Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Lập dàn ý:
A-mở bài:
-Ngay từ khi còn bé, em đã là một con người rất hậu đậu. Em làm cái gì cũng chả nên thân.
-Nhờ có một luôn luôn động viên em. Đó chính là mẹ em
B-thân bài:
-Mẹ em là một người rất tốt. Mẹ luôn giúp dỡ hàng xóm khi họ cần.
-Mẹ em hay động viên em bằng một câu nói :"khi vấp ngã, con hãy tự đứng lên, không cần ai phải giúp đỡ, con là con trai, phải mạnh dạn lên, để sau này còn giúp đỡ các em và mọi người. từ đấy, em luôn tự mình làm mọi việc.
- Nhưng em vẫn nhớ rõ, một lần, đội đá bóng của em ở trường được đi thi đấu với trường khác, mẹ em cũng đi cổ vũ cho em.Đội em đã rất quết tâm, sẽ chiến thắng.Nhưng em không ngờ,đội em lại là đội thua cuộc. Em đã buồn đến phát khóc lên.Mẹ em dỗ em nín khóc, rồi cùng các bạn trở về trường.
-Mỗi lần em làm gì không được thì mẹ em lại đọng viên em với giọng nói ngọt ngào.
- Em thương mẹ lắm.
C-Kết bài
- Em hứa, em sẽ không bao giờ làm cho mẹ buồn nữa,và em sẽ cố gắng được học sinh giỏi cho mẹ vui lòng.
-Phần mở bài cho đề bài trên:
" Tình mẹ bao la như biển Thái Bình"
Mỗi khi em đọc văn hay nhớ lại câu nói này thì em lại nhớ đến người mẹ kính yêu của em.
-Phần kết bài cho đề bài trên là:
Mẹ em là người tuyệt vời, là người đẹp nhất trong lòng em. em hứa,em sẽ không để mẹ buồn và em sẽ học thật giỏi để cho mẹ vui.
tham khảo
Lập dàn ý:
A-mở bài:
-Ngay từ khi còn bé, em đã là một con người rất hậu đậu. Em làm cái gì cũng chả nên thân.
-Nhờ có một luôn luôn động viên em. Đó chính là mẹ em
B-thân bài:
-Mẹ em là một người rất tốt. Mẹ luôn giúp dỡ hàng xóm khi họ cần.
-Mẹ em hay động viên em bằng một câu nói :"khi vấp ngã, con hãy tự đứng lên, không cần ai phải giúp đỡ, con là con trai, phải mạnh dạn lên, để sau này còn giúp đỡ các em và mọi người. từ đấy, em luôn tự mình làm mọi việc.
- Nhưng em vẫn nhớ rõ, một lần, đội đá bóng của em ở trường được đi thi đấu với trường khác, mẹ em cũng đi cổ vũ cho em.Đội em đã rất quết tâm, sẽ chiến thắng.Nhưng em không ngờ,đội em lại là đội thua cuộc. Em đã buồn đến phát khóc lên.Mẹ em dỗ em nín khóc, rồi cùng các bạn trở về trường.
-Mỗi lần em làm gì không được thì mẹ em lại đọng viên em với giọng nói ngọt ngào.
- Em thương mẹ lắm.
C-Kết bài
- Em hứa, em sẽ không bao giờ làm cho mẹ buồn nữa,và em sẽ cố gắng được học sinh giỏi cho mẹ vui lòng.
-Phần mở bài cho đề bài trên:
" Tình mẹ bao la như biển Thái Bình"
Mỗi khi em đọc văn hay nhớ lại câu nói này thì em lại nhớ đến người mẹ kính yêu của em.
-Phần kết bài cho đề bài trên là:
Mẹ em là người tuyệt vời, là người đẹp nhất trong lòng em. em hứa,em sẽ không để mẹ buồn và em sẽ học thật giỏi để cho mẹ vui.
Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.
Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!
Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi
Khi con nghỉ học tránh dịch Covid-19 nếu biết tận dụng thì chính thời gian này, cha mẹ và con cái có những kỷ niệm khó phai, con làm thêm được việc mới, có ý nghĩa dù nhỏ.
