K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2022

- Hình ảnh so sánh :

  + "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã"  so sánh giữa chiếc thuyền với con ngựa. 

  + "Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng" so sánh giữa cánh buồm với hồn làng

- Tác dụng: 

    + Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển.

    + Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh...

    + Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ.

1 tháng 1 2021

để cho vần và một phần tránh thô tục 

p/s: mk nghĩ thế thui

1 tháng 1 2021

Nếu như đoạn đầu là là thời đắc ý của ông đồ thì đoạn cuối của bài thơ nói về nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ đối với ông đồ. Ở đoạn cuối đã gợi lên sự bâng khuâng, hụt hẫng khi ko thấy ông đồ và từ " xưa" trong câu ko thấy ông đồ xưa đã nói cho chúng ta bt rằng ông đồ đã trở thành dĩ vãng.

20 tháng 4 2022

mờ quá

20 tháng 4 2022

 không thấy c#ữ

30 tháng 3 2020

Phần đất liền nước ta có toạ độ địa lí từ 8030’B đến 23022’B và từ 1020Đ đến 1090Đ. Do vị trí như vậy nên nước ta có những đặc điểm sau:

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

- Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.

- Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm. Đặc biệt vị trí đó lại là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn – Miến từ tây sang và Mã Lai – Inđônexia từ phía nam tới.

- Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ngoài biển lại có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hàng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt.

-> Việt nam nằm trong môi trường nội chí tuyến

~ Chúc bạn hk tốt :) ~

2 tháng 4 2020

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì:

- Tính nhiệt đới: được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, bức xạ nhiệt luôn lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt Trời lên thiên đỉnh.

⟹ Nhận được lượng nhiệt lớn, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C.

- Tính ẩm: Các khối khí di chuyển qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm), độ ẩm dồi dào (>80%).

- Gió mùa: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên gió Tín Phong bán cầu Bắc thổi quanh năm; mặt khác Việt Nam nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

10 tháng 10 2021

chỉ cần câu 3 thôi 

xin mọi người đấy

 

30 tháng 4 2018

Tố Hữu là một tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Tác phẩm "khi con tu hú" là một trong những sáng tác được đánh giá cao. Tác phẩm được ông sáng tác khi đang bị địch giam trong nhà lao Thừa Phủ. Tác phẩm diễn tả nổi khổ của người cách mạng, càng khao khát được phục vụ cách mạng được chiến đấu người chiến sĩ càng cảm thấy bức bối uất ức khi bị giam hãm giữa bốn bức tường ngột ngạt chứng kiến thời gian cứ đằng đẵng trôi qua khi ở bên ngoài tinh thần kháng chiến đang sôi sục.

Nhan dề "khi con tu hú" của bài thơ không chỉ nói đến thời gian mà còn ẩn ý là một thời điểm bừng lên của thiên nhiên tạo vật bên cạch đó chỉ khát khao hoạt động cách mạng của con người. Tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ đến nhà thơ bởi lẽ nó báo hiệu một mùa hè đến và là biểu tượng cho sự bay nhảy được tự do , do đó có ảnh hưởng lớn đến nhà thơ khi đang bị giam cầm.

Tiếng chim tu hú vọng qua thanh sắt len lỏi vào trong tâm hồn tâm trạng buồn bã của nhà thơ:

Khi con tu hú gọi bầy Lúa chim đương chín trái cây ngọt dần

Con chim tu hú đánh thức tâm hồn nhà thơ khi "lúa chiêm đang chín"còn trái cây thì "ngọt dần". Ta thấy tác giả nói "đương chín"chứ không phải là đang chín trái cây ngọt dần chứ không phải là đãngọt. Dường như mùa hè đang đến dần, nhà thơ muốn nó đừng trôi qua nhanh mà hãy chậm rãi nhà thơ muốn níu giữ từng chút một thời gian. Nhưng đâu chỉ có thế tiếng chim gọi lên một bầu trời tràn ngập màu sắc và âm thanh:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng vàng Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không

