Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài thơ Long Thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn đất Long Thành):
Long thành giai nhân,
Bất ký danh tự.
Ðộc thiện huyền cầm,
Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.
Học đắc tiên triều cung trung “Cung phụng” khúc,
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.
Dư tại thiếu niên tằng nhất kiến,
Giám Hồ hồ biên dạ khai yến.
Thử thời tam thất chánh phương niên,
Xuân phong yểm ánh đào hoa diện.
Ðà nhan hám thái tối nghi nhân,
Lịch loạn ngũ thanh tuỳ thủ biến.
Hoãn như luơng phong độ tùng lâm,
Thanh như chích hạc minh tại âm…
(Trích)
Tham Khảo
Cuộc sống vốn công bằng, không thiên vị một ai. Cuộc sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn của bạn. Bởi thế, xây dựng một thái độ sống tích cực là một điều rất cần thiết để bạn nhận rõ bản thân và nắm bắt cơ hội thành công. Thay đổi nhỏ nhất về cách nhìn có thể biến đổi cả một cuộc đời. Điều chỉnh thái độ dù chỉ một chút thôi cũng có thể thay đổi cả thế giới của bạn. Hãy sống lạc quan, yêu đời, tự tin. Sống có ước mơ, lí tưởng, hoài bão và luôn kiên trì thực hiện ước mơ. Hãy hướng đến những giá trị tốt đẹp, nhân văn để khẳng định giá trị bản thân, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Chẳng có gì là xấu hay tốt, cũng chẳng có gì là thất bại hay thành công, nó như thế nào là do chính bạn nhìn nhận nó. Trong cái xấu có chứa những cái tốt cần phải gìn giữ; trong thất bại cũng có mầm mống của thành công. Đừng bi quan, oán trách hay thù ghét bất cứ điều gì, hãy nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực và tự hoàn thiện bản thân để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp như bạn mong muốn. Thật đáng trách cho những ai luôn bi quan, chán nản, bỏ cuộc trước khó khăn. Họ quá yếu đuối và dễ bị những trở ngại khuất phục, sống phụ thuộc vào hoàn cảnh mà không hề có ý chí vượt lên.
Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo. Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung - là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu. Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,... tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm. Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.
4. Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở những điểm nào?
- Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở việc Nguyễn Du viết từ "những điều trông thấy"
- Giá trị nhân đạo trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở:
*Tác phẩm như bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc.
*Tác phẩm của ông là tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người.
*Khóc thương cho những loại người trong xã hội mà những giọt nước mắt xót xa nhất là dành cho người phụ nữ, dành cho trẻ em, người lao động.
*Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người.
Từ xa xưa,dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp và nó đã từng xuất hiện trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,… hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông
+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người
+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn
+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn
- Nội dung của lòng yêu nước thương dân
+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc
+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh
+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước
- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ
+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ
+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa
Đoạn văn tham khảo
Đọc tác phẩm “Dương phụ hành” ta thấy được cái nhìn đa sầu, đa cảm và tiến bộ của tác giả Cao Bá Quát. Với người Phương Đông, khi thấy hành động âu yếm, thể hiện cảm xúc tại nơi công cộng thì cho là khiếm nhã, thiếu tôn trọng người khác nhưng trái lại, tác giả thấu hiểu văn hóa phương Tây và hiểu rằng đối với họ đó là chuyện hết sức bình thường. Ông còn miêu tả hết sức kỹ lưỡng từng hành động của người thiếu phụ để làm nổi bật lên sự ngưỡng mộ, ghen tị của mình. Ông cũng ao ước mình được như vậy, sống trong những cảm xúc thật và không cần phải để ý đến cái nhìn của người khác. Nhưng không, số phận không cho phép ông được như vậy, ông nhìn cảnh hai vợ chồng họ âu yếm, hạnh phúc và thương thay cho số phận, hoàn cảnh của chính mình.
* Giá trị nhân đạo:
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du như nhật ký cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương.
+ Với niềm thương cảm sâu sắc, Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh.
+ Viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.
+ Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với số phận tài hoa mà bi kịch, do vậy từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương.
- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,… Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.
- Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng tình yêu, khát vọng
* Giá trị hiện thực:
- Tái hiện lên hoàn cảnh sống của những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…), những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh;…). => những bất công của xã hội, những cảnh đời trái ngược.
Để làm sáng tỏ ý kiến của giáo sư Trần Văn Giàu: “Cái sống được cha ông quan niệm là không tách rời… theo Tây là nhục” có thể phân tích:
- Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc… nghe càng thêm hổ.
- Thà thác đặng câu địch khái… man di rất khổ
- Thác mà trả nước non rồi nợ… muôn đời ai cũng mộ.