Con trai tôi lớp 7 đã biết nấu ăn từ lâu, nhóc nhỏ lớp 3 thì chưa nhưng thỉnh thoảng được cha mẹ hướng dẫn. Việc nấu cơm chua bao giờ tự làm, thế nhưng những ngày nghỉ vừa qua, con đã nấu hai bữa cơm. Hai bữa cơm không hoàn hảo, một bữa nhão, một bữa khô nhưng tôi lại động viên con cứ làm, từ từ rồi sẽ quen. Những ngày qua, nhóc em đã nấu cơm “sành” hơn, đó cũng là niềm vui khi “con lớn hơn từng ngày trong mùa ... dịch”.
Trong khi đó, một giảng viên ở khu vực Tậy Nguyên kể: “Con gái tôi năm nay đang học lớp 4. Con có “tâm hồn ăn uống” nên đã biết làm được vài món đơn giản nhưng trong năm học do con học ngày 2 buổi nên ít khi có thời gian để tự vào bếp. Tranh thủ dịp nghỉ dài ngày hiếm hoi này, tôi cho con tự làm những món mà con thích. Vậy là con hào hứng làm món trứng ốp la ăn với bánh mì vào buổi sáng. Con không chỉ làm cho mình mà còn làm cả cho em và mẹ. Khi mấy đứa nhỏ trong xóm đến chơi, con lại khoe mình đã biết làm trứng ốp la cho cả nhà. Nhìn vẻ mặt con lúc ấy, tôi thấy vui vì mình đã để con có cơ hội trổ tài. Ôn bài kiểu này, con chẳng kêu chán chút nào!”.
Các "cầu thủ" nhí đeo khẩu trang chuẩn bị đá bóng THÁI HOÀNG |
Có nhiều thời gian cho sách, hoạt động thể lực
Con thích đi đọc sách ở thư viện nên cứ hè đến là lại đòi mẹ chở đi 3, 4 lần/tuần. Vì hạn chế đến nơi đông người nên thay vì đến phòng đọc thiếu nhi, tôi mượn sách về nhà cho con đọc. Thay vì mượn truyện, tôi chọn cho con mấy cuốn sách kỹ năng sống để xem thái độ con thế nào. Con tỏ ra rất thích thú và đọc ngấu nghiến chỉ trong 1 ngày là xong 1 cuốn. Đọc xong con đọc lại lần 2. Con còn hý hoáy viết lại một vài chỉ dẫn mà con thích rồi đố mẹ.
Nghĩ lại thì kỳ nghỉ dài tránh dịch Covid-19 này giống như kỳ nghỉ hè sớm của con. Con được chơi với em, xem hoạt hình với em, được đọc nhiều sách, làm món ăn con thích, ngủ muộn hơn, dậy muộn hơn và nhiều điều thú vị khác nữa.
Ôn bài trong sách giáo khoa chỉ là một phần nhỏ trong những ngày nghỉ tránh dịch Covid-19 của con. Nhờ đó con được làm những điều con yêu thích. Nhờ bị đứt tay khi cắt rau, bị dầu bắn khi làm món trứng ốp la, con hiểu hơn giá trị của món ăn mà bố mẹ đã vất vả dành cho con.
Những ngày nghỉ học phòng chống dịch Covid-19, những đứa trẻ trong khu phố tôi ở vẫn thường tập trung trước sân nhà tôi đá bóng, ném bóng và những trò chơi trẻ con khác. Những ngày này, đường thông thoáng là dịp để trẻ con vận động nhiều hơn, vừa rèn luyện sức khỏe vừa chống virus khi thỏa thích hoạt động giữa cái nắng, cái gió.
Ấn tượng nhất là sự xuất hiện những đứa trẻ vừa mang khẩu trang vừa đá bóng. Để phòng chống virus corona, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường nhắc nhở con ra đường đeo khẩu trang nên "cầu thủ" nhí đeo khẩu trang đá bóng trở thành điều ấn tượng khó phai trong những ngày trẻ nghỉ học phòng dịch Covid-19 ở khu phố tôi.
Tạo sân chơi cho các con trong dịp nghỉ để phòng tránh dịch, cũng là dịp dạy những đứa trẻ ít nhiều về việc phòng tránh virus và vệ sinh cá nhân hằng ngày.
Kỳ nghỉ học tránh dịch Covid-19 bất đắc dĩ này hóa ra cũng đem lại khá nhiều lợi ích mà mẹ chưa từng nghĩ đến.
bn ko cho ng ta dùng sách giải thì bn lấy ở sách giải ra mà làm thì vừa rồi đó
Mở bài và kết bài em tự làm
Thân bài:
+ Làm rõ vấn đề :" Một trải nghiệm của bản thân khi chuyển đến một ngôi trường mới "
* Phân tích vấn đề:
+ Đó là ngày nào , thời gian ra sao , không khí thời tiết như thế nào ?