Giữa chốn ngục tù người chiến sĩ ấy nhớ tiếng ve ngân nhớ sân bắp phơi đầy. Đó là những hình ảnh âm thanh màu sắc của dời sống thường thật bên ngoài mà sao nhà thơ lại nhớ đến tột cùng như thế, thèm muốn được ngắm nhìn chúng đến như thế. Chắc hẳn trong chốn lao tù ấy ánh sáng thiên nhiên bầu trời thiên nhiên cũng là một điều tưởng chừng như quá xa xỉ đối với nhà thơ. Bầu trời trong xanh ấy với tiếng ve ngân còn được điểm xuyết thêm hình ảnh "đôi con diều sáo lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng được bay bổng tự do cùng thiên nhiên đất trời. Nhà thơ phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên , hòa nhập với thiên nhiên và khát khao được sống trong thiên nhiên lắm thì nhà thơ mới có thể vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trong trẻo tươi mới và rộn ràng đến như thế. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp và thơ mộng kia không phải được nhìn từ con mắt của nhà thơ mà được tưởng tượng qua hình nhả con tu tú kêu gọi bầy. Nhà thơ đã sử dụng những giác quan để nghe ngửi và cảm nhận tất cả mọi âm thanh đường nét màu sắc của mùa hè. Chỉ bằng sáu câu thơ nhà thơ đã làm hiện lên một khung cảnh của làng quê yên bình như bao làng quê khác của Việt Nam. Nhìn thiên nhiên ấy tác giả càng thấy đau xót cho thân phận mình khi con chim ngoài trời cũng được tự do bay lượn trong bầu trời mà tại sao con người lại bị chôn vùi trong nhà lao với bốn bức tường cô độc không thể tự do vùng vẫy bên ngoài. Trong cảnh tù đầy mùa của ngô lúa hay màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế những màu sắc âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh huyền ảo rực rỡ hẳn lên. Trẻ trung và yêu đời say mê khát khao sống khao khát được tự do. Nhà thơ đang bị đày đạo trong ngục tối nhưng tinh thần ở ngoài lao mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động cụ thể gợi cảm các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt phép liệt kê được vận dụng để tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú và khát khoa của tuổi trẻ. Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cảnh lao tù ấy đã thể hiện khát vọng tợ do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất phong phú rung động mãnh liệt đối với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó tha thiết với quê hương ruộng đồng.

Giọng thơ từ nhung nhớ tha thiết chuyển sang uất ức trong những câu thơ tiếp theo:

Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi Ngột làm sao chết mất thôi Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu

Mùa hè đã đến trong thiên nhiên cảnh vật và đất trời quê hương Việt Nam. Mùa hè đến dậy trong lòng bao thôi thúc giục giã. Mùa hè đất trời lại tiếp tục len lỏi vào tâm hồn nhà thơ thúc giục tinh thần thoát khỏi nhà lao ra hòa nhập với thiên nhiên đất trời bay nhảy cùng chim muông cảnh vật. Bao âm thanh giục giã khiến nhà thơ muốn "đập tan phòng" đập tan song sắt , xà lim chật chội để ra ngoài giải phóng mình. Lòng uất hận đang dâng trào khiến nhà thơ chỉ muốn thoát khỏi sự chật chội ấy để ra ngoài thiên nhiên rộng lớn. Tiếng chim tu hú tạo một nghịch trạng trong tâm hồn người chiến sĩ cộng sản. Mùa hè tràn đầy sức sống đang đến vậy mà nhà thơ lại bị giam cầm tù đầy. Ngoại cảnh tác động vào con người khiến con người bức bối ngột ngạt muốn vùng vẫy tung phá. Nhưng thực tế không thể làm được nên phải thốt lên thành lời than, đó chính là biểu hiện của niềm khao khát tự do khao khát hoạt động cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Tiếng chim tu hú kia dường như là tiếng đời tiếng cách mạng đang gọi nhà thơ giục giã lên đường kháng chiến phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Tiếng chim tu hú gọi bầy tha thiết gợi ra một không gian thế giới bao la vô cùng sinh động. Nhưng thế giới ấy càng rộng lớn bao la rực rỡ bao nhiêu càng khiến cho người tù cảm thấy chặt chội khó chịu bấy nhiêu. Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của thiên nhiên mời gọi nhà thơ nhưng tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng tu hú mỗi lần cất lên lại hoàn toàn khác nhau. Nếu như lúc dầu tiếng chim tu hú mở ra một khung trời thiên nhiên rộng lớn bao la với đủ màu sắc âm thanh hình ảnh của cuộc sống thường nhật khi mùa hè đến trên khắp quê hương Việt Nam nhưng tiếng chim tu hú sau đó lại khiến cho tâm trạng nhà thơ cảm thấy ngột ngạt khó chịu chỉ muốn thoát ra khỏi thế giới ngục tù ấy một cách nhanh chóng. Nhưng hiện thực lại không thể thoát khỏi chốn lao tù đã khiến tâm trạng nhà thơ càng trở nên bực dọc khó chịu.

Bài thơ được tác giả dùng những hình ảnh thơ gần gũi giản dị mà giàu sức gợi cảm ở nghệ thuật sử dụng thơ lục bát uyển chuyển tự nhiên và cả những cảm xúc thiết tha sâu lắng thể hiện nguồn sống sục sôi của người cộng sản. Bài thơ là khúc ca tâm tình tiếng gọi đàn hướng về đông quê và bầu trời tự do với niềm khát khao cháy bỏng. Bài thơ còn là vẻ đẹp chân thực của người cộng sản luôn muốn phục vụ cộng sản phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân đồng bào.

