để tuyên truyền việc không nên nghiện game mà nên chăm chỉ học hành. Từ đó, ta có thể sống có ích cho cuộc đời và không hổ thẹn với bản thân, cha mẹ mình.
_ ....
Mẫu kết bài: Sẽ không bao giờ có vấn đề nào mà chúng ta không giải quyết được, bằng những sự nỗ lực kiên trì cố gắng không ngừng nghỉ em tin rằng vấn đề "học sinh ngày nay bỏ ra 3 - 4 giờ để chơi game mỗi ngày còn hơn bỏ ra 1 giờ lo việc học" sẽ được hạn chế và sau cùng là không còn nữa.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng
Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng với cường quốc năm châu
I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
- Làm cho gia đình họ bị đau thương.
- Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện.
- Mọi người chê trách.
- Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
- Đây là một hành vi không tốt.
- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.
thì ô nhiễm môi trường làm thủng tầng ô zôn, băng tan nhanh, virut cổ đại thoát ra, hiệu ứng nhà kính nặng
Tham khảo:
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về trang phục của con người cũng được được nâng lên một bậc. Nếu trước đây mục tiêu lao động của ông cha ta là “ăn no, mặc ấm” thì đến bây giờ đã nâng lên thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Cũng từ đó mà vấn đề về trang phục và văn hóa ăn mặc của con người ngày càng được quan tâm hơn trong cuộc sống.
Vậy “Trang phục” là gì? Trang phục là một nhu cầu vật chất thiết yếu trong đời sống của con người. Chức năng cơ bản trước nhất của trang phục đó là che chắn, bảo vệ con người. Con người muốn tồn tại thì nhu cầu cơm ăn, áo mặc là nhu cầu vô cùng cần thiết.
Một người có cách ăn mặc đẹp thì trước hết trang phục phải phù hợp với lứa tuổi. Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi không chỉ tạo cho ta cảm giác thoải mái mà còn gây được thiện cảm tốt khi đối diện với người khác.
Tiếp đó trang phục phải phù hợp với văn hóa, tức là phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Cách bạn ăn mặc như thế nào sẽ thể hiện trình độ văn hóa của bạn như thế đó. Nhìn người dân đi trên đường người ta cũng có thể đoán được nền văn hóa - giáo dục của một đất nước. Bởi lẽ trang phục không chỉ làm đẹp cho bản thân mà còn thể hiện bản sắc văn hóa của đất nước. Đặc biệt trang phục còn là cách thể hiện sự tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Vì thế mặc sao cho phù hợp với lứa tuổi, sang trọng, đứng đắn, đúng với điều kiện, hoàn cảnh làm việc. Và trên hết là cách mặc thế nào để hòa vào lối sống cộng đồng, làm đẹp cùng cộng đồng, phù hợp với xu thế thời đại là một điều hết sức quan trọng. Có lẽ vì vậy mà dân gian ta có câu “ăn cho mình, mặc cho người”.
Từ xưa, ông cha ta thường lấy câu thành ngữ “Trông mặt mà bắt hình dong” để đánh giá một cách chủ quan về một ai đó. Tức ta chỉ cần quan sát gương mặt cùng với nhìn hình thức bên ngoài là cũng có thể đoán được họ là người như thế nào. Cách bạn ăn mặc, lựa chọn trang phục như thế nào sẽ nói lên tính cách con người bạn. Đúng vậy! Ví dụ như khi ta gặp một người có cách ăn mặc giản dị thì ta cũng thể đoán được rằng người đó có tính cách hiền lành, chất phác, không quá câu lệ. Bạn nên nhớ rằng trang phục của bạn thường để lại ấn tượng quan trọng cho lần đầu gặp gỡ.
Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: Trang phục giúp tôn thêm vẻ đẹp của mỗi người, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên nhìn vào thực tế ngày nay có một bộ phận giới trẻ có xu hướng thời trang “lập dị”. Các bạn chọn cho mình cách ăn mặc không đúng với lứa tuổi học sinh, mà thay vào đó là những bộ quần áo “thiếu vải” – cái mà các bạn cho rằng “hợp trend”. Dẫu biết rằng chúng ta có quyền học hỏi cách ăn mặc đẹp và giới trẻ là đối tượng nhạy bén thời trang nhất. Bạn muốn theo đuổi phong cách thời trang ăn mặc ấn tượng, bắt chước theo những thần tượng của mình. Điều đó không ai cấm bạn! Nhưng nên có chừng mực và không nên chọn cách gây sự chú ý và làm nổi bật cá tính bằng việc ăn mặc “lố lăng, kệch cỡm”. Vì bạn mặc không chỉ cho mình bạn mà còn cho những người xung quanh nữa đó!