+ Em bước đến trường cấp 1 trong cái khí hậu mát mẻ mà lần đầu tiên được cảm nhận thấy , hồi đó em chỉ là một cô bé mới 7 tuổi bước chân vào học lớp 1
+ Bạn bè mẫu giáo em cũng không thân với ai vì thế lên lớp 1 em không quen bạn nào cả , mẹ dắt tay em vào trường rồi về để em ở lớp.
+ Tâm trạng của em lúc đó:
+ Buồn và sợ như sắp muốn khóc , khi được xếp vào chỗ với một bạn nữ thì lại càng thấy tủi hơn.
+ Miêu tả bạn đó:
- > Bạn xinh xắn , là một người hoạt ngôn và bạn là người đã chủ động nói chuyện làm quen với em , giới thiệu các bạn khác cho em làm quen .
+ Bạn rất dễ thương , tốt bụng mượn gì bạn cũng cho , bạn có món gì hay đồ gì cũng chia sẻ cho mọi người và nhất là em .
+ Giờ ra chơi , khung cảnh thật náo nhiệt và ồn ào nhờ các bạn , các bạn rủ em đi chơi trốn tìm , ô ăn quan ,.... dù mệt nhưng em lại cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi mình đã có những người bạn mới và rất tốt.
+ Giờ ra chơi kết thúc , em vào lớp chuẩn bị học tiếp.
+ Cảm nhận của em về một ngày ở trường hôm nay như thế nào?
- > ...
Đã lâu lắm rồi em chưa đc về quê. Ôi sao mà nhớ da diết những chuỗi ngày vui vẻ bên gia đình, nhớ những bữa cơm bên gian bếp nhỏ, những người bn thân quen, những vòng tay ấm áp của gia đình. Nhớ lắm nhưng em ko về đc bởi dịch Covid-19 đang hoành hành trên đất nước ta!
Đợt dịch đầu tiên bắt đầu từ tết nguyên đán năm 2020. Cứ nghĩ thời gian trôi qua rồi những con virut sẽ dần tan biến theo thời gian. Nhưng ko, em đã lầm những con virut này lây lan rất nhanh và tốc độ sinh trưởng cũng rất cao khiến cho hàng trăm triệu người thiệt mạng. Giờ đây những con virut Corona ko chỉ như trước mà chúng đã có khả năng sinh trưởng cũng như độ nguy hiểm gấp trăm lần trước, nó có tên gọi là SARS-CoV-2. Những bác sĩ hết lòng vì dân vì nước, luôn sẵn sàng đứng ra đứng ra đấu tranh chống lại những con virut chết người. Mong sao mọi người luôn đoàn kết, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Em xin chúc các cô chú chiến sĩ, những người làm bác sĩ thật nhiều sức khỏe mong sao cô chú luôn bình an giúp đỡ mn trong đợt dich này!
Tham khảo:
Đề 2:
Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.
Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.
Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.
Em tham khảo:
Một hôm nọ, tôi thấy chị Cốc từ dưới mặt nước bay lên, đến đậu gần hang. Vốn tính nghịch ngợm, tôi bèn nghĩ mưu trêu chị Cốc. Tôi rủ Dế Choắt nhưng vốn tính nhút nhát nên nó xin thôi. Tôi liền mắng Dế Choắt một trận ra trò, rồi bảo với nó hãy xem mình trêu chị Cốc ra sao. Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ, liền cất giọng trêu. Chị ra thoạt nghe tiếng hát từ trong đất vang lên, giật nảy hai đầu cánh định bay đi. Nhưng rồi định thần lại, chị Cốc liền lò do về phía cửa hang của tôi, hỏi dò. Tôi nhanh trí chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Tôi thầm nghĩ: “Mày tức thì cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu”. Tôi khoan khoái sung sướng mà không nghĩ rằng tai họa sắp ập đến.