Thi tốt nhé bạn tôi ơi <3

Cố lên

#Pun

14 tháng 3 2020

Gợi ý :

Khi nhắc đến dân tộc Việt Nam độc lập tự do hôm nay , không mấy ai quên được công lao của người. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại, là một danh nhân văn hoá thế giới và còn là một nhà thơ lớn nhà thi sĩ yêu trăng. Bác đã để lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm trong đó có bài ” Rầm tháng giêng ”.

Năm 1948 trên chiếc thuyền nhỏ neo giữa dòng sông ở chiến khu Vịêt Bắc oanh liệt. Bác đã cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về tình hình quân sự kháng chiến chống Pháp ( 1947 – 19448 ). Khi cuộc họp kết thúc thì đêm đã khuya. Trăng rầm toả sáng khắp mặt đất lan toả trên dòng sông bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên hùng vĩ và thơ mộng. Trước cảnh đẹp của thiên nhiên và của đêm trăng thơ mộng. Trước những cảnh đẹp tuyệt vời ấy Bác đã ứng khẩu thành thơ :
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm sứ đàm quân sự.
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Về sau nhà thơ Xuân Thuỷ dịch bài thơ ra tiếng Việt thể lục bát với tên là ” Rầm Tháng Giêng ”. Bản dịch diễn tả gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung biểu hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và lòng yêu nước của Bác.
Ở bài ” Cảnh Khuya ” Bác tả đêm trăng rừng Việt Bắc thì bài này cảnh trăng được Bác tả trên sông nước hùng vĩ :
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lần màu trời thêm xuân
Vầng trăng tròn toả sáng bát ngát khắp nơi bầu trời mặt đất đều trong lọng ánh trăng. Khung cảnh mênh mông tưởng dường như sông nước tiếp liền với bầu trời ” sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”. Vạn vật đều mang sắc xuân , sông xuân , nước xuân , trời xuân giao hoà với nhau tạo nên một khung cảnh tràn đầy sức sống làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân lập lại nhiều lần tạo nên không khí vui tươi của cảnh trăng rằm :
Giữa dòng bàn bạc việc quân khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng. Bác cùng các vị lãnh đạo Trung ương Đảng bàn việc quân, việc nước. buổi đầu cuộc kháng chiến đầy gian khổ biết bao? Tuy vậy Bác vẫn ung dung, thư thả. Buổi họp kết thúc vào lúc nữa đêm. Trăng tròn treo giữa trời ( nguyệt chính viên ) ánh trăng đang loà sáng khắp mọi nơi. Cảnh sông nước trong đêm càng trơ nên thơ mộng. Dòng sông nước biển trở thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng tuyệt đẹp tâm hồn Bác lâng lâng bạn tri âm muôn đời. Hình ảnh con thuyền nhỏ chở đầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạng và sâu sắc. Chắc có lẽ Bác đã có một phong thái ung dung, tự tại, lạc quan mãnh liệt nên Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biệt.
Bài ” Rằm tháng giêng" với âm sắc sâu lắng , cười vui đem lại cho người đọc cảm hứng thanh cao, trong sáng. Bài thơ là một dẫn chứng cho thấy Bác là vị lãnh tụ cách mạng tài ba , vừa là một thi sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm. Qua bài thơ cho chúng tôi học được tinh thần lạc quan và phong thái ung dung bình tĩnh ở Bác.