Chắc hẳn những ai yêu thời trang thì đều biết tới Pi- e Các- đanh - Nhà tạo mốt nổi tiếng của thủ đô Pa- ri nước Pháp. Chính ông cũng đã từng nói rằng: “Mốt phải hợp với lứa tuổi và hợp với túi tiền. Mốt không phải phát sinh từ của một nhóm người nào, mà là một hiện tượng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó mốt là tài sản chung của tất cả mọi người, chứ không phải dành riêng cho giới thượng lưu quý tộc”. Chúng ta dễ dàng nhận thấy những người với phong cách thời trang hài hòa, phù hợp giới tính, độ tuổi, và hoàn cảnh giao tiếp thường được mọi người ưa chuộng hơn, được hưởng ứng và tán đồng.
Ngay từ hôm nay, trước khi lựa chọn một bộ trang phục khoác lên mình, các bạn hãy nhớ một điều rằng: Trang phục và văn hóa luôn là cách thể hiện con người của bạn. Nó là tiêu chí để gây ấn tượng với một người khác ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Người xưa có câu “người đẹp vì lụa”, điều đó một lần nữa khẳng định vai trò của trang phục vô cùng quan trọng trong việc thể hiện nhân cách con người. Do vậy khi bạn lựa chọn thời trang, nhất là các bạn trẻ ngày nay cần phải chú ý tới những bộ trang phục “hợp trend” đồng thời phải phù hợp với lứa tuổi, vóc dáng và hoàn cảnh giao tiếp. Có như vậy trang phục bạn chọn không những thể hiện sự trẻ trung năng động mà còn phù hợp với xu thế thời đại để không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Tham khảo:
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về trang phục của con người cũng được được nâng lên một bậc. Nếu trước đây mục tiêu lao động của ông cha ta là “ăn no, mặc ấm” thì đến bây giờ đã nâng lên thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Cũng từ đó mà vấn đề về trang phục và văn hóa ăn mặc của con người ngày càng được quan tâm hơn trong cuộc sống.
Vậy “Trang phục” là gì? Trang phục là một nhu cầu vật chất thiết yếu trong đời sống của con người. Chức năng cơ bản trước nhất của trang phục đó là che chắn, bảo vệ con người. Con người muốn tồn tại thì nhu cầu cơm ăn, áo mặc là nhu cầu vô cùng cần thiết.
Một người có cách ăn mặc đẹp thì trước hết trang phục phải phù hợp với lứa tuổi. Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi không chỉ tạo cho ta cảm giác thoải mái mà còn gây được thiện cảm tốt khi đối diện với người khác.
Tiếp đó trang phục phải phù hợp với văn hóa, tức là phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Cách bạn ăn mặc như thế nào sẽ thể hiện trình độ văn hóa của bạn như thế đó. Nhìn người dân đi trên đường người ta cũng có thể đoán được nền văn hóa - giáo dục của một đất nước. Bởi lẽ trang phục không chỉ làm đẹp cho bản thân mà còn thể hiện bản sắc văn hóa của đất nước. Đặc biệt trang phục còn là cách thể hiện sự tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Vì thế mặc sao cho phù hợp với lứa tuổi, sang trọng, đứng đắn, đúng với điều kiện, hoàn cảnh làm việc. Và trên hết là cách mặc thế nào để hòa vào lối sống cộng đồng, làm đẹp cùng cộng đồng, phù hợp với xu thế thời đại là một điều hết sức quan trọng. Có lẽ vì vậy mà dân gian ta có câu “ăn cho mình, mặc cho người”.
Từ xưa, ông cha ta thường lấy câu thành ngữ “Trông mặt mà bắt hình dong” để đánh giá một cách chủ quan về một ai đó. Tức ta chỉ cần quan sát gương mặt cùng với nhìn hình thức bên ngoài là cũng có thể đoán được họ là người như thế nào. Cách bạn ăn mặc, lựa chọn trang phục như thế nào sẽ nói lên tính cách con người bạn. Đúng vậy! Ví dụ như khi ta gặp một người có cách ăn mặc giản dị thì ta cũng thể đoán được rằng người đó có tính cách hiền lành, chất phác, không quá câu lệ. Bạn nên nhớ rằng trang phục của bạn thường để lại ấn tượng quan trọng cho lần đầu gặp gỡ.
Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: Trang phục giúp tôn thêm vẻ đẹp của mỗi người, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên nhìn vào thực tế ngày nay có một bộ phận giới trẻ có xu hướng thời trang “lập dị”. Các bạn chọn cho mình cách ăn mặc không đúng với lứa tuổi học sinh, mà thay vào đó là những bộ quần áo “thiếu vải” – cái mà các bạn cho rằng “hợp trend”. Dẫu biết rằng chúng ta có quyền học hỏi cách ăn mặc đẹp và giới trẻ là đối tượng nhạy bén thời trang nhất. Bạn muốn theo đuổi phong cách thời trang ăn mặc ấn tượng, bắt chước theo những thần tượng của mình. Điều đó không ai cấm bạn! Nhưng nên có chừng mực và không nên chọn cách gây sự chú ý và làm nổi bật cá tính bằng việc ăn mặc “lố lăng, kệch cỡm”. Vì bạn mặc không chỉ cho mình bạn mà còn cho những người xung quanh nữa đó!
Chắc hẳn những ai yêu thời trang thì đều biết tới Pi- e Các- đanh - Nhà tạo mốt nổi tiếng của thủ đô Pa- ri nước Pháp. Chính ông cũng đã từng nói rằng: “Mốt phải hợp với lứa tuổi và hợp với túi tiền. Mốt không phải phát sinh từ của một nhóm người nào, mà là một hiện tượng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó mốt là tài sản chung của tất cả mọi người, chứ không phải dành riêng cho giới thượng lưu quý tộc”. Chúng ta dễ dàng nhận thấy những người với phong cách thời trang hài hòa, phù hợp giới tính, độ tuổi, và hoàn cảnh giao tiếp thường được mọi người ưa chuộng hơn, được hưởng ứng và tán đồng.
Ngay từ hôm nay, trước khi lựa chọn một bộ trang phục khoác lên mình, các bạn hãy nhớ một điều rằng: Trang phục và văn hóa luôn là cách thể hiện con người của bạn. Nó là tiêu chí để gây ấn tượng với một người khác ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Người xưa có câu “người đẹp vì lụa”, điều đó một lần nữa khẳng định vai trò của trang phục vô cùng quan trọng trong việc thể hiện nhân cách con người. Do vậy khi bạn lựa chọn thời trang, nhất là các bạn trẻ ngày nay cần phải chú ý tới những bộ trang phục “hợp trend” đồng thời phải phù hợp với lứa tuổi, vóc dáng và hoàn cảnh giao tiếp. Có như vậy trang phục bạn chọn không những thể hiện sự trẻ trung năng động mà còn phù hợp với xu thế thời đại để không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong những năm gần đây, thị trường xe đạp điện ngày càng phổ biến và trở nên quá quen thuộc với học sinh sinh, sinh viên. Tuy nhiên, xe đạp điện vẫn có quy chuẩn riêng và được quy định pháp luật. Nhiều học sinh, sinh viên đi xe có quan điểm cho rằng khi đi không cần độ nón bảo hiểm. Vậy, khi đi xe đạp điện, người ngồi trên xe có cần đội nón bảo hiểm hay không?
Xe đạp điện là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện có công suất động cơ và thiết kế vận tốc lớn ( khi vận hành bằng động cơ điện). Theo đó , xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện thô sơ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Theo quy định pháp luật, đi xe đạp điện cũng có đ trộ tuổi nhất định mới cho phép lái xe, khoảng từ 15 tuổi trở lên. Cùng với đó như đã trình bày ở trên,với những quy định đó thì có thể xác định xe đạp điện cũng là đối tượng được áp dụng cho trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm có cài quy đúng cách. Vậy nên người điều khiển xe đạp điện và cả người ngồi sau xe đạp điện đều phải thực hiện đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ loại trừ cho các trường hợp như chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cho phép không đội mũ bảo hiểm. Tóm lại, người điều khiển xe đạp điện, người ngồi trên xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ bảo hiểm đúng theo quy cách của pháp luật quy định. Đối tượng điều kiển xe nếu vi phạm thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật . Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội "mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy: hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số trường hợp đội mũ bảo hiểm vẫn bị phạt. Nhiều người nghĩ rằng đội mũ bảo hiểm đầy đủ là đã tuân thủ đúng theo quy định và không thể bị phạt lỗi khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thuộc 1 trong 2 trường hợp sau đây thì vẫn bị xử phạt như bình thường, cụ thể:Cài quai mũ bảo hiểm không đúng quy cách. Đội sai loại mũ bảo hiểm không dành cho xe máy, ô tô
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu dụng và đầy đủ để mội người bảo vệ quyền lợi của mình, cũng như có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông!
Đây là bài nghị luận ngắn cho bạn kham khảo ( bài chưa hoàn chỉnh mong bạn thông cảm)