K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường

- Về chính trị:

+ Dưới thời Đường bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh. Đặt các khoa thi tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan, cử người thân tín cai quản các địa phương.

+ Chính sách xâm lược để mở rộng lãnh thổ như xâm chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, Triều Tiên và củng cố chế độ cai trị ở An Nam đô hộ phủ (Việt Nam bấy giờ),…

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: chính sách giảm thuế, chế độ quân điền. Kỹ thuật canh tác mới được áp dụng do đó nông nghiệp đã có bước phát triển.

+ Thủ công nghiệp: luyện sắt, đóng thuyền,… và các ngành nghề thủ công khác ngày càng phát triển với các xưởng có hàng chục người làm việc.

+ Thương nghiệp: có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Những tuyến đường giao thông truyền thống khác đến thời Đường đã trở thành “con đường tơ lụa”.

4 tháng 2 2023

Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:

- Nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. 

- Khoa thi được tổ chức để tuyển chọn nhân tài làm quan

- Mở rộng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm chiếm Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam

- Miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân,...

- Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. 

- Thế kỉ VII và VIII, Trường An có nhiều người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp.

4 tháng 2 2023

Thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc

- Sự phát triển kinh tế dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.

- Bộ máy nhà nước thời Đường được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, xã hội ổn định.

- Mở khoa thi để tuyển chọn người tài cho đất nước.

- Kinh tế phát triển, nhà nước giảm tô thuế, thi hành chế độ quân điền.

- Nhà Đường tìm cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược nước láng giềng.

16 tháng 8 2023

tham khảo

Thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc

- Sự phát triển kinh tế dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.

- Bộ máy nhà nước thời Đường được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, xã hội ổn định.

- Mở khoa thi để tuyển chọn người tài cho đất nước.

- Kinh tế phát triển, nhà nước giảm tô thuế, thi hành chế độ quân điền.

- Nhà Đường tìm cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược nước láng giềng.

18 tháng 9 2023

Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:

- Nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. 

- Khoa thi được tổ chức để tuyển chọn nhân tài làm quan

- Mở rộng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm chiếm Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam

- Miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân,...

- Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. 

- Thế kỉ VII và VIII, Trường An có nhiều người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp.

4 tháng 2 2023

- Sự ra đời: Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).

- Chính trị:

+ Nhà vua có quyền lực cao nhất.

+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.

+ Nhà vua Hồi giáo còn tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.

- Xã hội:

+ Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân.

+ Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.

4 tháng 2 2023

Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:

- Nông nghiệp: 

+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. 

+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi. 

+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…

- Thủ công nghiệp: 

+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất

- Thương mại: 

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh. 

+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới. 

+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế

Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.

19 tháng 9 2023

- Ví dụ:

+ Nền văn minh sông Ấn (khoảng 2800 – 1800 TCN), còn được gọi là văn minh Ha-rap-pa và Mô-hen-giô Đa-rô, theo tên hai thành thị cổ được xây dựng ở ven bờ sông Ấn. Khi những thành thị này suy tàn cũng đã khép lại thời kì văn minh sông Ấn rực rỡ.

19 tháng 9 2023

- Ví dụ:

+ Nền văn minh sông Ấn (khoảng 2800 – 1800 TCN), còn được gọi là văn minh Ha-rap-pa và Mô-hen-giô Đa-rô, theo tên hai thành thị cổ được xây dựng ở ven bờ sông Ấn. Khi những thành thị này suy tàn cũng đã khép lại thời kì văn minh sông Ấn rực rỡ.

19 tháng 9 2023

- Ở Trung ương:

+ Củng cố chế độ trung ương tập quyền, thi hành chính sách cai trị khoan hòa, gần gũi với dân chúng.

+ Nhiều tôn thất họ Trần nắm giữ các chức vị trọng yếu trong triều, ở các địa phương và được phép lập thái ấp.

+ Chế độ Thái Thượng hoàng, nhường ngôi vua cho con, cùng quản lý đất nước. Đây thực chất là chế độ “2 vua”, quyền lực trên thực tế vẫn nằm trong tay Thái Thượng hoàng.

+ Thi hành chính sách hôn nhân nội tộc

+ Quân đội được hoàn thiện gồm, tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

+ Lập thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện,… và một số chức quan khác như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...

- Ở địa phương: 

+ Cả nước chia thành 12 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã, do xã quan đứng đầu.

+ Nhà Trần tăng cường quản lý các địa phương, nhất là các khu vực miền núi và biên viễn.

- Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật. Các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.

- Nhà Trần thi hành chính sách ngoại giao hòa hiếu với các vương triều phương Bắc. Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,… đều tiến cống, thiết lập quan hệ bang giao và buôn bán với Đại Việt.

20 tháng 9 2023

Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có những biểu hiện dưới đây:

- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).

- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.