1 tháng 1 2018

Nội dung:
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng đẹp trời, Bác Hồ đến thăm các cháu ở trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhói. Nói chuyện với các đồng chí cán bộ trại, giọng bác nhẹ nhàng nhưng vô cùng thấm thía:
- “Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng sao các cô, các chú lại đây thép gai như một nhà tù thế này ?”.
Một đồng chí cán bộ phụ trách thưa:
- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ !
Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai của các cháu.
Rồi Bác đi thăm phòng ăn , phòng ngủ, phòng học tập, phòng các cháu vui chơi. Bác khen : “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn thế nào các cô, các chú có biết không ?
Mọi người vừa xúc động , vừa lúng túng. chú Thuận mạnh dạn đáp:
- Thưa Bác các cháu ở trại còn chật chội ạ !
Bác mỉm cười và nói :
- Chú mới nói đúng có một phần nhỏ thôi.
Đối với các cháu mồ côi, cái lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không con bố, mẹ thì các cô chú ở đây là bố, là mẹ của các cháu. Các cô, các chú nuôi dạy phải đem cả tấm lòng của người làm cha, làm mẹ mà cư xử, mà săn sóc, dạy bảo các cháu. Bác thấy ở đây đối với các cháu còn cái vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy cho các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật, trật tự là đúng, nhưng không để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”. Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy trại trẻ Kim Đồng này là gia đình, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu ?
Rồi Bác hỏi một đồng chí phụ trách.
- Những cháu kém có nhiều không ?
Thưa Bác còn nhiều lắm ạ !
- Nhiều là bao nhiêu ?
Đồng chí phụ trách hơi bối rối dạ thưa bác ……thưa bác, Bác nhắc nhở ngay:
- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái hay của mỗi đứa. Có như vậy mới có kết quả tốt được
Rồi Bác quay sang chú Thuận đứng bên:
- Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại.
- Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác trìu mến vuốt nhẹ tóc em, Bác hỏi:
- Tên cháu là gì?
- Thưa Bác tên cháu là Quốc Lủi ạ! Bác nhìn em ái ngại.
- Ai đặt cho cháu cái tên ấy?
- Dạ thưa Bác các bạn gọi cháu thế ạ!
- Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc Lủi ?
- Thưa Bác …taị cháu, tại cháu …hay chốn trại, cháu chui qua hàng rào, lủi vào các ngõ
phố ạ !
- Sao cháu không chịu ở trong trại mà lai trốn ra bên ngoài.
- Thưa Bác ở trong trại khổ cực lắm ạ !
- Khổ cực như thế nào ?
- Chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ !
- Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào ?
- Thưa Bác …Quốc lủi nhìn bác nước mắt tràn ra nghẹn ngào không nói nên lời. Bác xoa đầu em, dường như Bác đã hiểu tất cả những điều em muốn nói với Bác. Bác khuyên Quốc “Từ nay cháu phấn đấu bỏ cái tên “lủi” giữ lại cái tên Quốc. Bác cầm tay em Quốc đi ra cả trại đang chờ đón Bác, Bác thân mật kể cho các em nghe gương tốt của các em thiếu nhi chống Pháp, gương các bạn thiếu nhi Liên Xô. Các em không cầm được nước mắt khi nghe Bác kể về thời niên thiếu của mình, Bác đã từng ước ao có một cái đồ chơi, được mẹ mua cho tấm áo mới trong ngày tết, và Bác cũng đã chịu cảnh mồ côi mẹ khi mới lên 9 lên 10; phải trèo trạo bế em bên hông đi xin sữa cho em khi mẹ qua đời …
Những lời căn dặn của Bác thân thương như lời của người ông khi ông dặn cháu:
- Các cháu phải nghe lời các cô, các chú phụ trách, thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật, ốm đau, các cháu trong tập thể với nhau thì càng phải thương yêu nhau, như anh em ruột thịt và phải dũng cảm sửa chữa khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm chủ đất nước, đừng để mình là gánh nặng của xã hội.
Rồi Bác hỏi :
- Các cháu có hứa làm được điều bác căn dặn không nào ?
- Một tiếng “có” vang lên, Bác còn căn dặn thêm là phải noi gương dũng cảm của liệt sĩ Kim Đồng. Em nào có kết quả tốt được ban phụ trách báo lên Bác. Bác sẽ gửi phần thưởng “Nếu cả trại tiến bộ vượt bậc Bác sẽ còn về thăm nhiều lần nữa”.
Ngày hôm đó Bác đã dành rất nhiều quà cho các em, có những em đã không ăn món quà của Bác mà giữ lại như một kỷ vật đáng nhớ trong đời.
Và cũng từ hôm nhận quà của Bác, trong mắt các em ngời lên niềm vui. Em Quốc không lủi ra ngoài như trước nữa mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm của Bác trong trái tim.
Bài học rút ra:
Chỉ qua những câu chuyện đời thường nhất, Bác như đang sống trong chúng ta, trong trái tim nhân hậu của mình bao giờ Bác cũng dành phần lớn tình ỵêu thương cho các cháu thiếu niên, nhi đồng và cho thế hệ trẻ. Bác từng nói “ Tôi không có gia đình cũng như không có con cái, nước Việt Nam là đại gia đình của tôi, tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi” . Vâng! Không phải ngẫu nhiên mà mọi thế hệ Việt Nam đều gọi người là Bác, không phải ngẫu nhiên mà thế hệ trẻ hiện nay chưa một lần gặp Bác chưa một lần nhìn thấy Bác, nhưng vẫn thấy Bác thật gần gũi bởi mỗi động thái của chúng ta từ một mẩu chuyện nhỏ, dù những điều giản dị nhất, chân thành nhất, sáng lên một vị lãnh tụ, một nhân cách lớn, một con người Hồ Chí Minh.

1 tháng 1 2018

bạn ơi! mk chỉ viết là tóm tắt câu chuyện chữ ko phải là viết cả nội dung nhé!!:)))