tôi là Dế Choắt. Dế Choắt là tên mà 1 người hàng xóm tên là Dế Mèn đặt cho nó một cách chế diễu và trịch thượng thế. Tôi cũng chắc trạc tuổi Mèn. Nhưng vì tôi bẩm sinh yếu đuối nên Mèn lúc nào cũng chế giễu tôi và ấy thế mà tôi cũng sợ thật. Nhưng 1 vụ tai nạn thảm khốn đã đến với tôi. Hôm ấy, tôi bỗng đột nhiên lên cơn hen thì Mèn gọi tôi trêu chị Cốc đứng ở cửa hang Mèn. Nhìn chị Cốc to, béo thì tôi rất sợ chỉ dám xem Mèn trêu. Nhưng trêu xong Mèn đã chạy vào hang để lại tôi ở đó. Không thấy Mèn chị Cốc tưởng tôi làm nên đã mổ chiếc mỏ của chị xuống và vào lưng. lúc đó tôi đau quá khóc không lên tiếng. khi chị Cốc đã hả cơn giận bỏ đi. Dế Mèn từ trong hang bò ra hỏi tôi ra sao. tôi lúc đó chỉ biết cho Mèn vài lời khuyên rồi đã mất.Tôi mong đừng ai cật mình to khỏe mà đi trêu dại dột như Mèn nhé.
A. Bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá với đối tượng.
B. Kể lạidiễn biến sự việc.
C. Tả lại trạngthái của sự vật, con người.
D.Giới thiệu đặc điẻm, tính chất của đối tượng.
2. Chủ đề của một văn bản là Gì?
A. Mở đoạn văn mởđâu của văn bản.
B. Là tư tưởng,quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản
C. Là nội dung chủ yếu của văn bản mà người đọc có thể cảm nhận được
D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trogn văn bản.
3. Hãy chọn 1 trong 2 lời khuyên SAU đây về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự em cho là hợp lý.
A. Tìm hiểu đề. =>tìm ý => lập dàn ý => kể (viết thành bài văn)
B. Tìmhiểu đề => lập dàn ý => tìm ý => kể (viét thành bàivan)
Chúc bạn học tốt!
Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ một mình phải gánh chịu.
Khi trời vừa ló dạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh mặt mũi, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.
Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn, chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành như ganh tỵ với lũ gà. Tôi bảo:
- Đợi tí thì cũng tới phiên chú mà!
Cho gà ăn xong thì tôi lấy tấm cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà nằm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Cho gia súc ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và lên ruộng với bố tôi từ lâu. Tôi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy. Dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành nó mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc thét lên than đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự nó ăn. Thấy vậy, tôi nói:
- Để chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!
Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm, ăn xong nó đòi tôi kể chuyện, tôi bảo:
- Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.
Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuốg với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:
- Mẹ, ăn cơm!
Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn. Rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nói hỏi:
- Ở nhà ai tắm cho con vậy?
Nó ngọng ngịu trả lời:
- Ị... ai...
Mẹ dắt nó vào nhà, tôi hỏi:
- Bố đâu rồi mẹ?
Mẹ bảo:
- Bố đang đi đằng sau ấy!
Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe rồi ăn cơm.
- Ớ ...ị...ai...ể... uyện ay ó ẹ.
- Cái Hà ngọng nghịu trong bữa cơm như vậy.
Mẹ nói:
- Hôm nay con nấu cơm ngon quá!
Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.
Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ một mình phải gánh chịu.
Khi trời vừa ló dạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh mặt mũi, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.
Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn, chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành như ganh tỵ với lũ gà. Tôi bảo:
- Đợi tí thì cũng tới phiên chú mà~!
Cho gà ăn xong thì tôi lấy tấm cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà nằm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Cho gia súc ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và lên ruộng với bố tôi từ lâu. Tôi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy. Dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành nó mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc thét lên than đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự nó ăn. Thấy vậy, tôi nói:
- Để chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!
Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm, ăn xong nó đòi tôi kể chuyện, tôi bảo:
- Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.
Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuốg với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:
- Mẹ, ăn cơm!
Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn. Rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nói hỏi:
- Ở nhà ai tắm cho con vậy?
Nó ngọng ngịu trả lời:
- Ị... ai...
Mẹ dắt nó vào nhà, tôi hỏi:
- Bố đâu rồi mẹ?
Mẹ bảo:
- Bố đang đi đằng sau ấy!
Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe rồi ăn cơm.
- Ớ ...ị...ai...ể... uyện ay ó ẹ.
- Cái Hà ngọng nghịu trong bữa cơm như vậy.
Mẹ nói:
- Hôm nay con nấu cơm ngon quá!
Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.
k cho mk nha!!